Xoang năc cơnh moon âng bh’rợ t’nơơt buôn lum lêy, bâc ma nưih ting pâh tơợ đanh âng ma nưih Ba Na. Ting t’cooh Trần Lâm, Phó Phòng Nghiệp vụ Văn hóa, Sở Văn hóa Thể thao lâng Du lịch tỉnh Kon Tum, pr’múa Xoang đơơng bh’rợ za zum bâc ngai, ngai công choom ting pâh coh bâc g’luh bhiệc bhan:“Coh Kon Tum vêy đợ hân noo doó tr’vâng, hân noo lướt pa bhrợ tu cơnh đêêc vêy bâc bhiêc bhan ting cr’đơơng lâng zâp hân noo. Zâp bhiêc bhan zêng p’têêt lâng chiing goong lang p’têêt lâng Xoang năc vêy bơơn bhrợ t’vaih văn hóa chiing goo coh Kon Tum moon la lay lâng Tây Nguyên moon za zum. Xoang căh bơơn bhrợ t’vaih coh trường, coh lơp, n’đhang m’pâng vel bhươl ta luôn ăt bhrợ tu cơnh đêêc apêê a đhi năc ma pr’choom lâng năl t’nơơt, căh cậ tơợ a mế, a moó pa choom đoọng ha ca coon đha đhi đay.”
Ma nưih múa Xoang buôn t’nơơt p’gơt a chăc ting xa nul chiing goong, lươt đợ bhr’dzang lươt đệ, dr’dêêc mr’cơnh, pa zum lâng bhlưa ha dưr lâng ch’já dzung, têy, tơơt dzr’dzêu. Coh xa nul chiing goong liêm pr’hay, đợ pr’múa Xoang liêm dr’deeêc âng đha đhâm c’mâr âi t’pâh zâp ngai đh’rưah ting moot pâh. C’bhuh múa Xoang âng ma nưih Ba Na buôn ta tooi lươt tring đhiêr tơợ a đai chô ooy a toọm, tring ga ving x’nuur coh tang, căh cậ zr’lụ tang Rông.
Coh múa Xoang âng ma nưih Ba Na, căh choom căh vêy đợ beeệ cha gâr Chơ –gut. Boop cha gâr bơơn bhrợ lâng n’căr bé căh cậ n’căr c’rooc. Cha gâr căh đhưưng lâng tr’coó, năc n’tap lâng têy, âng muy cha năc bêêc cha gâr đhị đha đhưa k’đơơng lươt l’lăm c’bhuh chiing goong. Xa nul âng đoo r’rộ r’răm. N’táp cha gâr Chơ-gut năc đoo bh’rợ z’hai, tu cha gâr k’đơơng a cọ c’bhuh chiing goong.
Múa xoang p’têêt lâng ăt ting toot lang ma nưih, ting hân noo bhrợ ha rêê. Năc đô poong p’têêt bhlưa lang a hay lâng xooc nâu câi. Lâng bơơn ta bhrợ coh bâc g’luh la lay râu, n’đhang muy bh’rợ p’gơt t’nơơt zêng pa căh cớ pr’ăt tr’mông bh’rợ tr’nêng zâp t’ngay âng đha nuôr. Tơợ apêê bh’rợ lươt, dzoọng, coop, och, tal, choot zâp t’ngay, pa tươc môp loom, yêm loom zêng bơơn pa căh coh pr’múa Xoang coh bâc g’luh bhui har. Xoang n’jưah liêm pr’hay âng loom luônh, n’jưah pa căh c’rơ âng vel bhươl. P’căn Y Bluwn ăt coh chr’val Đăk Rơ Wa, tỉnh Kon Tum xay moon:“ Tơợ tứi âi lêy apêê a moó, a ngăh, apêê a va múa. Acu pa bhlâng kiêng lêy, lâng lêy k’đhap. Bêl acu âi choom múa năc a cu lêy công doó la lâh k’đhap. Bêl ma nưih lêy, apêê đoo vêy đơơh năl năc bh’rợ n’hâu?”
