Râu chr’nắp ma bhưy j’niêng cr’bưn chọ têy âng manứih Khmer
Chủ nhật, 15:44, 16/05/2021
Đhanuôr Khmer ắt ma mung pazưm đhị 2, 3 tỉnh zr’lụ ĐBSCL lâng k’dâng 1,3 ực manứih, ặt ma mung tr’lục đh’rứah lâng apêê a’duôn, Hoa, Chăm. Hân đhơ cơnh đêếc, đhanuôr cóh đâu cung dzợ zư đợc pr’hoọm văn hoá chr’nắp âng acoon cóh đay ooy zâp j’niêng cr’bưn, bh’rợ tr’nêng, bhiệc bhan... Ooy đâu, j’niêng cr’bưn Chọ têy nắc mưy ooy đợ j’niêng cr’bưn chr’nắp, cắh mưy ta bhrợ ooy pr’ắt tr’mung zâp t’ngay nắc dzợ n’léh váih đhị zâp j’niêng cr’bưn, bhiệc bhan âng manứih Khmer.

Cắh năl tơợp váih ha bêl, hân đhơ cơnh đêếc, j’niêng cr’bưn chọ têy nắc ơy bool lêy lâng manứih Khmer. Ooy pr’ắt tr’mung zâp t’ngay, bêl kiêng hơnh déh râu liêm chr’nắp ha ngai, apêê nắc buôn pay a’ngoọn k’páih chọ ooy têy manứih n’nắc lâng prá xay hơnh déh râu pr’đoọng ha pêê. Ting cơnh t’coóh Huỳnh Suông, cóh vel Bà Côi, chr’val Đôn Châu, chr’hoong Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, a’ngoọn k’páih nâu nắc pr’đươi buôn đươi dua, ooy văn hoá Khmer nắc vêy âng đơơng bấc râu pr’đoọng pr’đhooi, liêm chr’nắp, râu p’too moon âng zâp lang apêê manứih Khmer đoọng đh’rứah choom k’bhộ ngăn, doọ râu lưm zr’nắh k’đhạp. Râu chr’nắp lấh nắc mưy zâp apêê sư, À cha lâng apêê ga rựa t’ha nắc vêy choom chọ a’ngoọn nâu đoọng ha pêê p’niên, ha dợ apêê p’niên cắh choom chọ ooy têy apêê ga rựa t’ha. T’coóh Huỳnh Suông moon: “Chọ a’ngoọn k’páih nâu nắc mưy ooy đợ j’niêng cr’bưn âng đhanuôr Khmêr zi, bơơn zư đợc ooy bấc lang. Bhiệc chọ a’ngoọn nâu đoọng ha diịc điêl t’mêê tr’pay, chọ ooy têy c’la đông bêl bhrợ đông t’mêê cắh cậ zâp bêl j’niêng cr’bưn buôn chọ cóh têy bhrợ p’cắh râu t’mêê liêm. Ha dợ đắh bhiệc đươi dua a’ngoọn k’páih bhrông cắh cậ bhoọc nắc lêy ooy cr’noọ cr’niêng, j’niêng cr’bưn âng đhanuôr zâp vel đông.”

