Đến nay tỉnh Kon Tum đã phát triển được gần 11.300 héc-ta cây dược liệu, trong đó riêng diện tích cây sâm Ngọc Linh hơn 2.400 héc-ta. Thu nhập từ cây dược liệu đã giúp hàng nghìn hộ dân tộc thiểu số ở các huyện: Tu Mơ Rông, Kon Plông và Đăk Glei vươn lên thoát nghèo, góp phần thúc đẩy kinh tế- xã hội ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh. Hiện, tỉnh Kon Tum đang nghiên cứu, xây dựng một số chính sách đặc thù hỗ trợ người dân về giống, kỹ thuật, chế biến… để vừa mở rộng diện tích vừa nâng cao giá trị sản phẩm dược liệu.
Ông Thái Văn Tưởng, Bí thư Huyện uỷ Đăk Glei, cho biết: “Để thúc đẩy việc phát triển dược liệu phải mở rộng nguồn cung cấp giống. Đối với sâm Ngọc Linh nguồn giống hiện nay rất khó khăn chủ yếu nguồn giống hiện nay tập trung trong dân, người dân lấy từ hạt thu mua lẫn nhau. Giá thì rất là cao, 1 hạt như thế 100.000 đồng, 1 cây con 1 năm tuổi 300.000 đồng, giống rất khó khăn. Hai nữa là chỉ có nhà đầu tư mới xây dựng được vùng dược liệu quy mô lớn còn nếu như trong dân trồng, các hộ gia đình trồng thì chỉ nhỏ lẻ không mang tầm xây dựng vùng dược liệu”./.
Viết bình luận