C’bhuh múa Xoang năc ta bhrợ coh bêl xooc xơợng bhrợ đợ đhr’niêng bh’rợ âng bhiệc bhan năc moon năc Xoang Đhr’niêng- đợ pr’múa vêy cr’liêng crêê tươc ting bhiêc bhan. Lâh đhị c’bhuh múa Xoang đhrniêng năc Xoang tự do, cơnh lâng râu ting pâh bhrợ ting cr’noọ la lay âng ting cha năc. Moon pa zum, Xoang tự do công cơnh Xoang đhr’niêng ăt coh t’nơơt, năc muy la lay coh ma nưih ting pâh năc buôn pa căh loom luônh âng đay coh pr’mua, năc pa căh z’hai âng ting cha năc, căh cr’đơơng ting ooy bâc ngai.
Coh đhr’nong đong âng t’cooh vel Giàng A Bưu, chr’val Đăk Rơ Wa, tỉnh Kon Tum pa zêng pr’loọng đong xooc ga ving múa Xoang. Cơnh lâng pr’loọng đong t’cooh công cơnh đha nuôr Tây Nguyên, kiêng múa Xoang âng acoon coh đay. Múa Xoang liêm năc choom k’đhơợng nhâm 4 râu: têy múa l’boot, tr’xin, liêm crêê xa nul; đhị tr’vêêng, da dọol năc t’nơơt liêm lâng moh măt năc công liêm. “ Bêl dzợ tứi, lêy coh vel buôn múa Xoang tu cơnh đêêc acu pa bhlâng năl ghit. Nâu câi dic điêl ta luôn zư đơc bh’rợ n’nâu. Moot thứ 7 lâng Chủ nhật năc azi t’đang moon ca coon cha chau chô ooy đong múa Xoang. Tu pr’múa Xoang âng apêê p’niên k’tứi pa bhlâng liêm pr’hay. Têy năc l’boot dzợ xa nul âng crâng ca coong Tây Nguyên.”
T’ngay đâu, đha nuôr apêê acoon coh đhị vel đong tỉnh Kon Tum coong dzợ zư đơc pr’múa Xoang ty đanh âng acoon coh. Tơợ 4 cơnh múa xoang, apêê nghệ nhân coh cr’chăl pa choom đoọng múa Xoang, âi vêy râu bhrợ t’mêê, pa dưr đoọng ha t’ngay liêm pr’hay lâh. Pr’múa Xoang căh dzợ muy ăt bhrợ coh vel a năm, năc tơợ bh’rợ n’năc, âi bơơn bâc ngai, pa bhlâng năc apêê biên đạo pr’múa C’bhuh nghệ thuật vel đong học tập pa dưr, đơơng âng tươc apêê hội diễn, liên hoan zr’lụ, prang k’tiêc./.
Điệu múa Xoang truyền thống của người Ba Na
VOV5
Trong kho tàng văn hóa Tây Nguyên nói chung, và của tỉnh Kon Tum nói riêng, điệu múa Xoang đã trở thành huyền thoại, gắn liền với những sinh hoạt cộng đồng Tây Nguyên. Ở đâu có lễ hội và có tiếng cồng chiêng Tây Nguyên vang lên, là ở đó có điệu múa Xoang.
Xoang là cách gọi những hình thức múa phổ cập, tập thể có từ lâu đời của người Ba Na. Theo ông Trần Lâm, Phó phòng Nghiệp vụ văn hóa, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum, vũ điệu Xoang mang tính cộng đồng, ai cũng có thể tham gia trong những dịp lễ hội. "Ở Kon Tum có những mùa nông nhàn, mùa đi nương nên có nhiều lễ hội ứng với mỗi mùa. Mỗi lễ hội đều gắn với cồng chiêng và gắn với Xoang thì mới tạo ra được không gian văn hóa cồng chiêng ở Kon Tum nói riêng và Tây Nguyên nói chúng. Xoang không được mở ở trường, lớp, nhưng giữa các bản làng thường xuyên sinh hoạt nên các em tự học nhau và theo nhau nhảy múa, hoặc từ mẹ, từ chị truyền lại cho con em minh."
Người múa Xoang thường chuyển động thân hình theo nhịp cồng chiêng, di chuyển bằng những bước đi ngắn, nhịp nhàng trong đội hình đồng điệu, phối hợp giữa co và duỗi chân, tay, nhún nhẩy đung đưa thân mình.Trong tiếng cồng chiêng sống động, những điệu múa Xoang nhịp nhàng, uyển chuyển của các chàng trai, cô gái đã cuốn mọi người cùng hòa vào. Đội hình múa Xoang của người Ba Na thường di chuyển theo vòng tròn ngược chiều kim đồng hồ, quanh cây Nêu ngoài sân, hoặc khu vực trước nhà Rông.
Trong múa Xoang truyền thống của người Ba Na, không thể thiếu những chiếc trống Chơ gút. Mặt trống được làm bằng da dê hoặc da bò. Trống không đánh bằng dùi, mà vỗ bằng tay, do một người mang trống trước ngực dẫn đầu (chỉ huy) dàn cồng chiêng. Âm thanh của nó rộn rã, đầm ấm. Đánh trống Chơ gút là cả một nghệ thuật, vì trống chỉ huy cả đội hình cồng chiêng.
Múa Xoang gắn bó và theo suốt cả vòng đời, từng mùa lúa rẫy. Nó là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại. Và dù được diễn ra trong những dịp khác nhau, nhưng mỗi một động tác đều trực tiếp hay gián tiếp mô phỏng diễn tả, tái hiện đời sống sinh hoạt sản xuất hàng ngày của bà con. Từ các hoạt động đi, đứng, bắt, đốt, phát, chặt, tỉa hàng ngày, cho đến sắc thái tình cảm yêu thương, giận hờn đều được đưa vào điệu múa Xoang trong những cuộc vui. Xoang vừa uyển chuyển giàu cảm xúc, vừa thể hiện sức mạnh cộng đồng. Bà Y Bluwn ở xã Đăk Rơ Wa, tỉnh Kon Tum chia sẻ: "Từ bé tôi đã thấy các chị, các dì, các bác múa. Tôi rất thích xem. Bản thân tôi thấy điệu Xoang có 3 động tác chính. Là múa, đưa tay xuống và động tác thứ 3 như vẫy. Khi tôi đã múa thạo rồi tôi thấy các động tác đó luôn lặp đo lặp lại. Khi người xem, họ sẽ hiểu ngay đó là động tác gì."
Đội hình Xoang tiến hành trong khi đang thực hiện những nghi lễ của lễ hội thì gọi là Xoang nghi thức - những vũ điệu có nội dung nhất định đối với từng loại lễ hội. Bên cạnh đội hình Xoang nghi thức là Xoang tự do, với sự tham gia tùy hứng của các thành viên khác trong cộng đồng. Về cơ bản, Xoang tự do cũng giống Xoang nghi thức ở nhịp điệu, động thái, chỉ khác ở chỗ người tham dự có thể tự do bộc lộ tình cảm của mình trong vũ điệu, bằng kỹ thuật cá nhân, tùy hứng, không phụ thuộc nhiều vào đội hình múa nói chung.
Trong ngôi nhà của già làng Giàng A Bưu, xã Đăk Rơ Wa, tỉnh Kon Tum, cả gia đình đang quây quần bên điệu múa Xoang. Với gia đình ông cũng như đồng bào Tây Nguyên, say mê với điệu múa của dân tộc mình. Múa Xoang đẹp phải đảm bảo 4 yếu tố: Tay múa mềm, nhẹ, đẹp đúng nhịp; phần eo, mông uyển chuyển và gương mặt biểu cảm. "Hồi còn nhỏ, thấy ở trong làng hay múa Xoang cho nên tôi rất am hiểu. Giờ vợ chồng tôi lấy truyền thống đó vẫn duy trì. Vào thứ 7 và Chủ nhật là chúng tôi kêu gọi con cháu về nhà múa Xoang. Bởi điệu múa Xoang của mấy trẻ nhỏ rất dịu dàng. Tay thì dẻo dai còn nhịp điệu uyển chuyển hợp với núi rừng Tây Nguyên."
Ngày nay, đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh Kon Tum vẫn lưu giữ điệu múa Xoang truyền thống của dân tộc. Từ 4 động tác múa xoang cơ bản, các nghệ nhân trong quá trình truyền dạy múa Xoang, đã có sự cách tân, phát triển cho ngày càng đẹp hơn. Vũ điệu xoang không còn bó hẹp trong phạm vi thôn làng nữa, mà từ những động tác mộc mạc, uyển chuyển ấy, đã được rất nhiều người, đặc biệt là các biên đạo múa Đoàn nghệ thuật địa phương học tập, phát triển, đưa đến các hội diễn, liên hoan khu vực, toàn quốc./.
Ảnh: Dân tộc Miền núi
Viết bình luận