Một gia đình Khmer có nhiều thế hệ gắn bó với nghề “trồng người” cao quý
Thứ tư, 06:39, 03/07/2024 Thạch Hồng/VOV ĐBSCL Thạch Hồng/VOV ĐBSCL
VOV4.VOV.VN - Ở xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng, rất nhiều người vì tình yêu trẻ, niềm đam mê với nghề giáo viên, sẵn sàng cống hiến, nỗ lực vượt qua khó khăn để giữ lửa nghề và hun đúc cho thế hệ mai sau. Câu chuyện về gia đình thầy Thạch Vila, một gia đình nhiều thế hệ đã chọn theo nghề giáo viên như sự lựa chọn duy nhất, nỗ lực đến cùng để theo đuổi và cống hiến.

 

 

Ấp Đai Úi, xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú là nơi được nhiều người biết đến với tên gọi là “Làng giáo viên”. Sở dĩ có tên như vậy vì người dân nơi đây làm nghề giáo viên chiếm số đông, với khoảng 200 thầy cô giáo trong một ấp. Trong đó, một điều rất đặc biệt và đáng ngưỡng mộ là có một số hộ gia đình gắn bó với nghề giáo nhiều thế hệ.

Chúng tôi có dịp ghé thăm gia đình thầy giáo Thạch Vila, giáo viên Trường Tiểu học Phú Mỹ B và được thầy cho biết, sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống gắn bó với nghề giáo, từ ông nội, đến cha thầy và đến thầy là thế hệ thứ 3. Đặc biệt, thế hệ của thầy có đến 6 anh chị em theo sự nghiệp trồng người của gia đình; trong đó, có người đi dạy lâu nhất là trên 30 năm, ít nhất cũng 20 năm.

Sở dĩ, mọi người yêu nghề giáo viên là vì từ nhỏ luôn thấy cha đi dạy, thấy cha soạn giáo án để đến lớp, năm tháng đó trong lòng đã ấp ủ ước mơ trở thành thầy giáo như cha của mình.

Thầy Vila cho biết thêm, dù trước đây hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhưng cha mẹ luôn cố gắng nuôi dạy anh, chị, em học hành đến nơi, đến chốn. Nối gót cha, thầy Vila quyết tâm theo nghề giáo. Tốt nghiệp sư phạm, năm 1992, thầy được phân công giảng dạy tại quê hương xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú. Thời đó, lương giáo viên thấp, nên có nhiều người đã bỏ nghề, nhưng với anh chị em của thầy, vì yêu nghề, thương các em học sinh, cố gắng bám trụ đến hôm nay.

"Đây là nghề truyền thống của gia đình, thấy cha đi dạy chúng tôi cũng yêu thích và chọn học nghề giáo. Trước đây, ở ấp này việc đi học cũng rất là khó khăn. Còn gia đình cha tôi thì con đông nên cha tôi cũng hướng cho chúng tôi vào sư phạm. Thế là mỗi người đều vào học và đến bây giờ đều ra làm nghề giáo".

- Thầy giáo Thạch Vila

Chọn gắn bó với nghề dạy học, tình yêu trường, lớp, yêu các thế hệ học trò luôn cháy bỏng trong trái tim và nhiệt huyết của các thầy, cô giáo. Bằng tất cả tâm với nghề, họ hoàn thành tốt vai trò, trách nhiệm của mình, đào tạo nên các thế hệ học sinh có đủ đức, đủ tài. Và càng tự hào hơn khi có đến 6 anh chị em trong gia đình của thầy Thạch Vila tiếp bước nghề giáo, dù gặp nhiều khó khăn đều nỗ lực vượt qua.

Như cô Thạch Thị Bạch Tâm, em gái của thầy Vila đang là giáo viên Trường Mầm non Phú Mỹ, cô cho biết, tiếp nối truyền thống của gia đình, cô luôn phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ tại trường mầm non Phú Mỹ. Trong suốt quá trình giảng dạy, cô đạt nhiều thành tích xuất sắc, là giáo viên dạy giỏi của trường.

Thầy Thạch Vila cho biết thêm, phát huy nghề truyền thống của gia đình không phải là áp đặt sở thích của người đi trước cho người đi sau. Thế hệ trước chỉ truyền niềm đam mê và tâm huyết với nghề như một cách định hướng nghề nghiệp cho con, cháu và khi thấy được giá trị, ý nghĩa, anh chị em thầy đã chọn nghề giáo vì sự yêu thích và niềm đam mê.

Đến nay, các con và các cháu của thầy cũng đang tiếp nối con đường mà gia đình đã chọn. Con lớn của thầy đang học năm cuối ngành sư phạm trường Đại học Đồng Tháp; trong khi nhiều con cháu của thầy cũng tâm sự sẽ nối gót nghề trồng người của gia đình trong tương lai.

Gắn bó với sự nghiệp trồng người qua nhiều thế hệ như gia đình thầy Thạch Vila thì không phải gia đình nào cũng làm được. Việc này không chỉ xuất phát từ lòng yêu nghề của chính mỗi cá nhân mà còn có định hướng từ những thế hệ đi trước. Giờ đây, đại gia đình thầy Thạch Vila nhận được trong suốt nhiều thế hệ gắn bó với nghề là sự kính trọng của các thế hệ học sinh, sự yêu thương của phum, sóc, của xã hội./.

Thạch Hồng/VOV ĐBSCL

Viết bình luận

Tin liên quan

Sóc Trăng: Nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn giá trị văn hóa Khmer
Sóc Trăng: Nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn giá trị văn hóa Khmer

VOV4.VOV.VN - Những năm qua, tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện tốt các chương trình, chính sách liên quan đến công tác bảo tồn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hoá đặc trưng của đồng bào Khmer. Đặc biệt, việc thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I từ năm 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã hỗ trợ nguồn lực quan trọng cho công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào gắn với phát triển du lịch.

Sóc Trăng: Nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn giá trị văn hóa Khmer

Sóc Trăng: Nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn giá trị văn hóa Khmer

VOV4.VOV.VN - Những năm qua, tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện tốt các chương trình, chính sách liên quan đến công tác bảo tồn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hoá đặc trưng của đồng bào Khmer. Đặc biệt, việc thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I từ năm 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã hỗ trợ nguồn lực quan trọng cho công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào gắn với phát triển du lịch.

Hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Sóc Trăng
Hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Sóc Trăng

VOV4.VOV.VN - Thực hiện công tác đào tạo nghề cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp, thời gian qua huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng đã tăng cường mở các lớp dạy nghề, mang lại những kết quả tích cực.

Hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Sóc Trăng

Hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Sóc Trăng

VOV4.VOV.VN - Thực hiện công tác đào tạo nghề cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp, thời gian qua huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng đã tăng cường mở các lớp dạy nghề, mang lại những kết quả tích cực.

Sóc Trăng phát động Cuộc thi tìm hiểu Chuyên đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Sóc Trăng phát động Cuộc thi tìm hiểu Chuyên đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

VOV4.VOV.VN - Sáng 17/5, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sóc Trăng tổ chức lễ phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Chuyên đề năm 2024 Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Sóc Trăng phát động Cuộc thi tìm hiểu Chuyên đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Sóc Trăng phát động Cuộc thi tìm hiểu Chuyên đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

VOV4.VOV.VN - Sáng 17/5, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sóc Trăng tổ chức lễ phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Chuyên đề năm 2024 Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC