C’bhúh ma nứih Bhnoong nắc đha nuôr ặt ma mông đanh âng c’bhúh Giẻ- Triêng xoọc ma mông cốh chr’hoong da ding ca coong Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Dưr váih tơợ pr’ặt tr’mông pa bhrợ ta têng, … ma nứih Bhnoong vêy bấc c’léh văn hóa liêm la la lay âng đay. Bêl đhr’nong đong t’mêê âng ma nưuíh Bhnoong t’mêê bhrợ xang, pr’loọng đong chô ha roóc đh’râu đh’rí, bh’rợ tr’nơợp nắc c’la đong bhuốih a bhô dang óih zước đớc ta pêếh lâng câm óih.
Ma nứih Bhnoong pa bhlâng p’ghít tước bh’rợ chơớih pay k’tiếc bhrợ ta pêếh t’mêê. K’tiếc đoọng bhrợ ta pêếh năc choom pay đhị liêm ch’ngaach cốh apêê buônh cláp. Ta pêếh âng ma nứih Bhnoong bơơn m’poọ bhrợ cơnh hình chữ nhật, cớh cr’loọng m’poọ pa tanh k’tiếc, cóh m’pâng nắc đớc muy t’noọl ca căl bhrợ t’váih dzung cha gang đoọng úh zêệ. N’đắh piiing ta pêếh tơợ léh đong dal dâng 80 cm nắc bhrợ tir bơơn dông lâng puôn n’jéh c’rêê cóh puôn chóch, cóh tir nắc đớc cơnh ha roo, a tong, p’riêng… N’đắh ping tir nắc dzợ buôn dông c’bhúh a lui, m’ma abhoo, ha roo lâng apêê zong, zạ, n’dzay, a dhung a pậ…
Ma nứih Bhnoong ta luôn lêy dang ta pêếh ắnc muy râu chr’nắp, đơơng chô râu pr’đoọng pr’dhooi ha pr’loọng đong. Dang ta pêếh zư đớc râu ma bhuy coh đhr’nong đong. Dang ta pêếh zooi bhrợ pa ngăn ha zấp ngai cóh đong đợ t’ngay cha kêệt ra ngoóh; zooi ma nứih Bhnoong vêy a vị cha yêm, x’rong yêm, vêy a lắc, n’dza yêm. Tu cơnh đêếc, tơợ đanh c’bhúh ma nứih Bhnoong vêy đhr’niêng bhuốih Dang ta pêếh. Ma nứih tơợp câm óih đhị ta pêếh nắc đoo ma nứih ga rứah cóh pr’loọng đong cắh cậ nắc t’coóh vel liêm pr’ặt tr’nợt , bấc ngai chắp. bele đh’rôông óih âi bơơn jông, nắc c’la đong choom zư đớc đh’rông óih cát ta luôn cóh t’ngay ha dum n’nắc, cắh choom đoọng u pặt. dzang t’ngay m’muy, bấc bêl cắh râu zêệ bhrợ nắc buy đớc cr’hơơng cóh bloo, đoọng bêl kiêng nắc muy c’bhru pa cat. Cơnh đêêc, óih cóh ta pêếh vêy bơơn zư đớc ta luôn lâng ta luôn vêy púih ngăn.
Choom moon, ta pêếh óih âng ma nứih Bhnoong nắc râu cắh choom cắh vêy cóh pr’ặt tr’mông zấp t’ngây âng apêê đoo. Nâu đoo nắc đợ c’léh văn hóa la lay p’têệt lâng pr’ặt tr’mông âng đha nuôr ặt ma mông đanh zr’lụ Trường Sơn – Tây Nguyên.
Pr’ặt tr’mông ting t’ngay ting ca bhố ngăn n’đhang ta pêếh công dzợ bơơn ma nứih Bhnoong lêy cơnh nắc r’vai cóh đhr’nong đong âng đay. Ta pêếh âi lâng xoọc bơơn ma nứih Bhnoong zư đớc ting t’ngay c’xêê./.
( Bếp lửa trong đời sống của người Bh'noong)
BẾP LỬA TRONG ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI BH’NOONG
Nguyễn Văn Sơn
Với tộc người Bh’noong, sự tồn tại hay suy vong của cộng đồng đều có mối quan hệ mật thiết với bếp lửa. Họ xem bếp là vị Thần lửa luôn mang đến sự ấm no, hạnh phúc cho gia đình, đoàn kết của cộng đồng.
Tộc người Bh’noong là cư dân bản địa thuộc nhóm địa phương dân tộc Giẻ - Triêng hiện đang sống ở huyện vùng cao Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Xuất phát từ đời sống lao động sản xuất, sinh hoạt, tín ngưỡng... người Bh’noong sở hữu những nét văn hóa độc đáo riêng. Khi ngôi nhà mới của người Bh’noong vừa hoàn thành, gia đình dọn sang nhà mới, việc đầu tiên là chủ nhà phải tiến hành nghi thức lễ cúng thần lửa xin phép được đặt bếp và nhóm lửa.
Người Bh’noong rất chú ý đến việc chọn đất làm bếp mới. Đất để đắp làm khuôn bếp phải lấy ở nơi sạch sẽ trên các gò cao. Bếp của người Bh’noong được đắp theo dạng hình chữ nhật, trong lòng nện đất thật chặt, chính giữa đặt cây ngang tạo thành chân kiềng dùng để đun nấu ăn uống và sinh hoạt. Phía trên khung bếp cách mặt nền nhà khoảng 80 cm là giàn bếp làm bằng cây gỗ được treo bởi dây mây bốn góc, trên giàn để lương thực như lúa, sắn, thực phẩm săn bắt và nuôi được để khô dành ăn dần…Phía trên giàn bếp còn dùng để treo những trái bầu khô, trái bắp giống, lúa giống và các vật dụng đan lát cần thiết…
Người Bh’noong luôn xem Thần bếp là một hình ảnh thân thương, mang đến sự may mắn cho các thành viên trong gia đình. Thần bếp giữ vị trí thiêng liêng trong ngôi nhà. Thần bếp giúp sưởi ấm các thành viên gia đình trong những ngày đông giá lạnh của Trường Sơn; giúp người Bh’noong có cơm ngon, canh ngọt để ăn, có rượu ngon để uống . Do vậy, từ bao đời nay tộc người Bh’noong có nghi thức cúng Thần bếp. Người châm lửa nhóm bếp thường phải là người cha lớn tuổi trong gia đình hoặc là già làng sống đức độ, có uy tín luôn được mọi người trong làng kính trọng. Khi ngọn lửa đã được nhóm lên trong khuôn bếp, thì gia chủ phải giữ lửa trong bếp cháy liên tục suốt ngày đêm hôm đó, không được để bếp tắt. Qua ngày hôm sau, những khi không đun nấu thì phải ủ than dưới lớp tro, để khi cần thì thổi lên. Như vậy lửa trong bếp sẽ giữ được liên tục và luôn có hơi ấm.
Có thể nói, bếp lửa của người Bh’noong luôn gần gũi và gắn bó không thể tách rời trong cuộc sống hằng ngày của họ. Đây chính là những nét văn hóa đặc thù gắn liền với đời sống sinh hoạt của một cư dân sống lâu đời trên vùng Trường Sơn-Tây Nguyên.
Kinh tế ngày càng phát triển nhưng hình ảnh bếp lửa vẫn luôn được người Bh’noong coi như là linh hồn trong ngôi nhà của mình. Bếp đã và đang được người Bh’noong lưu giữ theo cùng thời gian./.
Viết bình luận