Bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số - Những tín hiệu tích cực
Thứ sáu, 13:57, 15/09/2023 Hoàng Thái Hoàng Thái
VOV4.VOV.VN - Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em là một trong những nội dung quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2030. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là cơ quan được Chính phủ giao trọng trách triển khai nội dung này. Vậy, thời gian qua chúng ta đã đạt được những bước tiến ra sao về bình đẳng giới ở vùng dân tộc thiểu số? (Chương trình Đại Gia đình các DTVN ngày 12/9/2023)

 

"Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" là 1 trong những dự án thành phần giai đoạn I (2021-2025) của Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Với vai trò là cơ quan chủ trì "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em", thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã nỗ lực phối hợp các cấp chính quyền, các ngành liên quan thực hiện và đạt được kết quả bước đầu về các chỉ tiêu cốt lõi của dự án. Các mô hình, hoạt động được người dân đón nhận, ủng hộ, được các cấp ủy, chính quyền địa phương đánh giá cao.

Tại Quảng Trị, thực hiện Dự án này, Hội Liên hiệp PNVN tỉnh đã chỉ đạo thành lập tổ truyền thông cộng đồng ở các thôn, bản khu vực biên giới, vùng DTTS. Tại xã A Bung, huyện Đakrông, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã đã ra mắt các mô hình địa chỉ tin cậy, tập huấn về bình đẳng giới tại thôn và mô hình Câu lạc bộ Thủ lĩnh của sự thay đổi tại Trường Trung học cơ sở A Bung; đồng thời, ở cấp xã cũng thành lập thêm tổ truyền thông cộng đồng ở thôn Cu Tài 2. Phó chủ tịch UBND xã, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã A Bung Hồ Thị Nhàn cho biết: “Triển khai Dự án 8, Hội PN xã A Bung đã thành lập mô hình tổ truyền thông cộng đồng tại thôn Cu Tài 2 để làm sao ở thôn này sẽ có sự thay đổi hành vi để họ tự nhận thức về bình đẳng giới, từ nam giới, người già đều nhìn nhận về bình đẳng giới khác hơn trước, từ đó tự thay đổi bản thân để coi trọng người phụ nữ trong gia đình. Từ mô hình này, chúng tôi sẽ lan tỏa ra các thôn khác để các thôn cùng thay đổi”. 

Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị, bà Nguyễn Thị Ty, cho biết: Đến nay Hội LHPN huyện đã tổ chức các chiến dịch truyền thông nhằm thay đổi định kiến, khuôn mẫu giới xóa bỏ những tập tục văn hóa có hại và nhận diện, giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS trong huyện. Hội LHPN huyện đã tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho chị em về bình đẳng giới. Giới thiệu cho chị em biết đến sự tồn tại của mô hình địa chỉ tin cậy ở cộng đồng như là một nơi để chị em có thể tạm lánh khi bị bạo lực gia đình. Đồng thời, thông qua các chiến dịch truyền thông nhằm thay đổi định kiến khuân mẫu giới, Hội LHPN huyện Đakrông cũng đã trang bị cho chị em các kiến thức và nâng cao trách nhiệm của gia đình, của cộng đồng trong việc xóa bỏ các tập tục văn hóa có hại đối với phụ nữ và trẻ em. 

Tại Hà Giang, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã ban hành nhiều văn bản, hướng dẫn thực hiện. Theo đó, đơn vị đã triển khai đồng bộ các nội dung hoạt động của dự án, như: xây dựng và nhân rộng các mô hình, thay đổi "nếp nghĩ, cách làm", nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ; tuyên truyền, vận động thay đổi "nếp nghĩ, cách làm". Công tác này đã góp phần xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những hủ tục; bảo đảm tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội của cộng đồng, giám sát và phản biện…

Kết quả thực hiện bước đầu có thể thấy, các hoạt động của Dự án được triển khai đúng yêu cầu định hướng, vừa mang tính toàn diện, vừa cụ thể, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế, mang lại quyền lợi cho phụ nữ và trẻ em trên các địa bàn được triển khai, góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi nếp nghĩ, cách làm.

Tuy nhiên, đây là công việc mới nên việc triển khai của các cấp Hội Phụ nữ, nhất là ở cơ sở còn nhiều vướng mắc. Mặt khác, công tác thành lập các tổ truyền thông tại các thôn, bản chỉ mới bước đầu, việc duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động gặp khó do không có nguồn kinh phí.

Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tôn Ngọc Hạnh cho biết, tại một số địa phương, nhiều nội dung hoạt động và chỉ tiêu dự án đặt ra trong năm chưa thực hiện được. Việc hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số xây dựng mô hình sinh kế, phát triển kinh tế, đặc biệt là sinh kế gắn với ứng dụng khoa học-công nghệ còn gặp nhiều khó khăn do địa bàn vùng sâu vùng xa, đi lại không thuận lợi, một bộ phận người dân vẫn quen tập quán sản xuất lạc hậu, manh mún./.

Hoàng Thái

Viết bình luận

Tin liên quan

Phát triển đảng viên nữ người dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Mường Tè
Phát triển đảng viên nữ người dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Mường Tè

VOV4.VOV.VN - Đảng bộ huyện Mường Tè (Lai Châu) triển khai nhiều giải pháp thực hiện hiệu quả công tác phát triển đảng viên nữ người dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng tổ chức cơ sở Đảng vững mạnh, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương và giảm nghèo bền vững.

Phát triển đảng viên nữ người dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Mường Tè

Phát triển đảng viên nữ người dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Mường Tè

VOV4.VOV.VN - Đảng bộ huyện Mường Tè (Lai Châu) triển khai nhiều giải pháp thực hiện hiệu quả công tác phát triển đảng viên nữ người dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng tổ chức cơ sở Đảng vững mạnh, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương và giảm nghèo bền vững.

Hiệu quả từ mô hình đảng viên đồn Biên phòng phụ trách giúp hộ gia đình  khu vực biên giới
Hiệu quả từ mô hình đảng viên đồn Biên phòng phụ trách giúp hộ gia đình khu vực biên giới

VOV4.VOV.VN - Chỉ thị 681 của Đảng ủy BĐBP về việc phân công đảng viên đồn Biên phòng phụ trách hộ gia đình ở khu vực biên giới đã giúp cán bộ, chiến sĩ BĐBP nắm chắc địa bàn hơn. Nhiều đảng viên BĐBP đã hỗ trợ bà con rất thiết thực, góp phần giúp dân bản vươn lên thoát nghèo. Ghi nhận tại Đồn Biên phòng Hồng Vân, BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế. Chương trình DTPT ngày 16/8/2023.

Hiệu quả từ mô hình đảng viên đồn Biên phòng phụ trách giúp hộ gia đình  khu vực biên giới

Hiệu quả từ mô hình đảng viên đồn Biên phòng phụ trách giúp hộ gia đình khu vực biên giới

VOV4.VOV.VN - Chỉ thị 681 của Đảng ủy BĐBP về việc phân công đảng viên đồn Biên phòng phụ trách hộ gia đình ở khu vực biên giới đã giúp cán bộ, chiến sĩ BĐBP nắm chắc địa bàn hơn. Nhiều đảng viên BĐBP đã hỗ trợ bà con rất thiết thực, góp phần giúp dân bản vươn lên thoát nghèo. Ghi nhận tại Đồn Biên phòng Hồng Vân, BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế. Chương trình DTPT ngày 16/8/2023.

Phát triển đảng viên người dân tộc thiểu số ở huyện biên giới Đăk Glei, tỉnh Kon Tum
Phát triển đảng viên người dân tộc thiểu số ở huyện biên giới Đăk Glei, tỉnh Kon Tum

VOV4.VN - Nhờ thực hiện tốt công tác xây dựng đảng ở vùng dân tộc thiểu số, Đăk Glei đã phát huy truyền thống cách mạng, xây dựng vùng biên giới ổn định an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

Phát triển đảng viên người dân tộc thiểu số ở huyện biên giới Đăk Glei, tỉnh Kon Tum

Phát triển đảng viên người dân tộc thiểu số ở huyện biên giới Đăk Glei, tỉnh Kon Tum

VOV4.VN - Nhờ thực hiện tốt công tác xây dựng đảng ở vùng dân tộc thiểu số, Đăk Glei đã phát huy truyền thống cách mạng, xây dựng vùng biên giới ổn định an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC