Hạn chế thủ tục “lòng vòng”
Theo ông Phan Đức Hiếu-Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Luật Đất đai năm 2024 có những đột phá về mặt cải cách thể chế, đó là đơn giản hóa, bãi bỏ các thủ tục không cần thiết, như với việc sử dụng đất nông nghiệp với thời hạn 50 năm. Nếu hết thời hạn sử dụng, luật quy định không cần phải làm thủ tục mà sẽ tự động gia hạn.
Điểm mới nữa trong cải cách thể chế, theo ông Phan Đức Hiếu đó là Luật đất đai năm 2024 được rà soát để đảm bảo tính tương thích trong toàn bộ hệ thống pháp luật và các luật liên quan. Và khi thực hiện thủ tục sẽ không nhìn riêng lẻ từng luật mà sẽ tính vào hệ thống thủ tục.
Dẫn ví dụ về việc chuyển nhượng dự án bất động sản, ông Phan Đức Hiếu cho hay, trước đây nếu thực hiện chuyển nhượng dự án bất động sản mà có liên quan đến quyền sử dụng đất, đầu tiên là làm thủ tục chuyển nhượng dự án, sau đó Nhà nước sẽ thu hồi quyền sử dụng đất của chủ dự án cũ rồi mới làm thủ tục để giao quyền sử dụng đất cho chủ đầu tư mới.
Tuy nhiên, với quy định của Luật Đất đai mới, việc chuyển nhượng sẽ không còn “lòng vòng” nữa khi chủ đầu tư mới chỉ cần đăng ký biến động giá đất, từ đó cắt giảm rất nhiều thủ tục hành chính không cần thiết, tiết giảm chi phí, thời gian cho doanh nghiệp.
Riêng với việc tổ chức thực hiện luật đất đai, ông Phan Đức Hiếu cho rằng đây là thách thức rất lớn. Với cơ quan Trung ương, không chỉ ban hành đầy đủ, kịp thời, đúng thời hạn các văn bản hướng dẫn theo tinh thần của Luật đất đai mới mà còn rà soát lại các nghị định, không chỉ là nghị định trực tiếp hướng dẫn Luật mà còn cả những nghị định liên quan. Ông Hiếu nêu ví dụ: Nếu như cho phép kết hợp với dịch vụ, thương mại sử dụng đất đa mục đích thì không cấp được phòng cháy, chữa cháy. Vì hiện nay, theo quy định thì không cấp phòng cháy chữa cháy cho công trình trên đất nông nghiệp. Nếu như nghị định đấy không sửa thì chính sách này của Luật đất đai không đi vào cuộc sống.
"Nếu như cho phép kết hợp với dịch vụ, thương mại sử dụng đất đa mục đích thì không cấp được phòng cháy, chữa cháy. Vì hiện nay, theo quy định thì không cấp phòng cháy chữa cháy cho công trình trên đất nông nghiệp. Nếu như nghị định đấy không sửa thì chính sách này của Luật đất đai không đi vào cuộc sống" - Phan Đức Hiếu. |
Giao quyền mạnh mẽ cho địa phương
Các cơ quan cấp tỉnh, thành phố và cấp huyện được trao thẩm quyền nhiều hơn. Điển hình như Điều 126 về việc thu hồi đất để phát triển nhà ở thương mại, Luật đất đai mới giao hoàn toàn quyền cho HĐND quyết định trường hợp nào là giao đất, trường hợp nào là đấu giá. Đồng thời HĐND cũng là cơ quan ban hành bộ tiêu chí, điều kiện để đấu giá, đấu thầu.
Nói về các quy định trong Luật Đất đai năm 2024, ông Nguyễn Thanh Bình, Trưởng ban tư vấn Dân chủ Pháp luật quận Tân Bình, TP.HCM khẳng định rằng, Luật đất đai mới sẽ giải quyết được nhiều bức xúc, tạo nên những tác động mạnh vào phát triển kinh tế xã hội, gỡ những nút thắt trói buộc quá trình sử dụng đất đai gây nhiều bức xúc hiện nay.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Thanh Bình cho rằng, vấn đề quan trọng nhất là Chính phủ, các Bộ ngành cần hướng dẫn như thế nào để khi đưa Luật đi vào cuộc sống không ở tình trạng, mỗi nơi có một cách hiểu khác nhau. "Tránh tình trạng địa phương này hiểu một đàng, địa phương kia hiểu cách khác. Hay công chức hiểu như thế này, người dân hiểu theo ý khác. Nên bắt buộc phải hướng dẫn thận trọng để mọi người hiểu được tính quan trọng và sự phức tạp của Luật Đất đai" - Nguyễn Thanh Bình.
Luật Đất đai năm 2024 gồm 16 chương, 260 điều, được Văn phòng Chủ tịch nước công bố vào cuối tháng 2/2024 và dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Nhằm khơi thông nguồn lực đất đai, kịp thời giải quyết, xử lý dứt điểm các tồn đọng về đất, Chính phủ trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết để Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật kinh doanh bất động sản cùng có hiệu lực từ ngày 1/7/2024./.
Viết bình luận
Tin liên quan
Yếu kém trong quản lý đất đai ở Kon Tum
VOV4.VN - Thời gian qua công tác quản lý đất đai ở tỉnh Kon Tum đã bộc lộ nhiều bất cập, yếu kém, thậm chí cố tình “nhập nhèm”. Không chỉ gây lãng phí về đất đai, thiệt hại tài sản Nhà nước, điều này còn gây giảm sút niềm tin của người dân vào đội ngũ công bộc làm công tác quản lý đất đai của địa phương.
Yếu kém trong quản lý đất đai ở Kon Tum
VOV4.VN - Thời gian qua công tác quản lý đất đai ở tỉnh Kon Tum đã bộc lộ nhiều bất cập, yếu kém, thậm chí cố tình “nhập nhèm”. Không chỉ gây lãng phí về đất đai, thiệt hại tài sản Nhà nước, điều này còn gây giảm sút niềm tin của người dân vào đội ngũ công bộc làm công tác quản lý đất đai của địa phương.
Bộ Trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc làm việc tại tỉnh Cao Bằng
VOV4.VOV.VN - Chiều 14/5, đoàn công tác của Chính phủ do Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Cao Bằng về tình hình sản xuất, kinh doanh, đầu tư công, xây dựng cơ sở hạ tầng, xuất nhập khẩu và thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
Bộ Trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc làm việc tại tỉnh Cao Bằng
VOV4.VOV.VN - Chiều 14/5, đoàn công tác của Chính phủ do Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Cao Bằng về tình hình sản xuất, kinh doanh, đầu tư công, xây dựng cơ sở hạ tầng, xuất nhập khẩu và thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.