Xa nập lâng khăn pơng a cọ âng pân đil Si La
Thứ hai, 00:00, 29/07/2019
Si La nắc muy cóh 5 c’bhúh acoon cóh hắt ma nứih bhlâng cóh Việt Nam, ma mông bấc nắc coh zr’lụ da ding ca coong âng apêê chr’hoong Mường Nhé, tỉnh Điện Biên lâng chr’hoong Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Xa nập âng Si La nắc muy râu chr’nắp đoọng bơơn năl ooy râu liêm prhay la lay âng ma nưih Si La. Cr’chăl ặt ma mông đanh đươnh lâng crâng ca coong, ma nứih Si La âi bhrợ t’váih đợ xa nập âng đay ặt liêm lâng crâng ca coong, pa cắh ghít c’léh văn hóa âng acoon cóh đay.

Ting apêê đong pa chăp ch’mêệt lêy văn hóa acoon coh, ma nứih Si La nắc acoon cóh vêy tơợp váih tơợ zr’lụ Trung Á. Bêl a hay,ma nưuíh Si La ma mông đhị đâu đhị tốh, ma mông lâng bh’rợ bhrợ ha rêê. Pr’ặt tr’mông ặt ga bọ lâng crâng ca coong, tu cơnh đêếc, cóh pr’hoọm truyền thống âng ma nứih Si La pa cắh bấc x’rắ pr’hoọm pa cắh ooy crâng ca coong bấc ơl.  Tiến sỹ Mai Thanh Sơn, đong pa chăp ch’mêệt lêy văn hóa zấp acoon cóh xay moon ooy ma nứih Si La: “Choom moon râu liêm la lay buôn bơơn năl bhlâng ooy ma nưuíh Si La nắc đoo râu zay bhrợ têng âng apêê đoo pa bhlâng dal. N’đhơ acoon ma nứih nắc đhêêng lấh 1000 cha nắc, n’đhang apêê đoo công vêy đh’nớc t’đang moon đh’nớc pa bhlâng hâng hơnh. Apêê đoo vêy pa bhlâng bấc cơnh xay bhrợ ooy đh’nớc acoon cóh đay. Muy c’bhuh ma nứih ta luôn vêy c’năl zư đớc đh’nớc âng acoon cóh đay, nắc đoo c’léh liêm tr’nơợp ahêê choom xay moon tước..”

Xa nập âng ma nứih Si La đơơng âng bấc c’léh la lay âng c’bhúh acoon ma nứih, lấh mơ bh’rợ zư lêy  a chắc a rang nắc dzợ pa cắh bh’rợ ooy xã hội, ooy c’năl pân jứih pân đil lâng râu liêm cra pa bhlâng ghít. Pa bhlâng nắc xa nập âng pân đil Si La  xay trúih ghít đợ râu liêm la lay âng rúh c’moo công cơnh đhr’năng díc điêl pr’loọng đong.

Công cơnh muy bơr đhi noo acoon cóh ặt ma mông cóh zr’lụ, xa nập âng pân jứih Si La z’zăng buôn xập. pân jứih buôn xập quần u bóch ooy dúp, a doó vêy đhr’lêê đha lêê, tuôr a doóh đha đhâng, vêy 2 cắh cậ 3 ch’đhung, pr’hoọm tăm t’viêng. Pân jứih Si La zấp bêl công pơng khăn bhoóc. Nâu câi, pân jứih Si La âi xập xa nập cơnh ađhuôc, xa nập âng apêê đoo nắc xập muy bêl vêy bhiệc bhan ga mắc cơnh tết, xay xơ ma nứih.

La lay lâng pân jứih, xa nập âng pân đil Si La bơơn ca ih k’dháp lấh. xa nập âng pân đil pa zêng n’đoóh, a doó, cr’têệng lâng khăn pơng a cọ. Pân đil Si La xập n’đooh pr’hoọm tăm, xr’nạp t’viêng, đưl n’đoóh  ca ih t’boọ k’paih pr’hoọm. Pân đil Si La xập a doó cloóp a chăc, pr’hoọm tăm t’viêng, veye đhr’lêê n’đắh c’đoo. Tuôr a doóh, têy a doóh lâng đưl a doóh zêng íh t’boọ bhai pr’hoọm, đợ bhai k’ca ih n’nâu bhrợ ha xa nập dưr váih liêm lấh. C’leh liêm la lay âng bêệ a doó pân đil Si La nắc đhị pa chăm cóh a dooh n’đăh loom. A dóoh n’đăh loom bơơn bhrợ t’váih muy bêệ bhai vêy x’ră hình thanh cân. Cóh đêếc bơơn t’boọ 72 đồng xu bạc bhrớ 9 n’lung ca căl. Bhlưa apêê n’lung xu bạc nắc pa chăm apêê c’lâng choọng k’páih bhrông.

