Đha nuôr lâng pr’zơc xooc xơợng nghệ nhân Alăng Bhlaanh ăt coh vel Agrồng, chr’val Atiêng, chr’hoong Tây Giang, tỉnh Quảng Nam k’lới.
Nghệ nhân Alăng Bhlaanh choom hat k’lới bêl ooy năc a đoo công căh năl ghit. Năc muy năl, tơợ bêl dzợ tứi, a đoo âi xơợng a conh, a bhươp đay hat lâng cơnh đêêc, bhr’ươr k’lới moon la lay lâng pr’hat Cơ Tu moon za zum âi ăt clâp ooy a ham đoo. T’cooh năc muy coh hăt ngai ma nưih Cơ Tu choom hat K’lới:“bêl ahay hat k’lới năc ting lâng pr’lư bêl vêy đăh t’rí, c’rooc, a oc. N’đhang nâu câi, apêê đoo căh dzợ choom k’lơi, n’đhơ vêy k’lới năc n’đhơ dhơ bêl công choom k’lơi, đoọng pa căh loom luônh âng đay. Công cơnh bh’nooch, ba booch bơơn lêy năc đoọng booch ch’roonh zr’muông bâc năc K’lới năc pa căh loom luônh vel ma nang, crâng bhơi, ăt tơt đhi noo c’bhuh xoọng.”
Apêê bhr’ươr pr’hat Cơ Tu buôn pa căh đợ râu âng looih coh pr’ăt tr’mông, cơnh pa chăp âng đha nuôr. Râu đêêc âi bhrợ t’vaih chr’năp văn hóa ty đanh nhâm mâng, c’leh liêm la lay âng đha nuôr Cơ Tu n’đăh tây Quảng Nam. Ma nưih Cơ Tu vêy bâc bhr’ươr pr’hat cơnh prá pr’ma, bhrợ bh’nooch, ba booch, k’lới, cha chấp... Coh đêêc, ba booch âng đha nuôr lâng pr’zơc xooc xơợng công năc bhr’ươr bơơn bâc đha nuôr Cơ Tu chăp kiêng, pa bhlâng năc apêê xooc vêy ch’roonh zr’muông.
Coh c’bhuh pr’hat xa nul ty đanh âng đha nuôr Cơ Tu, apêê bhr’ươr pr’hat ta luôn đơơng âng râu cha ngoor liêm, n’jưah pa căh râu t’bach g’lăng, n’jưah pa căh loom luônh clâp đhộ. Apêê bhr’ươr pr’hat zêng bơơn dưr vaih coh pabhrợ ta têng lâng ăt ma mông zâp t’ngay, pa căh loom luônh ma nưih cơnh Cơ Tu, cơnh lâng plêêng k’tiêc, crâng bhơi, ch’roonh zr’muông.... Nghệ nhân ưu tú Bhling Hạnh, ăt coh vel Công Dồn, chr’val Zuôih, chr’hoong Nam Giang, tỉnh Quảng Nam đoọng năl, ma nưih Cơ Tu buôn hat bêl lươt ha rêê, hat coh bêl t’ngay bhiêc bhan đăh t’rí, c’rooc, xay xơ ma nưih, bhui har cha ơh chr’lêê, bha dơng p’niên bêch, lươt zơng...“ Apêê pr’hat Cơ Tu bâc râu chrnăp, choom hat zâp đhị năc ting bh’rợ dh’nươi năc đha nuôr choom ma hat booch zâp cơnh za nươr đhị bhr’ươr âi vêy l’lăm.”
Căh cơnh apêê pr’hat âng đhi noo acoon coh n’lơơng vêy cr’liêng âi xră đơc l’lăm lâng bơơn zư đơc, pa zêng pr’hat Cơ Tu căh bơơn zư đơc lâng bha ar x’ră, bâc năc zư đơc lâng boop. Tu cơnh đêêc, bâc bhr’ươr pr’hat công r’dợ bil pât. Râu liêm pr’hay bhlâng âng pr’hat Cơ Tu năc đoo tr’ơơi xay pa căh cr’noọ loom âng đay. Tu cơnh đêêc, căh vêy ngai công choom bhrợ. Râu đâu pa căh ghit bhlâng coh bh’rợ prá pr’ma bhrợ bh’nooch.
