Đường xe lửa qua Lào Cai là mắt xích quan trọng trên tuyến đường sắt Điền - Việt, khánh thành năm 1910 nối từ Côn Minh (Trung Quốc) tới cảng Hải Phòng. Công trình được đánh giá là đặc biệt của lịch sử thế giới cận đại này đã góp phần đưa Lào Cai trở thành cửa ngõ quốc tế như ngày hôm nay.
Song, theo ông Dương Tuấn Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao tỉnh Lào Cai, kể từ năm 2014 đến nay, sau khi cao tốc Nội Bài thông tuyến, tàu hỏa mất hẳn vai trò là phương tiện chính đưa du khách đến với Lào Cai, nhất là độ cạnh tranh với xe ô tô về tốc độ, sự cơ động và tiện lợi.
Thống kê cho thấy, lượng khách đi tàu những năm gần đây duy trì ở mức rất khiêm tốn, cả năm 2023 chỉ đạt hơn 200 nghìn lượt. Hiện, trên tuyến Lào Cai – Hà Nội cắt giảm chỉ còn duy nhất một đôi tàu chạy chiều đi – chiều về, với những toa xe chủ yếu được thuê bởi các công ty lữ hành.
Theo ông Lê Minh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội, tàu hỏa vẫn giữ được những lợi thế độc đáo như độ an toàn cao; du khách có cơ hội ngắm cảnh dọc hành trình; các nhà ga đều nằm ở vị trí trung tâm; lịch chạy tàu ổn định, tỷ lệ đi và đến đúng giờ cao; khả năng vận chuyển hành khách lớn, có không gian giao lưu, sinh hoạt rộng rãi… Trong khi cải thiện tốc độ khó có thể giải quyết trong ngắn hạn, nhiệm vụ nâng cấp toa xe, nhà ga, chất lượng dịch vụ cần được ưu tiên để giữ chân và thu hút khách đi tàu.
Ông Hoàng Đình Tứ, Giám đốc Chi nhánh Tổng Công ty đường sắt Việt Nam khai thác đường sắt Lào Cai cho rằng, dư địa phát triển của ngành đường sắt còn nhiều, nguồn lực về tài chính có thể hữu hạn nhưng nguồn lực về cơ chế chính sách thì không hạn chế. Thời gian qua, các đơn vị của ngành đã có rất nhiều đổi mới cho phù hợp xu thế, ngoài nâng cấp dịch vụ còn tăng cường liên kết, xúc tiến hợp tác với các ngành liên quan để xây dựng thành các tour hoàn chỉnh, chuyên nghiệp.
Theo ông Hà Văn Thắng, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Lào Cai, trước mắt, ngành du lịch đang tìm cách đưa thêm nhiều sản phẩm đặc hữu của Lào Cai như thổ cẩm, sản phẩm OCOP, văn hóa – văn nghệ… vào hệ sinh thái đường sắt để tăng trải nghiệm cho du khách.
Còn về yếu tố tốc độ, từ nay đến năm 2030, trung ương đã có chủ trương ưu tiên đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, sau khi hoàn thành hứa hẹn sẽ tạo ra sự đột phá.
Tuy nhiên, ông Thắng cũng cho rằng, không chỉ có ý nghĩa trong vận tải đơn thuần, tuyến đường sắt tuổi đời hơn 100 năm qua Lào Cai còn chuyên chở cả lịch sử, văn hóa. Năm 1958, từ ga Gia Lâm, Bác Hồ cũng từng đáp tàu hỏa trên tuyến này để lên thăm đồng bào các dân tộc Lào Cai. Chính vì thế, quá trình đầu tư, nâng cấp đường sắt có thể xem xét gắn với bảo tồn cũng sẽ tạo ra giá trị lớn trong phát triển du lịch.
Được biết, thời gian qua, Lào Cai đã có ý tưởng xây dựng hồ sơ để công nhận tuyến đường sắt Điền – Việt nối Vân Nam – Việt Nam trở thành di sản thế giới. Tuy nhiên, quá trình triển khai gặp khó khăn về kinh phí cũng như phải có sự phối hợp chặt chẽ của cả 3 quốc gia gồm Việt Nam, Trung Quốc và Pháp./.
Viết bình luận
Tin liên quan
Những mô hình “một cửa” không giờ hành chính ở thôn, bản Lào Cai
VOV4.VOV.VN - Nhờ vận dụng phương thức điện tử, nhiều thôn, bản ở huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai đã hình thành những mô hình “một cửa” hỗ trợ bà con giải quyết thủ tục mà không phụ thuộc giờ hành chính.
Những mô hình “một cửa” không giờ hành chính ở thôn, bản Lào Cai
VOV4.VOV.VN - Nhờ vận dụng phương thức điện tử, nhiều thôn, bản ở huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai đã hình thành những mô hình “một cửa” hỗ trợ bà con giải quyết thủ tục mà không phụ thuộc giờ hành chính.