T’coóh À Cha Sơn Rết cóh vel Phù Ly 1, chr’val Đông Bình, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long đoọng năl, tu vêy âng đơơng bấc râu chr’nắp liêm, j’niêng cr’bưn chọ a’ngoọn cóh têy ặt pazưm lâng pr’ắt tr’mung zâp t’ngay âng manứih Khmer. Hân đhơ nắc vêy râu bhiệc ta u loom cắh cậ bhui har, zâp j’niêng cr’bưn, manứih Khmer zêng bhrợ têng bh’rợ chọ a’ngoọn nâu cóh têy. Ghít lấh, cơnh hơnh déh mưy p’niên t’mêê n’niên váih, hơnh déh bịng mưy c’moo, p’niên nâu nắc bơơn apêê ga rựa t’ha chọ a’ngoọn nâu cóh têy, n’jứah chọ n’jứah pa nhưa moon râu liêm chr’nắp đoọng ha mọi nâu. A’ngoọn k’páih nâu nắc cơnh râu a’ngoọ bhrợ pa chô đoọng râu chr’nắp liêm ha p’niên nâu lâng doọ crêê lưm râu cắh liêm crêê, dưr pậ liêm k’rơ. T’coóh À Cha Sơn Rết moon: “Ting cơnh j’niêng cr’bưn âng đhanuôr Khmer. P’niên n’niên váih đhiệp 1 c’xêê cắh cậ bịng mưy c’moo cung bhrợ têng cơnh j’niêng cr’bưn chọ a’ngoọn k’páih cóh têy lâng cr’noọ cr’niêng rơơm kiêng p’niên đấh dưr pậ k’rơ liêm, doọ râu lưm cắh pr’đoọng, mốp lết, bếch ặt têêm ngăn... Cr’chăl nâu, bêl pr’loọng đông vêy râu bhiệc bhui har cơnh câl xe t’mêê nắc apêê cung bhrợ j’niêng cr’bưn chọ a’ngoọn nâu cóh têy, rơơm kiêng zâp râu pr’đoọng, têêm ngăn, pân jứih chọ đắh têy a’đai, pân đil nắc đắh têy a’tâm.”

Cắh cậ ooy bhiệc bhan xay xơ âng manứih Khmer, j’niêng cr’bưn chọ a’ngoọn k’páih cóh têy bơơn bhrợ têng chr’nắp ta níh. Đhị pr’đơợ bh’ợ r’rộ r’răm, bhui har, k’căn k’conh 2 đắh lêy chọ a’ngoọn nâu đoọng ha nhi diịc điêl p’niên lâng râu cr’noọ rơơm kiêng râu pr’đoọng, têêm ngăn tước lâng diịc điêl t’mêê. Xang nặc 2 đắh pr’loọng đông, đhi noo bhúh xoọng cung lướt chọ a’ngoọn nâu hơnh déh nhi đoo lâng đoọng đợ hun pr’hêl, zên bạc cắh cậ nắc đợ râu boọp p’rá p’too pa choom, hơnh déh diịc điêl. Bêl đêếc, a’ngoọn ta chọ nâu nắc bhrợ p’cắh đoọng ha râu ặt pa zưm nhâm mâng âng anhi diịc điêl, rơơm kiêng nhi đoo ắt ma mung têêm ngăn, đenh mâng... À Cha Thạch Khen, cóh vel Đại Mông, chr’val Phú Cần, chr’hoong Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh đoọng năl cớ: “Buôn lêy, j’niêng cr’bưn chọ a’ngoọn k’páih đoọng ha ma mai xa xao nắc lêy vêy 2 râu k’páih bhoọc lâng bhrông pazưm đh’rứah, 2 pr’hoọm nâu bhrợ p’cắh đoọng ooy râu tr’kiêng liêm ta níh lâng cr’noọ t’bhlâng bhrợ pa dưr pr’loọng đông k’bhộ ngăn âng anhi diịc điêl t’mêê nâu.”

Xoọc đâu, bêl xã hội ting t’ngay ting pa dưr pa xớc, c’năl bh’rợ âng đhanuôr Khmer cung bơơn pa dưr, nắc zâp bêl k’ay, đhanuôr cung lướt ooy bệnh viện đoọng khám padứah liêm ghít. Hân đhơ cơnh đêếc, ting cơnh j’niêng cr’bưn ma bhưy chr’nắp âng manứih Khmer, cr’chăl bhiệc lướt khám cr’ay, đhanuôr dzợ lướt ooy chùa cắh cậ zước nhăn đắh sư k’đươi moon chô ooy đông lêy bhrợ zước đoọng râu pr’đoọng lâng chọ têy đoọng ha đay. Bêl đêếc, a’ngoọn nâu cắh mưy a’bhô dang nắc vêy bấc a’bhô dang lêy chô zooi zúp đoọng doọ râu choom k’ay k’naanh. Đắh bhiệc nâu, À Cha Sơn Rết cóh vel Phù Ly 1, chr’val Đông Bình, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long moon: “Cóh vel đông vêy pr’loọng đông ngai lưm cắh pr’đoọng, vêy manứih k’ay nắc cung lêy bhrợ đợ j’niêng cr’bưn chọ a’ngoọn cóh têy lâng zước nhăn, choom bhrợ têng ooy 1 t’ngay cắh cậ 3 t’ngay, lâng rơơm kiêng zâp ngai têêm ngăn.”