Prá pr’ma bhrợ bh’noóch nắc bh’rợ k’đháp, kiêng ma nứih bhrợ nắc g’lăng loom choom ha boóp, đấh năl cơnh t’ơơi moon đợ râu xa nay. Tơợ đêếc k’đươi apêê đương xơơng pa chắp ch’mêệt xơợng ghít lâng t’ơơi bhrợ. Prá pr’ma bhrợ bh’noóch vêy bấc cơnh bhrợ la lay cơnh, cr’noọ bh’rợ ting đơơng ooy loom pr’chắp. Tu cơnh đêếc, kiêng prá pr’ma bhrợ bh’noóch choom nắc kiêng pa choom bhrợ đănh lâng vêy kinh nghiệm âng aconh a bhướp lướt l’lăm pa choom đớc. Bh’rợ ghi âm, xrắ đớc đợ cr’liêng bh’noóch âng lang l’lăm đớc đoọng pa choom ha lang t’tun nắc pa bhlâng chr’nắp, đoọng zư đớc lâng pa dưr chr’nắp văn hoá âng ma nứih Cơ Tu:“ Prá pr’ma bhrợ bh’nooch năc đoọng buôn xay râu k’đhap, tr’vay tr’lin coh prloọng đong, vel ma nang, bh’rợ tr’neeng. Lâh n’năc, prá pr’ma, bhrợ bh’nooch năc dzợ đơơng râu p’too pa choom dal. Coh đau, apêê cr’liêng xa nay p’rá pa căh bâc râu liêm pr’hay văn hóa acoon coh. Vêy bâc g’luh tr’vay tr’lin bhrơợng năc đươi pháp luật căh mă xay bhrợ n’đhang bh’nooch năc choom.”
Pr’hat xa nul âng ma nưih Cơ Tu tơợ đanh âi dưr vaih râu căh choom căh vêy coh pr’ăt tr’mông zâp t’ngay âng đha nuôr. U vaih cơnh toọm đac ăt hooi, cơnh đac toh ca căn băn pa dưr loom luônh bâc lang ma nưih Cơ Tu lâng dưr vaih c’leh văn hóa liêm pr’hay ta luôn zư đơc lâng pa dưr. T’cooh Trần Dư, Trưởng phòng Văn hóa, Thông tin chr’hoong Nam Giang, tỉnh Quảng Nam xay moon:“ Bêl xơợng đha nuôr hêê hat pr’hat acoon coh, a cu xơợng coh đâu vêy muy cơnh năc liêm pr’hay n’đhang ăt k’độ coh đêêc bâc râu chr’năp pr’ăt tr’mông mâng k’rơ. Ting a cu, nâu đoo công năc muy râu pa căh đoọng loom liêm ta nih n’đhang công grơơ nhool coh pr’ăt tr’mông âng đha nuôr da ding ca coong.”
Zâp bhr’ươr pr’hat Cơ Tu zêng đơơng muy cơnh la lay. Râu đêê bhrợ t’vaih râu liêm bâc, pr’hay pr’hươn coh c’bhuh tr’coó xa nul ma nưih Cơ Tu moon la lay lâng zâp acoon coh Việt Nam moon za zum./.
Nét độc đáo của dân ca Cơ Tu
( Alăng Lợi)
Trong đời sống văn hoá tinh thần, ngoài các lễ hội truyền thống như: Lễ đâm trâu, mừng lúa mới, mừng nhà mới hay cưới hỏi,... người Cơ Tu không thể thiếu các làn điệu dân ca. Mỗi làn điệu dân ca Cơ Tu có một điểm chung là mang âm hưởng sắc thái núi rừng và sự trong sáng, chân chất của đồng bào miền núi. Và dân ca Cơ Tu cũng có nhiều nét độc đáo mà không phải dân tộc nào cũng có.
Nghệ nhân Alăng Bhlaanh biết hát k’lới từ khi nào, bản thân ông cũng không nhớ được. Chỉ biết rằng, từ lúc ông còn bé, ông đã nghe bố, ông nội mình hát dân ca và cứ thế, điệu k’lới nói riêng và các làn điệu dân ca Cơ Tu nói chung đã ăn sâu vào máu thịt. Ông là một trong số ít nghệ nhân người Cơ Tu còn biết hát K’lới: “Lúc xưa, hát ca lới phải có vật tế như trâu bò, con nhỏ hơn là lợn thì mới được hát K’lới. K’lới thường kèm theo cùng điệu trống chiêng Pr’lư. Ví dụ như:mừng đám cưới, mừng dâu, mừng rể, mừng thông gia, mừng tân gia, mừng lúa mới,… Nhưng sau này, người ta không quan trọng chuyện đó nữa, thậm chí, những người bạn lâu ngày không gặp cũng có thể K’lới được, để biểu lộ tình cảm mình. Cũng giống Bh’noóch, nếu điệu ba boóch được xem như một điệu biểu tượng cho tình yêu, k’lớii lại được xem là điệu của tình hữu nghị, mang tính ngoại giao hơn.”
Các làn điệu dân ca của người Cơ Tu thường gợi nhớ những hình ảnh quen thuộc, gần gũi với lối sống, cách nghĩ của bà con. Điều đó đã tạo nên giá trị văn hóa truyền thống bền vững, nét độc đáo riêng có của đồng bào Cơ Tu phía tây Quảng Nam. Dân tộc Cơ Tu có rất nhiều làn điệu dân ca như hát lý, nói lý, giao duyên, đối đáp, k’lới, cha chấp... Trong đó, làn điệu giao duyên mà bà con và các bạn đang nghe vẫn là làn điệu được bà con Cơ Tu yêu thích nhất, đặc biệt là các cặp tình nhân.
Trong kho tàng văn nghệ dân gian của đồng bào Cơ Tu, các làn điệu dân ca luôn mang đậm chất trữ tình, vừa sáng tạo, vừa thể hiện tình cảm ngọt ngào, sâu lắng. Các làn điệu dân ca đều được ra đời từ trong lao động sản xuất và trong sinh hoạt đời sống thường ngày, thể hiện tâm tư tình cảm của người Cơ Tu như, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, sống gắn bó, hài hòa với thiên nhiên, núi rừng, tình yêu đôi lứa.... Nghệ nhân ưu tú Bhling Hạnh, ở thôn Công Dồn, xã Zuôih, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết: Người Cơ Tu thường hát khi lên rẫy, hát trong những ngày lễ hội ăn trâu, Tết, cưới xin, hội tụ gia đình, vui chơi, giải trí, hát khi ru em bé ngủ, trai gái tỏ tình với nhau sau những đám rẫy, dưới mái Zơng:“Với những làn điệu dân ca, người Cơ Tu có thể hát nhiều nội dung khác nhau tùy theo điều kiện, nội dung sinh hoạt và bà con còn có thể tự ứng tác cho riêng mình những lời ca, những vần điệu lãng mạn và ngọt ngào dựa trên phần giai điệu có sẵn.”
Không giống như dân ca các dân tộc anh em khác có lời viết sẵn và được bảo tồn, hầu như dân ca Cơ Tu không được lưu truyền bằng sách vở bài bản, chủ yếu được lưu truyền bằng miệng. Do đó những làn điệu cũng mai một dần. Đặc điểm nổi bật nhất của dân ca Cơ Tu, đó là tính ứng khẩu. Vì vậy, không phải ai cũng có thể hát được. Điều này thể hiện rõ nhất ở nghệ thuật nói lý, hát lý.
Nói lý - hát lý là nghệ thuật ứng khẩu mang tính đối đáp nhanh, thấu tình đạt lý, sâu lắng về ý tứ, cô đọng về tính chất, thâm thúy về nội dung. Từ đó bắt đối phương phải suy nghĩ cân nhắc và chắt lọc để hiểu đích thực nội dung của bên đưa lý. Nói lý - hát lý có những cách thể hiện khác nhau, mang ý tứ riêng. Do vậy, muốn nói lý hát lý đạt ở trình độ cao thì cần phải khổ luyện học hỏi, tích lũy kinh nghiệm sống và kinh nghiệm của cha ông đi trước truyền lại. Việc ghi âm, biên soạn lại những lời hát lý hay của các thế hệ trước để truyền giảng lớp trẻ là rất cần thiết nhằm bảo tồn và gìn giữ giá trị văn hoá đặc sắc trong đời sống tinh thần của người Cơ Tu. Ông Alăng Bưng, Phó phòng Văn hoá – Thông tin huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết:“Nói lý - hát lý thường để giải quyết các mâu thuẫn, xích mích trong các mối quan hệ giữa gia đình với bạn bè, xã hội, công việc… Ngoài ra, hát lý- nói lý còn mang tính giáo dục cao. Ở đây câu chữ mang từ ngữ ẩn ý nhằm thể hiện thành công giá trị trong truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Có những mâu thuẫn căng thăng mà dùng pháp luật lại không giải quyết được.”
Dân ca của người Cơ Tu từ lâu đã trở thành món ăn tinh thần và không thể thiếu vắng trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của bà con. Nó như dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn bao thế hệ người Cơ Tu và trở thành nét văn hóa độc đáo luôn được giữ gìn và phát huy. Ông Trần Dư, Trưởng phòng Văn hóa, Thông tin huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam cảm nhận:“Khi nghe đồng bào của mình hát dân ca, tôi cảm thấy ở đây có một cái gì đó rất dân dã mộc mạc nhưng ẩn chứa ở bên trong đó có một nội lực, có một sức sống rất mạnh mẽ. Tôi nghĩ đây cũng là một cái để thể hiện tính chân thật nhưng mà cũng rất là can trường trong cuộc sống của đồng bào miền núi.”
Mỗi làn điệu dân ca Cơ Tu mang một sắc thái, giai điệu khác nhau. Điều đó tạo nên sự phong phú, đa dạng trong kho tàng dân ca dân tộc Cơ Tu nói riêng và kho tàng dân ca các dân tộc Việt Nam nói chung./.
Viết bình luận