Ngọt ngào làn điệu dân ca Bố Y ở Lào Cai
VOV4.VOV.VN - Với người Bố Y ở tỉnh Lào Cai, dân ca là một hình thức sinh hoạt văn hoá âm nhạc dân gian được thể hiện bằng những lời ca, tiếng hát ở khắp mọi nơi, mọi hoàn cảnh: Khi trên nương, lúc đi chợ hoặc dịp khách đến chơi nhà hay trong đám cưới, lễ tết, hội hè. (Chương trình Tìm hiểu các dân tộc Việt Nam ngày 24/5/2024)
Ngọt ngào làn điệu dân ca Bố Y ở Lào Cai
VOV4.VOV.VN - Với người Bố Y ở tỉnh Lào Cai, dân ca là một hình thức sinh hoạt văn hoá âm nhạc dân gian được thể hiện bằng những lời ca, tiếng hát ở khắp mọi nơi, mọi hoàn cảnh: Khi trên nương, lúc đi chợ hoặc dịp khách đến chơi nhà hay trong đám cưới, lễ tết, hội hè. (Chương trình Tìm hiểu các dân tộc Việt Nam ngày 24/5/2024)
Hai tỉnh Lào Cai, Sơn La và Chính phủ Australia khởi động giai đoạn hai Dự án GREAT
VOV4.VOV.VN - Ngày 9-5, thông tin từ Đại sứ quán Australia tại Hà Nội cho biết, trong tuần này, UBND hai tỉnh Lào Cai và Sơn La cùng Đại sứ quán Australia tại Việt Nam sẽ tổ chức Khởi động Giai đoạn 2 Dự án Thúc đẩy Bình đẳng giới thông qua Nâng cao hiệu quả kinh tế trong Nông nghiệp và Du lịch (Dự án GREAT).
Hai tỉnh Lào Cai, Sơn La và Chính phủ Australia khởi động giai đoạn hai Dự án GREAT
VOV4.VOV.VN - Ngày 9-5, thông tin từ Đại sứ quán Australia tại Hà Nội cho biết, trong tuần này, UBND hai tỉnh Lào Cai và Sơn La cùng Đại sứ quán Australia tại Việt Nam sẽ tổ chức Khởi động Giai đoạn 2 Dự án Thúc đẩy Bình đẳng giới thông qua Nâng cao hiệu quả kinh tế trong Nông nghiệp và Du lịch (Dự án GREAT).
Mưa lũ tàn phá miền du lịch xanh Nghĩa Đô của Lào Cai
VOV4.VOV.VN - Đêm mùng 8, rạng sáng ngày 9/5, mưa dông lớn gây thiệt hại nặng cho xã Nghĩa Đô - miền đất du lịch xanh nhiều tiềm năng, nổi bật là bản làng của người Tày với kiến trúc nhà sàn độc đáo thuộc huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
Mưa lũ tàn phá miền du lịch xanh Nghĩa Đô của Lào Cai
VOV4.VOV.VN - Đêm mùng 8, rạng sáng ngày 9/5, mưa dông lớn gây thiệt hại nặng cho xã Nghĩa Đô - miền đất du lịch xanh nhiều tiềm năng, nổi bật là bản làng của người Tày với kiến trúc nhà sàn độc đáo thuộc huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
Đặc sắc nhạc cụ của người Mông ở Lào Cai
VOV4.VOV.VN - Người Mông ở huyện Si Ma Cai và huyện Bắc Hà, Lào Cai có nhiều nhạc cụ phong phú đa dạng về chủng loại. Trong đó phải kể đến: khèn, sáo, kèn lá, kèn môi (hay còn gọi là đàn môi), nhị, pí lè, trống, chiêng… Mỗi loại nhạc cụ biểu thị một dạng âm thanh riêng biệt nhưng luôn gắn với đời sống văn hóa tinh thần, tâm linh của cộng đồng. (Chương trình giao lưu văn hóa các dân tộc Việt Nam ngày 21/4/2024).
Đặc sắc nhạc cụ của người Mông ở Lào Cai
VOV4.VOV.VN - Người Mông ở huyện Si Ma Cai và huyện Bắc Hà, Lào Cai có nhiều nhạc cụ phong phú đa dạng về chủng loại. Trong đó phải kể đến: khèn, sáo, kèn lá, kèn môi (hay còn gọi là đàn môi), nhị, pí lè, trống, chiêng… Mỗi loại nhạc cụ biểu thị một dạng âm thanh riêng biệt nhưng luôn gắn với đời sống văn hóa tinh thần, tâm linh của cộng đồng. (Chương trình giao lưu văn hóa các dân tộc Việt Nam ngày 21/4/2024).