Coh xa nập âng pân đil Si La, bêệ khăn pơng a cọ nắc râu liêm bhlâng. Bêệ khăn pơng a cọ vêy xay moon ruh c’moo lâng đhr’năng pay k’díc âng pân đil. Khăn pơng a cọ âng pân đil Si La vêy bơr râu: khăn bhoóc lâng khăn tăm. Khăn tăm pa cắh ma nưuíh pân đil n’nắc âi vêy ca díc. Ha dợ khăn bhoóc nắc đoo c’mâr căh âi vêy k’díc. Apêê c’mâr Si La  tơợ pơng khăn tơợ bê 13-14 c’moo. Khăn buôn bhrợ lâng ta la bhai bhoóc hình chữ nhật, vêy ca íh pa chăm x’rắ đợ ô vuông ga mắc lâng k’paih bhrông. Ha dợ bêl pay k’díc zấp pân đil Si La zêng đươi khăn pơng a cọ pr’hoọm tăm, puôl ting cơnh t’ghêy t’rí, cóh cr’loọng vêy c’dôm xóc.

P’căn Hù Cố Xuân, ma nứih Si La đoọng năl: “Cóh khăn zấp bêl công vêy c’dôm xóc. M’pâng cr’dôm xóc vêy muy bêệ khăn k’tứi âng k’díc. Bêệ khăn k’tứi n’nâu pa cắh râu pr’ặt tr’nợt liêm ta níh, doó a lơng a xớt. bêệ khăn pa cắh âi veye k’díc đoọng ha đay tu cơnh đêếc pa bhlâng chr’nắp, tu cơnh đêếc cắh choom đọong ngai pay bhlếh lơi, nắc muy bêl vêy ngai căh ma mông nắc vêy bhlêh lơi.”

Muy râu liêm pr’hay la lay cóh bêệ khăn pơng a cọ âng pân đil Si La âi vêy k’díc nắc bêệ khăn bơơn íh bhrợ bêệ ch’đhung, bhrợ t’váih muy puôl xóc ga mắc ga ving đhưức. Ha dang puôn xóc n’nâu cắh âi zấp ga mắc nắc choom ca nhêêt p’xoọng xóc ca díc. Nâu đoo nắc pr’chăp ooy loom luônh âng dích điêl liêm ta níh âng ma nứih Si La.

Đh’rứah lâng râu tr’luc văn hóa lâng apêê acoon coh n’lơơng, ma nứih Si La nâu câi dzang đươi dua xập xa nập a dhuôc. N’đhơ cơnh đêếc, moọt apêê bêl bhiệc bhan, tết toc, ma nứih Si La năc xập xa nập âng acoon coh đay.... nâu đoo công nắc cơnh pa căh râu liêm pr’hay la lay âng acoon cóh, zư đớc lâng zư lêy văn hóa la lay âng ma nưíh Si La./.

Trang phục và khăn đội đầu của phụ nữ dân tộc Si La

                                                            Tô Tuấn

Si La là một trong 5 dân tộc ít người nhất ở Việt nam, sống chủ yếu ở vùng núi cao thuộc các huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên và huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Trang phục truyền thống là một thành tố quan trọng để nhận biết về bản sắc của người Si La. Quá trình sinh sống gắn bó lâu dài với tự nhiên, người Si La đã tạo ra bộ trang phục truyền thống gần gũi với thiên nhiên, thể hiện đậm nét văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc mình.

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân tộc, người Si La là dân tộc có nguồn gốc từ vùng Trung Á. Trước kia, người Si La sống du canh du cư, sống bằng nghề nương rẫy. Cuộc sống gắn liền với thiên nhiên, chính vì thế, trong sắc phục truyền thống của người Si La thể hiện nhiều hoa văn, màu sắc mô phỏng về thế giới tự nhiên đa dạng. Tiến sỹ Mai Thanh Sơn, nhà nghiên cứu văn hóa các dân tộc thiểu số nhận xét về tộc người Si La: "Có thể nói đặc trưng cơ bản nhất dễ nhận biết về người Si La đó tính tự giác của tộc người rất cao. Mặc dù dân  số chỉ trên 1000 người, nhưng họ vẫn có cái tên tự gọi rất kiêu hãnh. Họ có rất nhiều cách lý giải về tên dân tộc mình  Một tộc người luôn có ý thức giữ  tên của dân tộc mình, đó là bản sắc đầu tiên chúng ta cần ghi nhận.”

