Nhà đày Buôn Ma Thuột tọa lạc tại 27 Phạm Hồng Thái, phường Tự An, thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk. Những năm 1930 – 1931, thực dân Pháp cho xây dựng để đày ải, giam cầm các tù chính trị từ các tỉnh Trung Kỳ, tức từ Thanh Hóa vào Bình Thuận.
Năm 2019, nhà đày nhận bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt.
Cổng chính vào nhà đày Buôn Ma Thuột. Toàn bộ khuôn viên được bao bọc bởi bức tường cao trên 4m, dày 40cm và ở trên có hàng rào dây thép gai, có điện chiếu sáng vào ban đêm. Bốn góc của nhà đày có 4 tháp canh. Từ các tháp canh này có thể quan sát được toàn bộ khuôn viên nhà đày.
Lối đi vào nhà đày.
Khuôn viên nhà đày Buôn Ma Thuột rộng khoảng 2ha có 6 lao với những hình thức giam giữ riêng biệt. Từ cổng chính bước vào, bên tay phải là dãy xà lim và phòng làm việc của quản ngục.
Dãy xà lim là nơi thực dân Pháp biệt giam những tù nhân mà chúng cho là cầm đầu phong trào đấu tranh trong nhà đày Buôn Ma Thuột. Bảng đỏ tại cổng vào xà lim có đề tên những chiến sỹ trung kiên, những đồng chí đấu tranh trong các cuộc đấu tranh, biểu tình và vượt ngục như: Nguyễn Chí Thanh, Trần Hữu Dực, Đoàn Khuê, Võ Chí Công, Bùi San, Nguyễn Duy Trinh, Hoàng Anh, Trần Thông Cảm, Nguyễn Hữu Khiếu, Nguyễn Thế Lâm, Nguyễn Tạo, Tố Hữu, Trần Sâm.
Trong xà lim có 21 phòng giam. Mỗi phòng giam rộng 1m, dài gần 2m.
Hình tượng tù nhân bị ngồi cùm chân, phía dưới có đặt 2 ống tre. Một ống dùng để đi vệ sinh, một ống dùng đựng nước uống. Anh Nguyễn Trí Phước, hướng dẫn viên di tích lịch sử nhà đày Buôn Ma Thuột cho biết: "Cứ một tuần chúng sẽ vào đây thay nước một lần. Phòng biệt giam này chúng dùng chính sách là 15 ngày chúng cho ăn mặn, 15 ngày chúng cho ăn nhạt. 15 ngày ăn mặn là ăn cơm, trộn muối, cá ròi, gạo mốc xanh đen lên. 15 ngày ăn nhạt là chỉ ăn cơm".
Khoảng sân trước 21 phòng giam trong xà lim. "Khi giam giữ tại dãy xà lim, ở ngoài này cứ 15 – 20 ngày chúng sẽ cho ra ngoài này tắm nắng một lần. Khi ra, hai đồng chí sẽ ngồi hai đầu để cầm những quả tạ này có thể nặng tầm 50 – 80 ký. Với sức lực của các đồng chí này không thể nào lết từ đầu này sang đầu này để trao đổi thông tin hay nói chuyện với nhau được. Và tại đây đều có lính canh. Trên này đều có lính. Chỉ cần nhúc nhích một cái thôi chúng sẽ vào đàn áp trực tiếp tại nơi đây". - Anh Nguyễn Trí Phước cho hay.
Phòng làm việc của quản ngục - nơi lấy khẩu cung cũng như tra tấn tù nhân
Khu nhà xưởng - nơi các tù nhân sau khi bị lao dịch khổ sai. Thực dân Pháp dùng chính các tù chính trị làm công cụ lao động, gông cùm, xiềng xích, xây dựng nhà tù... để giam cầm tù chính trị.
Khu nhà xưởng là một dãy phòng giam gồm xưởng mộc, xưởng may, gara sửa ô tô
Hàng cây tùng cắt tỉa gọn gàng xanh mướt mắt dọc hai bên lối đi phòng giam tập thể, xua tan không khí ảm đạm của nhà đày. Đây là kết quả của 2 lần trùng tu, cải tạo của các ngành chức năng và chính quyền địa phương.
Cảnh quan trong khuôn viên nhà đày Buôn Ma Thuột
Dãy phòng giam tập thể
Phòng giam này được kê sạp gỗ hai bên làm chỗ ngủ, có mô hình những tù nhân bị cùm chân tập thể, nhưng bàn tay vẫn nắm chặt và giơ cao như đang đả đảo, chống lại sự tra tấn bằng roi tre của những tên lính áo vàng.
Chính tại nơi này, những người tù cộng sản đã đoàn kết, vượt qua nỗi đau về thể xác, tổ chức nhiều cuộc đấu tranh chống lại chế độ hà khắc của thực dân, biến nhà đày thành trường học văn hóa, chính trị… Bên trong lao tái hiện lại cảnh học tập của các đồng chí khi giam giữ tại nhà đày Buôn Ma Thuột này.
Cách mạng Tháng Tám thành công, nhà đày được giải vây. Nhưng đến năm 1954, đế quốc Mỹ tiếp tục sử dụng nhà đày. Khi đó, nhà đày Buôn Ma Thuột được chia làm 2 phần: trung tâm cải huấn và kho quân nhu. Bên cạnh đó, chúng mở thêm các hạng mục công trình khác như: nhà nguyện, nhà quốc thái dân an...
Nhà quốc thái dân an hiện đang là nơi thờ các chiến sỹ cách mạng đã bị giam giữ và hy sinh tại đây.
Nhà trưng bày tại nhà đày Buôn Ma Thuột
Không gian trưng bày giữ nhiều hiện vật những người tù cộng sản đã sử dụng để tổ chức các cuộc đấu tranh.
Như chiếc ca đựng cơm, đôi đũa tre, muôi, đôi guốc mộc… hiện vật đơn sơ nhưng thể hiện sự mưu trí, dũng cảm của các chiến sỹ cách mạng Việt Nam.
Sách, bản đồ, tư liệu... các tù chính trị học tại nhà đày
Viết bình luận