Bâc t’ngay m’pâng c’xêê 7 âm lịch, đha nuôr acoon coh Tày _ Nùng ra văng đọong ha t’ngay bhiêc ga măc g’luh 2 coh c’moo. P’căn Bế Thị Điều coh chr’val Lương Thông, chr’hoong Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng âi tr’vang ra văng tơợ bâc t’ngay đâu. Công cơnh bâc pr’loọng đong n’lơơng, a đoo năc ma tự bhrợ bánh gai, bánh dợm – năc chr’noo đoọng ha muy tr’cuôl c’xêê 7. Pa bhlâng năc căh choom căh vêy apêê a đha l’mă đơc đoọng ha muy coh bâc t’ngay chr’năp bhlâng coh c’moo:“Acu âi ra văng ha tr’cuôl tơợ đâu bơr pêê t’ngay, tơợ t’ngay 12 âm âi. A cu âi tôm bánh, prih dooh đong xang… moon pa zum năc âi zâp lưch, nâu câi năc muy đương ca coon cha chau k’rong chô hơớ ă. Nâu đoo năc Têt tơợ a hay âng ma nưih Tày – Nùng, n’đhơ pr’ăt tr’mông vêy hiện đại mơ ooy công dzợ zư đơc âng Tết.”
Bhiêc bhan “ Pây Tái” đơơng âng chr’năp la lay, năc đoo: Đợ apêê acoon pân đil xang bêl lươt pay k’dic, prang c’moo dh’rưah lâng k’dic ca coon p’zay pa bhrợ, k’rang lêy bhuôih caih a dichna bhươp đong k’dic. Coh c’moo năc đhêêng vêy T’ngay 2 c’xêê 1 âm lâng tr’cuôl c’xêê 7 vêy bơơn chô ooy đong ca conh ca căn đay đoọng zooi bhrợ têng bhuôih caih a bhô dang. Trịnh Hoàng Vũ bhui har bêl bơơn dhd’rưah lâng pr’loọng đong tơợ thành phố Thái Bình chô lum lêy vel đong k’điêl:“Acu bhui har bhlâng bêl t’ngay đâu a cu bơơn đh’rưah lâng amế a ma chô lum cha chuih da da. A cu pa bhlâng kiêng đợ tết ty đanh cơnh đâu, đhị đêêc, a cu năl ghit lâh p’xoọng n’đăh văn hóa acoon coh đay.”
Coh đha lum bhiêc bhan n’nâu, zâp ngai pân đil xang bêl pay k’dic năc vêy đơơng âng bơr p’nong a đha chô đoọng bhrợ đhr’niêng “ Pây tái” đhị đong conh ca căn đay Xang bêl xang t’ngay bhiêc bhan, ca conh căn vêy chiêm pa rach cớ muy p’nong a đha. Lêệ a đha buôn cha lâng bún năc âng apêê đha nuôr bhrợ coh t’ngay bhiêc bhan n’nâu. Cơnh lâng ma nưih Tày Nùng ch Cao Bằng, a pươih bhuôih t’ngay bhiêc bhan “ Pây tái” căh choom căh vêy a đha boh, apêê bánh gai, bánh dợm. Ting Đong pa chăp ch’mêêt lêy văn hóa Hoàng Đức Hiền, coh tỉnh Cao Bằng năc zâp đoo tết coh c’moo âng ma nưih Tày Nùng zêng p’têêt lâng bh’nơơn ha rêê đhuôch lâng tr’cuôl c’xêê 7 công căh vêy năc choom la lay.“Ma nưih Tày, Nùng vêy xay moon cơnh đâu p’têêt lâng pa bhrợ ta têng năc “ C’xêê 1 âm căh đăh lêệ a đha, c’xêê 7 âm căh đăh lêệ a tưch”. Năc đoo moot tr’cuôl c’xêê 7 năc hân noo đac nong, pa tang a đha, ha dợ c’xêê 1 năc hân noo xơơt năc băn a tưch. Nâu đoo năc tết p’têêt lâng pa bhrợ ta têng năc cơnh đêêc.”
Ting vel đong, ting c’bhuh ma nưih, năc bha nuôih vêy choom la lay m’bứi n’đhang zêng đơơng chr’năp za zum năc rơơm kiêng ma mông k’rơ, têêm ngăn tươc lâng pr’loọng đong lâng pa bhlâng năc pa căh loom chăp hơnh c’rơ g’lêêh lâng da dich bha bhươp, ca conh ca căn lâng apêê ngai căh dzợ coh tô gộ. Căh muy năc c’leh văn hóa ty đanh liêm pr’hay năc bhiêc bhan Pây tái dzợ năc bêl đoọng apêê lang acoon cha chau hay tươc c’rơ g’lêêh ooy apêê ngai băn pâr, niên t’vaih./.
(Nguồn ảnh: Internet)
Tết Pây Tái - nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc Tày, Nùng
CTV Tiểu Nguyệt
Nếu người Kinh gọi Rằm tháng Bảy là ngày lễ Vu Lan Báo hiếu, thì với người Tày – Nùng, ngày Rằm tháng Bảy âm lịch được gọi là Tết “pây tái” hoặc “kin chất”, là ngày lễ báo đáp công ơn của con cái đối với cha mẹ, những người đã sinh thành và nuôi dưỡng mình. Đây là một nét văn hóa truyền thống độc đáo, mang đậm bản sắc của bà con các dân tộc Tày - Nùng.
Những ngày giữa tháng 7 âm lịch, bà con dân tộc Tày-Nùng chuẩn bị cho ngày lễ lớn thứ 2 trong năm. Bà Bế Thị Điều ở xã Lương Thông, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng đã tất bật chuẩn bị từ nhiều ngày nay. Cũng như nhiều gia đình khác, bà tự tay làm bánh gai, bánh dợm – là thức bánh đặc trưng của rằm tháng 7. Nhất là không thể thiếu được những con vịt béo tròn dành cho một trong những ngày lễ ý nghĩa nhất trong năm: “Tôi đã chuẩn bị cho rằm từ cách đây vài ngày, từ ngày 12 âm rồi. Tôi đã gói bánh trái, dọn dẹp nhà cửa… nói chung là chu toàn hết rồi, giờ chỉ đợi con cháu về sum họp nữa thôi. Đây là tết cổ truyền của người Tày Nùng rồi, dù cuộc sống có hiện đại bao nhiêu mình cũng phải lưu giữ tết của mình.”
Lễ "pây tái" mang ý nghĩa riêng, đó là: Những người con gái sau khi đi lấy chồng, quanh năm cùng chồng con chú tâm công việc làm ăn, lo toan quán xuyến hương khói thờ phụng ông bà tổ tiên nhà chồng. Trong năm thường chỉ có ngày Mùng 2 tháng Giêng và ngày Rằm tháng Bảy mới có dịp được trở về nhà bố mẹ đẻ để tự tay chăm sóc, báo hiếu cha mẹ và sửa soạn lễ cúng tạ ơn ông bà tổ tiên. Trịnh Hoàng Vũ vui mừng khi được cùng gia đình từ thành phố Thái Bình về thăm quê ngoại. “Em rất vui khi hôm nay em được cùng bố mẹ về thăm ông bà. Em rất thích những tết cổ truyền như thế này, qua đó em hiểu hơn thêm về văn hóa dân tộc mình.”
Trong dịp lễ này, mỗi cô con gái sau khi đi lấy chồng sẽ mang một đôi vịt về để làm lễ "pây tái" tại nhà bố mẹ đẻ của mình. Sau khi kết thúc ngày lễ, nhà bố mẹ sẽ hồi lại một con vịt. Thịt vịt thường được ăn kèm với bún do tự tay bà con làm trong ngày lễ này. Với người Tày Nùng ở Cao Bằng, mâm cỗ cúng ngày lễ "pây tái" không thể thiếu con vịt quay, các loại bánh gai, bánh dợm. Theo Nhà nghiên cứu văn hóa Hoàng Đức Hiền, ở tỉnh Cao Bằng thì tất cả lễ tết trong năm của người Tày Nùng đều gắn với sản xuất nông nghiệp, và rằm tháng 7 cũng không phải là ngoại lệ: “Dân tộc Tày Nùng có câu như thế này gắn với lao động sản xuất nói là: “Bươn chiêng bấu kin nựa pất, bươn chất bấu kin nựa cáy”. ( Tháng giêng không ăn thịt vịt, tháng bảy không ăn thịt gà) Nghĩa là vào rằm tháng 7 thì là mùa nước, là chăn nuôi vịt, còn tháng giêng là mùa khô là chăn nuôi gà. Đây là cái tết gắn liền với lao động sản xuất là như vậy.”
Tùy từng địa phương, dân tộc, đồ lễ có thể sẽ có sự khác nhau chút ít nhưng đều mang ý nghĩa chung là cầu mong sức khỏe, bình an đến với gia đình và nhất là thể hiện lòng biết ơn đối với ông bà, tổ tiên và những người đã khuất trong dòng họ. Không chỉ là một nét văn hóa truyền thống độc đáo mà lễ Pây tái còn là dịp để các thế hệ con cháu nhớ về công ơn của những đấng sinh thành, nhớ về tổ tiên, nguồn cội./.
Viết bình luận