Trang phục của người Si La mang nhiều nét riêng của tộc người, ngoài chức năng bảo vệ cơ thể còn thể hiện chức năng về xã hội, về giới tính và thẩm mỹ rất rõ nét. Đặc biệt là bộ trang phục của nữ giới Si La phản ánh rất rõ những đặc trưng của lứa tuổi cũng như tình trạng hôn nhân gia đình.

Cũng như một số dân tộc anh em sinh sống trong vùng, trang phục của nam giới Si La khá đơn giản. Đàn ông thường mặc quần ống chân què, áo cánh xẻ ngực, cài cúc, cổ đứng, có 2 hoặc 3 túi, màu chàm xanh. Nam giới Si La bao giờ cũng đội khăn trắng. Ngày nay, nam giới Si La đã ăn vận âu phục, bộ nam phục truyền thống chỉ mặc mỗi khi có dịp đặc biệt như lễ tết, cưới xin.

Khác với nam giới, trang phục của phụ nữ Si La được may thêu cầu kỳ hơn . Bộ trang phục nữ giới gồm có váy, áo, dây lưng và khăn đội đầu. Phụ nữ Si La mặc váy kín, dài màu đen, cạp váy màu xanh, gấu váy thêu chỉ màu. Phụ nữ Si La mặc áo hơi bó thân, màu chàm, cài cúc bên nách phải. Cổ áo, tay áo và gấu áo đều được viền hoặc may những khoanh vải khác màu, những đường viền này khiến cho bộ trang phục trở nên mềm mại, sinh động hơn. Nét độc đáo của chiếc áo nữ Si La là phần trang trí trên thân áo trước. Thân áo trước được tạo bởi một miếng vải có hình thang cân. Trên đó được đính 72 đồng xu bạc thành 9 hàng ngang. Giữa các hàng xu bạc trang trí các đường văn kẻ bằng chỉ đỏ.

Trong trang phục truyền thống của phụ nữ Si La, chiếc khăn đội đầu là bộ phận nổi bật. Chiếc khăn đội đầu sẽ nói lên lứa tuổi và tình trạng hôn nhân của người phụ nữ. Khăn đội đầu của phụ nữ Si La có hai loại: Khăn trắng và khăn đen. Khăn màu đen thể hiện người phụ nữ  đó đã có chống. Còn khăn màu trắng là người con gái chưa có chồng. Các thiếu nữ Si La bắt đầu đội khăn ở độ tuổi 13 – 14 tuổi. Khăn thường làm bằng tấm vải trắng hình chữ nhật, trên nền có thêu hoa văn tạo thành những ô vuông lớn bằng chỉ đỏ. Còn khi đi lấy chồng mọi phụ nữ Si La đều dùng khăn đội đầu màu đen, cuống theo hình sừng trâu, bên trong có búi tóc.

Bà Hù Cố Xuân, dân tộc Si La cho biết: "Trong khăn đến bao giờ cũng có búi tóc. Giữa búi tóc có miếng khăn nhỏ của người chồng. Chiếc khăn nhỏ này thể hiện sự chung thủy của vợ chồng, ý của các cụ ngày xưa là như thế. Chiếc khăn thể hiện đã có chồng tặng cho minh nên là quý nhất,  nên bình thường không ai bỏ xuống, chi khi có tang ma người ta mới bỏ thôi "

Một điểm độc đáo trong chiếc khăn đội đầu của phụ nữ Si La đã có chồng là chiếc khăn được khâu thành chiếc túi, tạo thành một cuốn tóc lớn vấn ngang trên trán. Nếu cuốn tóc này chưa đủ to thì phải độn thêm tóc của chồng. Đây là tín ngưỡng về tình yêu, tình cảm vợ chồng son sắt, thủy chung gắn bó của người Si La.

Cùng sự giao thoa văn hoá với các dân tộc khác, người Si La ngày nay chuyển sang sử dụng âu phục gọn nhẹ. Tuy nhiên, vào các dịp lễ hội, tết cổ truyền, người Si La lại diện trang phục truyền thống độc đáo của dân tộc mình.... đây cũng là cách thể hiện bản sắc dân tộc, gìn giữ và bảo tồn văn hóa riêng của người Si La./.

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC