C’bhuh ma nưih Lô Lô vêy 3 c’bhuh Lô Lô pô ăt ma mông đhị apêê chr’val âng chr’hoong Mèo Vạc lâng chr’val Lũng Táo, Sủng Là âng chr’hoong Đồng Văn, Hà Giang. C’bhuh Lô Lô bhrông k’rong ăt coh apêê chr’val Lũng Cú âng chr’hoong Đồng Văn lâng apêê chr’hoong Mèo Vạc, Yên Minh, Hà Giang. Ha dợ đhị apêê chr’hoong Bảo Lâm, Bảo Lạc, Cao Bằng năc đhị ma nưih Lô Lô tăm ăt ma mông.
Ma nưih Lô Lô moon acoon ma nưih vêy bơr râu năc a chăc a rang lâng r’vai r’ô. C’năt a chăc a rang năc pr’ăt tr’mông coh clang đâu, căh vêy u đanh; pa rach cớ, r’vai r’ô năc đoo râu âng đanh đươnh. Ma nưih đong bêl căh ma mông vêy chô lâng clang tôh lâng vêy choom bhrợ cr’đơơng tươc pr’ăt tr’mông âng ca coon cha chau coh clang đâu. Tu cơnh đêêc zâp c’moo ca coon cha chau lâng apêê ma nưih đong buôn bhrợ bhuôih a bhô dang đoọng hay tươc apêê căh dzợ lâng pa căh loom chăp hơnh cơnh lâng a bhô dang. T’cooh Lò Giàng Páo, ma nưih Lô Lô coh thị trấn Mèo Vạc, chr’hoong Mèo Vạc, Hà Giang, đoọng năl:“Ting tô gộ pêê moon, vêy muy t’cooh tơơp bhrợ t’vaih tô gộ ma nưih Lô Lô năc t’cooh Lố lâng p’căn Lố. Bơr a nhi đoo n’nâu bhrợ t’vaih bâc c’bhuh ma nưih, tr’nơơp năc đhêêng vêy muy tô a năm xang n’năc dử rvaih bâc m’bang c’bhuh c’tooh. Vêy muy g’luh pr’luh cr’ay xang n’năc mr’nghi a đoo n’năc bhrợ t’vaih pa zêng zr’lụ n’nâu, a đoo t’đang moon zâp ngai tươc đâu đoọng ma mông lâng apêê đoo lêy t’cooh n’năc năc ma nưih a bhô dang. Vêy t’cooh n’năc vêy vaih a đay, vêy a hêê xooc đâu. Tu cơnh đêêc năc chơơih pay t’ngay n’năc đoọng bhuôih a bhô dang.”
Bh’rợ bhuôih moot t’ngay 14/7 zâp c’moo âng trưởng tô k’đhơợng bhrợ. Đhị ta bhrợ bh’rợ bhuôih năc zr’lụ ping xal âng tô gộ. Dhị Mèo Vạc buôn bhrợ coh crâng bhrơi ha dợ coh Bảo Lạc năc đhị đha nâng ruộng. T’cooh Lò Giàng Páo đoọng năl p’xoọng:“Cơnh bhrợ têng năc ting cr’noọ âng đha nuôr năc choom bhrợ bhr’lêp, choom năl năc, t’ngay tr’nu bhrợ năc choom ha bhrợ l’lăm ha dum đâu bhuôih caih đoọng t’meh, xay moon lâng a bhô dang. 3 t’ngay n’năc apêê đoo bhuôih coh zr’lụ n’năc. Đhị ta bhuôih năc bhrợ pêê đhị. Tô gô n’nâu tươc l’lăm năc ahêê bhuôih côh zr’lụ k’tiêc n’nâu, xang n’năc tô gộ t’tun cớ năc tươc zr’lụ tơơm crool pa dhang moon lâng tô gộ t’tun cớ năc coh bha đưn. Tr’nơơp ahêê bhuôih đoọng xay truih t’ngay n’nâu vêy bhuôih pa zêng a bhô dang âng ma nưih Lô Lô. Ting tô gộ ma bhrợ lalay. Apêê tô gộ k’tứi năc apêê đoo z’lâh lơi, năc muy vêy moot t’ngay bha lâng. Tô ga măc năc tô gộ lươt l’lăm bhlâng cơnh tô Cáng coh Mèo Vạc, xang năc tươc tô Thàng, tô Lò. Xang n’năc tươc 14/7 âm lịch năc apêê đoo vêy tơơp bhuôih đhị tô gộ tươc tr’nơơp k’rong pa zum coh đêêc. Coh Hà Giang bhuôih coh zr’lụ crâng ta moon năc crâng căng.”
