Ông Đỗ Như Ý, ở thành phố Hà Nội là một trong số hàng chục nghìn du khách trải nghiệm trọn vẹn Lễ Hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8. Với ông, Lễ hội cà phê lần này đã để lại ấn tượng đẹp trong từng sự kiện nhỏ. Ông cũng ấn tượng với cà phê Buôn Ma Thuột và sự hòa quyện của thiên nhiên, con người và văn hóa của vùng đất
Ông Ý cho biết, tôi đã tham gia lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột từ khi tổ chức Tập văn nghệ, tới lễ hội đường phố, đêm ca nhạc, lễ hội ánh sáng. Tôi đã uống cà phê ở đường Phan Đình Giót… Lễ hội năm nay tổ chức rất công phu, không khí vui vẻ, khí hậu lại ôn hòa, con người hòa nhã, cà phê đậm đà và đầy chất Tây Nguyên.
Trong khi du khách phương xa khó quên 5 ngày lễ hội đầy âm nhạc, ánh sáng, nhiều hương sắc và tấm lòng mến khách của xứ sở cà phê, thì những người tổ chức lễ hội và các hoạt động hưởng ứng ở khắp các huyện, thị xã trong tỉnh, cũng đang tận hưởng dư vị còn đọng lại.
Ông Hồ Sỹ Trung, chủ trang trại cà phê V’Ori, huyện Krông Pac, tỉnh Đăk Lăk cho biết, đây lần đầu tiên ông cùng các phòng ban trong huyện tổ chức hoạt động hưởng ứng Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột, nhưng đã tạo được những dấu ấn khó quên. Máy pha cà phê đặt tại Di tích lịch sử quốc gia Đồn điền cà phê Cada đã hoạt động hết công suất để phục vụ khách tham quan vùng cà phê sớm nhất ở Việt Nam, thăm con đường tái hiện lịch sử cà phê hơn 100 năm của vùng đất này.
Ông Hồ Sỹ Trung kỳ vọng, những ngày lễ hội vừa qua sẽ không chỉ đọng lại như một ký ức đẹp, mà còn bồi dưỡng tình yêu đối với cà phê, thu hút thêm giới trẻ chung tay phát triển ngành hàng, xây dựng văn hóa cà phê cho Đăk Lăk. Uống cà phê tham quan quy trình sản xuất trong con đường cà phê Việt các bạn trẻ còn đến thư viện cà phê và biết giá trị của đồn điền cà phê kara cội nguồn cà phê Việt lan tỏa điều đó đến tất cả các bạn trẻ để có thể có thêm một hướng nghiệp lâu dài...
Trong dòng người đông đảo đến với Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8, ông Nguyễn Văn Lạng, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đăk Lăk, là chứng nhân của cả 8 kỳ lễ hộ, ông cũng là một trong những nhân vật định hình ra Lễ hội cà phê. Ông Nguyễn Văn Lạng nhận xét, đến lần thứ 8 được tổ chức, Đăk Lăk không chỉ đạt tới quy mô tổ chức lễ hội lớn hơn; phong phú, đa dạng, chuyên nghiệp hơn, mà còn có chiều sâu cộng đồng rõ nét và tự tin hơn.
Lễ hội không chỉ xâu chuỗi các sự kiện của ngành cà phê mà nó còn kết hợp các hoạt động khác, thể hiện thế mạnh của Đắk Lắk. Mọi người đến là thấy được đó là thành phố của cà phê, người dân ai cũng thuộc về cà phê, ai cũng có thể trở thành chuyên gia giới thiệu về cà phê. Nghĩa là cộng đồng cùng tham gia họ tự hào giới thiệu với du khách với thế giới.
Cũng là người trải nghiệm cả 8 kỳ lễ hội, đồng thời gắn bó sâu sắc với cộng đồng cà phê Việt Nam, tiến sĩ Trịnh Đức Minh, Chủ tịch Hiệp Hội cà phe Buôn Ma Thuột cho rằng, Lẽ hội lần thứ 8 đã thực sự chú ý đến những nội dung tinh tế của văn hóa cà phê, khi lồng hàng chục cuộc hội thảo vào các sự kiện. Tiến sĩ Minh khẳng định, lễ hội lần này vừa thành công quảng bá thành tựu của ngành Cà phê và văn hóa Tây Nguyên, vừa thành công định hướng để chính những chủ nhân của lễ hội có những bước đi thỏa đáng trong phát triển ngành hàng và bồi đắp văn hóa cà phê trong tương lai.
Lễ Hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 diễn ra trong nhiều tín hiệu thuận lợi, với giá cà phê đạt mức cao và ổn định cùng với các kho cà phê của Đăk Lăk vẫn chất đầy, với cả 5 ngày của lễ hội đều trời trong gió mát, với các dự án lớn của Buôn Ma Thuột đang giai đoạn về đích.
Ông Trần Đức Nhật, Phó chủ tịch UBND thành phố Buôn Ma Thuột cho biết, địa phương đang trong năm đầu thực hiện cơ chế đặc thù đã được quốc hội phê duyệt và đang nghiên cứu xây dựng đề án xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành thành phố cà phê của thế giới… Chính vì vậy, thành công của lễ hội cà phê lần thứ 8 có ý nghĩa rất quan trọng trong giai đoạn tới, để Buôn Ma Thuột sẽ trở thành điểm đến, để khi nhắc đến Buôn Ma Thuột của Việt Nam là nhắc đến một thành phố cà phê của thế giới
Hơn 100 năm cây cà phê phát triển ở Đăk Lăk, gần 20 năm lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột được tổ chức, cây cà phê đã thấm sâu vào đời sống và văn hóa của các dân tộc trong tỉnh, lan tỏa khắp Tây Nguyên và cả nước. Cùng với lễ hội cà phê 2 năm 1 lần, Đăk Lăk-Buôn Ma Thuột còn trở thành trung tâm tổ chức các cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam, đưa cà phê đặc sản Việt Nam đi khắp thế giới; đã xây dựng thành công hệ sinh thái cà phê cảnh quan độc đáo và đạt siêu giá trị kinh tế.
Bên cạnh đó, Lễ hội cồng chiêng, Lễ hội xuân của các dân Tây Bắc, Đông Bắc, Hội xuân Quan họ Bắc Ninh cũng ngày càng hòa nhịp trên vùng đất này. Khu vườn văn hóa xum xuê, đa dạng với trụ cột là kinh tế-văn hóa cà phê, đang tạo động lực đưa Đăk Lăk tiến từng bước tới mục tiêu lớn của mình: xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới./.
Viết bình luận