Hơnăm 2014, hlo yhă tiu gto kơnâ sap ing 160 – 210 rơpâu liăn 1kg, rơpo\ng jâ Trần Thị Tân a thôn Nam Hòa, cheăm Dray Bhăng, tơring }ư\ Kuin hiăng pơkâ hơ’lêh pêt 1 ha kơphế ki hiăng krâ pêt tiu. Troh hơnăm 2016, kơdrum tiu dêi rpo\ng jâ hiăng mot tung pơla kri ki apoăng châ 3 ta#n, tê [ă yă 160 troh 180 rơpâu liăn/kg, ôh tá riân tá liăn ngân ‘no hrê, rơpo\ng jâ Tân ối laih 200 rơtuh liăn. Hơnăm kố, hiăng mot tung rơnó krí ki xiâm la xua kong prâi oh tá tơniăn, ki le\m dêi tiu chu kơdroh, tá ha bu châ 1 ta#n 5 tă. Ôh ti xê to tiah mê, [ă yă tê nôkố bu sap ing 50 – 60 rơpâu liăn/kg dâng 1/3 tâng vâ pơchông [ă dế nôkóo hơnăm hdrối pro jâ Tân tôu tuăn ôh tá ‘nâi xo liăn u lâi vâ ‘no cheăng ap rơnó kơ’nâi.
‘’Mình làm nghề nông là người nông dân mình cũng muốn giá cả cao lên một chút để chi phí đầu tư vào vườn cây bền vững hơn, chi phí trang trải trong gia đình thoải mái hơn chứ giờ giá xuống thấp quá mình cũng phải e dè một tý, cuộc sống khó khăn hơn’’.
Kơdrum tiu hlâ
Không chỉ mất mùa, rớt giá, hơn 1 ha tiêu của gia đình ông Nông Văn Thắng ở thôn 6, xã Ea Hiu, huyện Cư Kuin còn bị nhiễm bệnh, chết hàng loạt. Từ 1.000 trụ tiêu xanh tốt qua đợt mưa kéo dài cuối năm 2017 đã trở nên vàng úa, thối rễ, khô cành hơn nửa. Số cây còn sống thu chưa đến 7 tạ tiêu hạt. Vốn đầu tư ban đầu gần 100 triệu nay thành gánh nặng đối với gia đình ông:
‘’Tôi cứ đi lấy tiền lấy lương rồi vay mượn về tập trung đổ gốc, phun đủ hết để mong cứu chữa vườn tiêu vì chi phi đầu tư quá lớn nhưng đến giờ vẫn không được. Riêng năm ngoái tôi thu bói được hai tạ, năm nay hy vọng được dăm tạ nhưng qua đợt mưa nhà đi trắng hết một lượt’’.
Kơdrum tiu hlâ
Tại huyện Ea Kar, một trong những địa phương có diện tích trồng hồ tiêu tập trung lớn của Dak Lak, tình trạng hồ tiêu nhiễm bệnh, chết cũng gia tăng. Ông Hồ Tấn Cư, trưởng phòng Nông nghiệp huyện Ea Kar cho biết, chỉ tính từ cuối năm 2017 đến nay, toàn huyện có 1.500 ha trong số 5.800 ha ta hồ tiêu bị chết. Chủ yếu tập trung ở những vùng thổ nhưỡng, đất đai không phù hợp nhưng người dân vẫn trồng do chạy theo thời giá. Nay năng xuất thấp, giá lao dốc khiến nhiều gia đình rơi vào cảnh nợ nần:
‘’Năm 2015- 2016 do giá cả tiêu từ 170 đến 180 ngàn đồng 1 kg,chính vì vậy người dân ồ ạt trồng tiêu. Kể cả trên những vùng đất không phù hợp như đất ruộng, đất trũng nên qua trận mưa lớn năm 2016 – 2017 tiêu chết do sâu bệnh ngập úng khoảng 1.500 ha’’.
Theo bà Vũ Thị Thanh Bình, Phó chi cục trưởng Chi cục trồng trọt tỉnh Dak Lak, mặc dù tỉnh đã đưa ra nhiều khuyến cáo trong quy hoạch phát triển hồ tiêu bền vững của tỉnh đến năm 2020 chỉ có 18.000 ha, nhưng tính đến cuối năm 2017 toàn tỉnh có khoảng 43.000 ha, gấp hơn 2 lần so với quy hoạch. Cảnh “mất mùa, mất giá” chính là cái giá đắt mà người trồng hồ tiêu đang phải trả trong phát triển ồ ạt, không có định hướng. Tuy nhiên, theo bà Bình, hồ tiêu vẫn là một trong những cây trồng chủ lực của Dak Lak, vì vậy, để hồ tiêu phát triển bền vững ngành nông nghiệp tỉnh vẫn khuyến cáo bà con đầu tư chăm sóc hồ tiêu những vùng được quy hoạch, áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm
‘’Quan điểm của các cơ quan chuyên môn cũng như các đơn vị quản lý nhà nước là không tái canh lại diện tích tiêu bị chết do sâu bệnh và ngập úng, ở những vùng đất không phù hợp. Đồng thời khuyến cáo bà con nông dân duy trì và chăm sóc tiêu trên những diện tích đất đai phù hợp mà bà con đã nắm rõ kỹ thuật canh tác trên cây tiêu, những diện tích đó nên duy trì chăm sóc đợi giá tiêu ổn định trở lại’’.
Dù ngành nông nghiệp đưa ra khuyến cáo, nhưng với người trồng hồ tiêu hệ lụy của việc hồ tiêu sâu bệnh, giá sụt giảm có khả năng kéo dài cả những năm sau nữa, bởi khi tiêu mất mùa, mất giá, bà con nông dân không có chi phí để đầu tư cho vụ sau, gây ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và sản lượng. Bởi để có vốn đầu tư, một số gia đình buộc phải chọn giải pháp vay vốn ngân hàng, như vậy, người dân vừa phải chịu lãi ngân hàng, vừa lo nếu như giá tiêu không tăng lên thì phải chịu thiệt hại kép./.
Hương Lý chêh
Katarina Nga tơplôu [a\ tơbleăng
Viết bình luận