Ooy j’niêng cr’bưn chọ a’ngoọn cóh têy âng manứih Khmer, a’ngoọn k’páih nâu nắc dưr váih mưy c’léh bh’rợ ma bhưy chr’nắp ga mắc lâng j’niêng cr’bưn âng đhanuôr, nắc cắh mưy n’léh váih ooy j’niêng cr’bưn bhui har nắc dzợ bhrợ têng đợ bêl đhanuôr lưm đợ râu bhiệc cắh pr’đoọng. Tu đhanuôr moon, a’ngoọn chọ nâu nắc vêy âng đơơng râu pr’đoọng, têêm ngăn.. đoọng ha c’la đay lâng pr’loọng đông. Nâu đoo nắc ta lêy mưy văn hoá chr’nắp âng đhanuôr Khmer, chrooi pa xoọng bhrợ pa xoọng liêm ghít lấh mơ văn hoá Việt Nam liêm chr’nắp pr’hoọm acoon cóh./.

Ý nghĩa nghi thức “cột tay” của người Khmer

                                                                                      Ngọc Tươi / VOV

Đồng bào Khmer sống tập trung ở một số tỉnh khu vực ĐBSCL với khoảng1,3 triệu người, giao lưu, sinh hoạt đan xen với các dân tộc Kinh, Hoa, Chăm. Tuy nhiên, đồng bào vẫn giữ được bản sắc văn hóa đặc trưng của dân tộc mình thông qua các phong tục, tập quán, nghi thức, lễ hội v.v… Trong đó, nghi thức “cột tay” là một trong những phong tục độc đáo, không chỉ diễn ra trong cuộc sống thường nhật mà xuất hiện ở hầu hết các nghi lễ của người Khmer.

Không biết xuất hiện từ khi nào, nhưng nghi thức “cột tay” đã quá đỗi quen thuộc với người Khmer. Trong sinh hoạt hàng ngày, khi muốn cầu chúc điều tốt lành cho ai, họ thường lấy sợi chỉ cột vào cổ tay người đó rồi mới chúc. Theo ông Huỳnh Suông ở ấp Bà Côi, xã Đôn Châu, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, “Sợi chỉ” vốn là một vật dụng bình thường nhưng trong văn hóa Khmer lại mang nhiều ý nghĩa, ẩn chứa cả niềm tin, sự may mắn, lời răn dạy của các thế hệ người Khmer để cùng hướng đến ấm no, hạnh phúc, bình an, viên mãn trong cuộc sống. Điều quan trọng là chỉ có các nhà sư, À cha và người lớn tuổi mới có thể cột tay cho người trẻ, còn người trẻ không thể cột tay cho người lớn tuổi được. Ông Huỳnh Suông nói: “Cột chỉ tay là một trong những phong tục của đồng bào Khmer chúng tôi, được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Việc cột chỉ tay cho đôi vợ chồng mới cưới, cột chỉ tay cho gia chủ khi xây nhà mới hoặc mỗi nghi lễ cột chỉ tay khác thì mục đích của nó là muốn khẳng định điều “mới mẻ”. Còn về sử dụng cột chỉ tay màu đỏ hay màu trắng là tùy thuộc vào quan niệm và tín ngưỡng của bà con từng địa phương.”  

