Tơơm x’nuur âng ma nứih Cor vêy 3 râu: X’nur O zô đoọng bhuốih a dích a bhướp lấh bil; Ô rát bhuốih apêê abhuy a lụ crâng bhơi… đoọng đắh t’rí lá lâng tơơm x’nuur lâng Ô cờ trấu đươi đoọng bhuốih plêêng k’tiếc, abhuy đác…đoọng đăh t’rí huê.
Tơơm x’nuur buôn vêy dal tơợ 5m tước 6 m cơnh lâng bấc c’léh coóch boóc, pa chăm liêm pr’hay. Zấp tơơm x’nur zêng vêy váih 3 c’nặt bha lâng nắc tu, bha lâng lâng apêê gu, a pướih bha nuốih lâng tơơm vêy đhị đoọng chọ t’rí. Cóh đêếc, đhị m’pâng âng bha lâng tơơm x’nuur nắc chr’nắp bhlâng cơnh lâng apêê c’bhúh x’rắ ta luôn. Cóh c’bhúh apêê x’rắ bơơn bhrợ cơnh hình học cơnh lâng apêê hình vil pr’hoọm t’viêng, bhrông, tăm pa cắh ha pêê x’mănh. X’rắ vil pr’hoọm bhrông nắc c’léh ha mặt t’ngay z’moh n’đắh mặt t’ngay bhléh. Tu cơnh đêếc, ma nưih Cor bhrợ têng bh’rợ c’đhâng x’nuur moọt bêl raq diu. Ha dợ apêê x’rắ vil tăm nắc pa cắh đoọng ha mặt bh’rương bơơn pa chăm đhị bha lâng n’loong.
Tơơm x’nuur nắc râu chr’nắp bhlâng cốh apêê bhiệc bhan âng ma nứih Cor, nắc đhị bha lâng âng bhuốih cóh tang lâng bơơn ra văng zấp c’xêê cơnh lâng râu ting pấh âng bấc ngai vêy kinh nghiệm. Xang bêl bhrợ têng xang bh’rợ ra văng, ma nứih Cor chơớih pay t’ngay crêê c’xêê liêm bhrợ bhuốih zước c’đhâng x’nur. Ting đhr’niêng bh’rợ âng ma nứih Cor, đhr’niêng bhuốih bơơn xơợng bhrợ 2 chu. G’lúh tr’nơợp, ma nứih Cor bhuốih bh’nơơn bh’rợ lâng acoon bh’năn ma mông cơnh ch’nêếh đêệp, a tứch, a óc đoọng xay moon lâng abhướp dích a bhô dang chô pấh. Pr’lứch đhr’niêng bh’rợ bhuốih tr’nơợp, ma nứih Cor nắc tơợp c’đhâng tơơm x’nuur; đh’rứah lâng cut bh’năn ma mông, uh pa chêện lâng bhuốih cớ muy chu đoọng a dích a bhướp a bhô dang đh’rứah đươi dua lâng đha nuôr, t’mooi chr’nắp.
Ha dang cơnh tơơm x’nuur nắc râu bha lâng bh’rợ bhuốih cáih cóh tang nắc bộ Gu nắc đoo râu bha lâng âng bh’rợ bhuốih cóh đong âng ma nứih Cor.
Ma nứih Cor vêy 4 râu Gu pa bhlâng liêm pr’hay, năc muy dông cốh đong, pa zêng: Gu bla dông coh m’pâng đong; Gu Mok dông cóh p’loọng lúh moọt; Gu Mok Tum doong cóh p’loọng lúh moọt ooy ta pêếh lâng Gu Tum dông cóh m’pâng ta pêếh. Cóh đêếc, Gu Bhla bơơn pa chăm liêm lấh, vêy apêê chim a bhríh lâng n’loong n’cuông. Ma nứih Cor pác Gu bhla váih 2 râu nắc Gu gông lâng Gu căn, p’rá Cor moôn nắc Gu Pô lâng Gu Pi. Muy ta la âng Bu zêng nắc đợ bh’rợ z’hai g’lăng coóch boóc âng ma nứih Cor, pa cắh pr’ặt tr’mông liêm pr’hay âng apêê nghệ nhân ma nứih Cor lâng ting apêê đoo xay moon ooy a bhô dang, plêêng k’tiếc, a bhuy a lụ… Đhị apêê Gu, nắc muy c’bhúh x’rắ nắc pa cắh ooy pr’ặt tr’mông zấp t’ngay âng ma nưih Cor lâng xay pa cắh pr’chắp ooy a bhô dang. Lấh n’nắc, dzợ vêy đợ x’rắ hình học, tứ giác, c’lâng vuông góc. Bấc x’rắ xrắ cóh Gu pa cắh đhăm k’tiếc âng ma nứih Cor cơnh: tơơm prao, quế, mặt bh’rương, ađhing moọng, toọm đác,…
L’lăm bêl dông apêê Gu, ma nứih Cor công bhuốih cơnh bhuốih c’đhâng tơơm x’nuur. Lấh mơ doong cốh đong, apêê Gu dzợ pa cắh, dông pa chăm đoọng bhuốih apêê bhô dang, a bhuy a lụ cóh x’nuur.
Pr’dưr pr’dzoọng, Bộ Gu k’đhơợng râu chr’nắp pr’hay cóh pr’ặt tr’mông văn hóa, a bhô dang âng đha nuôr Cor chr’hoong Bắc Trà My ( Quảng Nam). Nắc tu râu chr’nắp n’nắc, t’ngay 25/8/ 2014 Bộ Văn hóa, thể thao lâng Du lịch âi đơơng “ Nghệ thuật pa chăm cóh x’nur lâng bộ Gu âng ma nứih Cor bơr chr’val Trà Kot, Trà Nú,chr’hoong Bắc Trà My” moọt ooy c’bhúh C’kir văn hóa phi vật thể cấp k’tiếc k’ruung. Nâu đoo nắc râu hâng hơnh âng đha nuôr Cor moon za zum lâng đha nuôr Cor cóh chr’hoong Bắc Trà My moon la lay./.
CÂY NÊU VÀ BỘ GU – DI SẢN CỦA NGƯỜI COR
CTV Nguyễn Văn Sơn
Cây Nêu và bộ Gu truyền thống là biểu tượng tâm linh, có vị trí đặc biệt quan trọng và xuyên suốt, không thể thiếu trong các hoạt động lễ hội như tết mùa, lễ cúng giỗ ông bà, tổ tiên hay tế cúng thần linh của người Cor.
Cây nêu truyền thống của người Cor có 3 loại: Cây nêu Ô zô dùng cúng giỗ ông bà tổ tiên; Ô rát cúng các vị thần sông, thần suối, thần núi…để ăn trâu lá và cây nêu và Ô cờ trấu dùng cúng thần trời, thần đất, thần nước…để ăn trâu huê.
Cây nêu thường có độ cao từ 5m đến 6m với nhiều hoạ tiết điêu khắc, trang trí hoa văn sinh động. Mỗi cây nêu đều có 3 phần chính là đỉnh, thân cây với các gu, mâm cúng chuỗi hạt cườm và phần gốc có nài cột câu. Trong đó, phần giữa của thân cây nêu là quan trọng nhất với các dãy hoa văn liên tục. Trên mô típ các dãy hoa văn được hình học hoá với các chấm tròn màu xanh, đỏ, đen tượng trưng cho các ngôi sao. Vòng tròn màu đỏ là biểu tượng của mặt trời quay về hướng đông. Chính vì vậy, người Cor thực hiện việc dựng cây nêu vào buổi sáng. Còn các vòng đen là biểu tượng của mặt trăng được trang trí qua trục thân gỗ.
Cây Nêu là thành phần quan trọng nhất trong các lễ hội của người Cor, là tâm điểm cúng tế ở ngoài trời và được chuẩn bị hàng tháng trời với sự tham gia của nhiều người có kinh nghiệm. Sau khi hoàn tất các khâu chuẩn bị, người Cor chọn ngày lành, tháng tốt tổ chức cúng xin phép được dựng cây Nêu. Theo phong tục của người Cor, nghi lễ cúng được thực hiện 2 lần. Lần đầu, người Cor cúng sản vật và con vật sống như gạo nếp, gà, lợn để kính báo ông bà tổ tiên và các vị thần về dự. Kết thúc nghi lễ cúng lần đầu, người Cor tiến hành dựng cây Nêu; đồng thời giết thịt các con vật sống, nấu chín và cúng tiếp một lần nữa để ông bà, tổ tiên thần linh cùng hưởng và thiết đãi dân làng, khách quý.
Nếu như cây Nêu là tâm điểm nghi thức cúng tế ở ngoài trời thì bộ Gu lại là tâm điểm của nghi thức cúng tế ở trong nhà của người Cor. Người Cor có 4 loại Gu gỗ rất độc đáo, thường chỉ treo trong nhà gồm: Gu Bla treo giữa nhà; Gu Mók treo ở cửa ra vào nhà; Gu MóK Tum treo ở cửa ra vào bếp và Gu Tum treo ở giữa bếp. Trong đó, Gu Bla được trang trí cầu kỳ, công phu nhất, thường có các linh vật và muôn thú. Người Cor chia Gu Bla thành 2 loại là Gu trống và Gu mái, tiếng Cor gọi là Gu Pô và Gu Pi. Mỗi tấm, nhánh của Gu đều là những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc của những nghệ nhân người Cor mô phỏng, tái hiện cuộc sống đời thường nơi người Cor sinh sống và quan niệm của họ về các thần linh, vũ trụ, tín ngưỡng, niềm tin…Trên các mặt Gu, là một thảm hoa văn mô tả cuộc sống đời thường của người Cor và phản ánh quan niệm về các thần linh. Ngoài ra, còn có những hoa văn hình học, tứ giác, đường vuông góc. Nhiều hình vẽ trên Gu khắc hoạ đặc điểm xứ sở của người Cor như: cây chò, cây quế, mặt trăng, cầu vồng, con suối, con sông...
Trước khi treo các bộ Gu, người Cor cũng thực hiện các nghi lễ tâm linh như cúng dựng cây Nêu. Ngoài treo ở trong nhà, các bộ Gu còn được tái hiện, treo trang trí làm điểm tọa lạc để thờ các thần linh trên cây Nêu ở ngoài trời.
Hình ảnh cây nêu, bộ Gu giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống văn hóa, tâm linh của đồng bào Cor huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) . Chính vì giá trị đó, ngày 25/8/2014 Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã đưa "Nghệ thuật trang trí trên cây nêu và bộ Gu của người Cor hai xã Trà Kót, Trà Nú huyện Bắc Trà My" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Đây là niềm tự hào, vinh dự lớn của cộng đồng người Cor nói chung và bà con người Cor ở huyện Bắc Trà My nói riêng./.
Viết bình luận