Bh’rợ bhuôih a bhô dang âng ma nưih Lô Lô năc bhui har t’nơơt mr’hal cơnh lâng xâp xa nập ma nưih crâng, căh dzợ đợ xa nập bhưưng ang bâc pr’hoọm. Đha đhâm bhreh k’rơ năc chọ prang a chăc zâp râu bhơi nhâc, p’lêê p’coo coh crâng… năc muy đơc tân leh bơr cr’liêng măt. Apêê đoo bhui har t’nơơt mrhal ta luôn coh 36 điệu múa cơnh t’đang r’vai, pêch k’tiêc, choh a bhoo,… pa tươc bêl bh’rợ bhuôih a bhô dang ta bhrợ xang. Đợ pr’múa bêl đơơh, nhoot, bêl năc vr’vai pa căh pr’ăt tr’mông lang a hay âng ma nưih Lô Lô.
Ma nưih Lô moon, tơơm riah âng a bhô dang bêl a hay ăt coh crâng, pay k’tang bhơi bhrợ xa nâp, tu cơnh đêêc nâu câi bêl bhrợ bh’bhuôih, kiêng a bhô dang chô pâh năc choom veye a bhuy bhơi nhâc k’đơơng c’lâng. T’cooh Lò Giàng Páo đoọng năl:“Apêê đoo năc ton bhrợ cơnh ma nưih lang ahay. Apêê đoo xay moon a ma plêêng, a mế plêêng tr’lum, đơc đoọng muy tr’dzôh đac. Tr’dzôh đac dưr vaih ra đang đhêl, coh đêêc đợ nâu a hay năc vêy c’bhuh bhot dưr vaih coh boọng gợp n’năc lâng r’dợ lươt prang zâp ooy dưr vaih acoon ma nưih nâu câi. Ma nưih Lô Lô vêy cơnh pa chăp năc cơnh.”
Đh’rưah hr’luc lâng apêê pr’múa năc xa nul cha gâr, xa nul n’jưl, kèn, c’bhoor bêl u nhoot bêl u lưu. Đợ pr’múa pa căh râu bhreh k’rơ, căh cậ đợ pr’ăt tr’mông zâp t’ngay zêng bơơn pa căh coh pr’múa.
“N’jưah bhuôih n’jưah múa, ting vêy lâng xa nul cha gâr, n’julư, kèn, bhr’nooh. Prang zr’lụ crâng n’năc dưr chr’va tân đôr căh cơnh. L’lăm ahay, cha gâr bh’nhăn bâc năc bh’nhăn liêm. Coh vel zâp tô gộ công zêng vêy, tu muy cơnh t’cooh, đhưưng pa căh muy tô gộ la lay. Quy trình acoon ma nưih n’niên vaih, dưr pậ, pay k’dic k’diêl, pa bhrợ ta têng, bhrợ đong, xang lâng lươt a dhuôc t’mooi. Năc chô lâng clang n’đăh tôh. Bhrợ liêm xang bh’rợ clang đâu, chô n’đăh clang tôh năc vêy pr’ăt tr’mông la lay.”
C’năt bh’rợ bhuôih lưch năc tươc tô gộ bhui har hơnh đoọng ha bh’rợ bhuôih cáih liêm choom. N’đhơ p’niên t’cooh, pân jưih pân đil t’ngay n’năc zêng tơt cha cha za zum đoọng ca văr rau bhui har bhreh k’rơ, têêm ngăn, ca bhố ca van./.
Ngày hội hóa trang của đồng bào dân tộc Lô Lô
VOV5
Các lễ hội hóa trang được tổ chức tại rất nhiều quốc gia trên thế giới và được coi là ngày hội lớn của một đất nước hay một địa phương. Tại Việt Nam, đồng bào dân tộc Lô Lô cũng có một ngày hội “hóa trang” của riêng mình diễn ra vào ngày 14/7 âm lịch hàng năm. Đây là ngày các dòng họ của dân tộc Lô Lô tổ chức cúng tổ tiên, nhớ ơn người đã khai sinh ra dòng họ mình.
Cộng đồng người Lô Lô có 3 nhóm Lô Lô hoa cư trú tại các xã của huyện Mèo Vạc và xã Lũng Táo, Sủng Là của huyện Đồng Văn, Hà Giang. Nhóm Lô Lô đỏ tập trung ở xã Lũng Cú của huyện Đồng Văn và các huyện Mèo Vạc, Yên Minh, Hà Giang. Còn tại các huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc, Cao Bằng là nơi người Lô Lô đen sinh sống.
Người Lô Lô tin rằng con người có hai phần là thể xác và linh hồn. Phần thể xác là cuộc sống nơi trần gian, mang tính tạm thời; ngược lại phần hồn mới thuộc cõi vĩnh hằng. Người thân sau khi chết sẽ thuộc về thế giới khác và có thể tác động đến đời sống vật chất, tinh thần của con cháu trên trần gian. Vì vậy hàng năm con cháu và những người thân thuộc thường tổ chức lễ cúng tổ tiên để tưởng nhớ những người đã khuất và bày tỏ tấm lòng thành kính đối với tổ tiên. Ông Lò Giàng Páo, người Lô Lô ở thị trấn Mèo Vạc, huyện Mèo Vạc, Hà Giang, cho biết: "Từng dòng họ quy lại, có một ông tổ của người Lô Lô là ông Lố và bà Lố. Hai ông bà này đẻ ra rất nhiều chi, lúc đầu chỉ có một dòng thôi sau là rất nhiều chi, từng chi một sẽ tỏa ra thành rất nhiều dòng họ nữa. Có một trận dịch rồi nạn hồng thủy ông ấy sinh ra toàn bộ khu vực này, ông mới gọi mọi người đến đây để sinh sống và người ta coi ông ấy là tổ tiên. Có ông ấy mới có mình, có chúng ta hiện nay. Chính vì thế mà chọn ngày đó để thờ cúng tổ tiên thôi."
Lễ cúng được tiến hành vào ngày 14/7 hàng năm do trưởng họ chủ trì. Nơi diễn ra lễ cúng là khu mộ tổ của dòng họ. Tại Mèo Vạc thường là trong rừng sâu còn ở Bảo Lạc lại nơi thửa ruộng. Ông Lò Giàng Páo cho biết thêm: "Cách thức tổ chức thì theo cái ý của đồng bào là phải dạm, tức là ngày kia mà làm thì tối nay cúng để báo thức, báo hiệu tổ tiên xin phép. 3 ngày đó người ta cúng ở khu đó, cúng sơ khai thôi. Địa điểm ba nơi. Dòng họ này đến trước thì ta cúng ở khu đất này, sau đó dòng họ thứ hai đến khu vực cây gạo chẳng hạn và dòng họ thứ ba ở trên cái đồi. Bước đầu ta cúng để cho thông báo ngày này sẽ cúng toàn bộ tổ tiên của người Lô Lô. Từng dòng họ cúng một. Những dòng họ nhỏ thì người ta bỏ qua, sẽ vào ngày chính thức. Họ lớn là dòng họ đến đầu tiên như họ Cáng ở Mèo Vạc, sau đó đến họ Thàng, sau đó là họ Lò. Sau đó đến 14/7 bắt đầu người ta cúng ở nơi dòng họ đến đầu tiên quy tụ ở đấy. Ở Hà Giang cúng ở khu rừng gọi là rừng cấm, rừng tổ tiên."
Lễ cúng tổ tiên của người Lô Lô là nhảy múa với trang phục người rừng, không còn những trang phục rực rỡ sắc màu. Nam thanh niên khỏe mạnh buộc chi chít những loại cỏ cây hoa lá trong rừng như lá tre, lá măng, lá ngô… chỉ để hở hai con mắt. Họ nhảy liên tục 36 điệu múa như điệu múa gọi hồn, múa cuốc nương, tỉa bắp, múa trở về nguồn cội, đội cơm lên đầu… cho đến khi lễ cúng tổ tiên kết thúc. Những điệu múa lúc dồn dập, lúc nhanh, lúc chậm thể hiện sinh động cuộc sống xa xưa của người Lô Lô.
Người Lô Lô tin rằng nguồn cội của tổ tiên khi xưa ở trên rừng, lấy cây cỏ làm quần áo, nên ngày nay khi làm lễ, muốn tổ tiên về dự thì phải có ma cỏ dẫn đường. Ông Lò Giàng Páo cho biết:"Người ta phải giả đóng như người nguyên thủy. Người ta quan niệm bố trời, mẹ trời gặp nhau, để lại một giọt nước. Giọt nước biến thành hòn đá, trong đó sau này có loài khỉ ra đời từ cái hang đó và dần dần tỏa đi khắp nơi trở thành loài người hiện nay. Người Lô Lô có cái quan niệm đó."
Cùng hòa nhịp với các điệu múa là tiếng trống đồng thúc giục, tiếng đàn nhị, tiếng kèn, tiếng thanh la khi dồn dập, khi chậm chạp, thanh cảnh như miêu tả đôi chân của đoàn người bước đi trên con đường quanh co, hiểm trở. Những động tác lao động khỏe khoắn, hay những cảnh sinh hoạt đời thường như lễ hội, đám cưới, làm nhà, làm cửa… đều được tái hiện một cách rõ nét qua các điệu múa. "Vừa cúng vừa múa, đệm tiết tấu trống đồng, nhị, kèn, thanh la. Cả khu rừng đó nó âm vang, mấy bộ trống đồng nó làm náo loạn cả khu vực đó, dồn dập. Trước đây, trống đồng càng nhiều, càng tốt. Trong làng mỗi một dòng họ một bộ, vì mỗi một cách gõ, cách thể hiện mỗi một dòng họ nó có một cách riêng. Quy trình con người sinh ra, lớn lên, làm người, xây dựng vợ chồng, sản xuất, sinh sôi, nảy nở, làm nhà, làm cửa và cuộc đời kết thúc. Tức là về với thế giới bên kia. Làm tròn hết bổn phận trên trần gian rồi, sang bên kia lại làm lại cuộc đời khác."
Phần lễ kết thúc đến phần hội dòng họ hòa mình trong đoàn múa mừng cho lễ cúng thành công. Cả già, trẻ, trai, gái ngày hôm ấy đều ngồi ăn chung mâm cỗ cúng tổ tiên để thụ lộc, hứng khởi đón một năm mưa thuận, gió hòa./.
Viết bình luận