Ông À Cha Sơn Rết ở ấp Phù Ly 1, xã Đông Bình, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long cho biết, vốn mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp, tục cột tay gắn liền với cuộc sống đời thường của người Khmer. Dù là chuyện vui hay chuyện buồn, từng nghi lễ, người Khmer đều thực hiện nghi thức cột tay. Cụ thể, như mừng một đứa bé mới chào đời, đám đầy tháng hay đám thôi nôi, đứa bé sẽ được những người lớn sử dụng sợi chỉ cột vào cổ tay, vừa cột vừa khấn nguyện, cầu chúc điều tốt lành cho bé. Chiếc vòng chỉ này như chiếc vòng hộ mệnh để cho đứa bé có thể tránh được những điều xấu và lớn lên khỏe mạnh. Ông À Cha Sơn Rết chia sẻ: “Theo truyền thống của đồng bào Khmer. Đứa trẻ sinh ra tròn 1 tháng hoặc thôi nôi cũng thực hiện nghi thức cột chỉ tay, sợi chỉ này cột tay với mong muốn cho trẻ mau ăn chóng lớn, tránh những điều xấu, ngủ hay giật mình khóc… Bên cạnh đó, khi gia đình có việc vui như mua xe mới thì bà con cũng thực hiện nghi thức cột chỉ tay mong cho mọi thứ đều an lành, đàn ông thì cột chỉ tay trái, còn phụ nữ thì cột chỉ tay phải.”

Hay như trong lễ cưới của người Khmer, nghi thức cột tay được thực hiện rất trang trọng. Trong không khí tưng bừng, vui nhộn, cha mẹ hai bên tiến hành cột tay cho đôi trẻ với ý nghĩa chúc phúc và cầu mong may mắn, hạnh phúc đến với vợ chồng mới. Sau đó, họ hàng hai bên cũng đến cột tay chúc mừng cùng với những món quà, hay tiền và không quên những lời chúc trăm năm hạnh phúc, con cháu đầy đàn. Lúc này, chỉ cột tay là biểu tượng cho sự gắn kết đôi vợ chồng, với hy vọng họ sẽ sống hạnh phúc bên nhau đến răng long đầu bạc… À cha Thạch Khen ở ấp Đại Mông, xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh cho biết thêm: “Thông thường, nghi thức cột chỉ tay cho cô dâu chú rể cần phải có cả 02 loại chỉ màu trắng và màu đỏ hòa quyện vào nhau, hai màu này tượng trưng cho tình yêu trong sáng và ý chí quyết tâm xây dựng gia đình hạnh phúc của đôi vợ chồng mới.”

Ngày nay, khi xã hội phát triển, trình độ, nhận thức của bà con Khmer cũng được nâng lên, nên những khi đau ốm, bà con cũng đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, điều trị và tiếp cận với nền y học hiện đại. Tuy nhiên, theo tín ngưỡng tâm linh của người Khmer, bên cạnh việc đi khám bệnh, bà con vẫn đến chùa hay thỉnh các sư về nhà để tụng kinh cầu an, xối nước và cột tay cho mình. Khi đó, “chiếc vòng chỉ” không những như một vị thần hộ mệnh, mà còn như liệu pháp tinh thần làm cho người bệnh nhẹ nhàng hơn vì họ tin rằng họ sẽ mau chóng khỏi bệnh. Về góc độ này, À Cha Sơn Rết ở ấp Phù Ly 1, xã Đông Bình, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long tâm niệm: “Ở xóm tôi có trường hợp gia đình nào có chuyện buồn, chuyện không may xảy ra hoặc là trong gia đình có người bệnh vừa xuất viện thì cũng thực hiện nghi thức cột chỉ tay và cầu nguyện, có thể thực hiện trong 1 ngày hoặc 3 ngày, với mong muốn mọi điều an lành, hạnh phúc.”

Trong nghi thức cột tay của người Khmer, “sợi chỉ” đã trở thành một biểu tượng thiêng liêng có giá trị tinh thần rất lớn đối với tín ngưỡng của bà con, nó không chỉ xuất hiện trong những nghi lễ mang tính chất vui vẻ, mà còn được thực hiện trong những thời điểm bà con gặp phải những chuyện không may. Vì bà con tin rằng, “Chiếc vòng chỉ” đó sẽ mang lại sự may mắn, bình an, hạnh phúc… cho bản thân và gia đình mình. Đây được xem là một nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Khmer, góp phần tô đậm thêm nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc./.

 

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC