Mù Cang Chải không còn tình trạng hôn nhân cận huyết
Thứ năm, 15:33, 14/12/2023 Hoàng Thái Hoàng Thái
VOV4.VOV.VN - Huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) thời gian qua đẩy mạnh công tác tuyên truyền thay đổi nhận thức của cộng đồng đã giúp giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Một trong những lực lượng xung kích, đi đầu trong công tác này là các đoàn viên, thanh niên.

 

Mù Cang Chải là huyện vùng cao đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái. Những năm qua, nhờ tích cực tuyên truyền nên tình trạng tảo hôn trên địa bàn huyện đã giảm đáng kể và không có tình trạng hôn nhân cận huyết.

Theo số liệu thống kê, năm 2022 toàn huyện Mù Cang Chải có 17 trường hợp tảo hôn (giảm 10 trường hợp so với năm 2021). Năm 2023, tính đến thời điểm 15/11 có 7 trường hợp tảo hôn (giảm 10 trường hợp so với năm 2022) và không có trường hợp hôn nhân cận huyết.

Theo anh Giàng A Ly, Bí thư Huyện đoàn Mù Cang Chải, kết quả trên có được là nhờ các ngành, đoàn thể trên địa bàn huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Đặc biệt có sự đóng góp lớn của lực lượng thanh niên tại các xã, thị trấn.

Bí thư huyện đoàn Mù Cang Chải cho biết, Ban Thường vụ Huyện đoàn đã tổ chức hàng chục hoạt động tuyên truyền pháp luật về Luật hôn nhân gia đình, Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam nâng cao kiến thức về phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho đoàn viên, thanh niên. Ngoài ra, Huyện đoàn Mù Cang Chải đã thành lập các Câu lạc bộ nhằm duy trì mô hình “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống” tại các xã, thị trấn của huyện. Việc thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025” (giai đoạn II) trên địa bàn huyện cũng đã góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật, chuyển biến về hành vi trong hôn nhân của đồng bào DTTS, tình trạng tảo hôn ở vùng DTTS đang giảm dần, không còn tình trạng hôn nhân cận huyết.

Mặc dù huyện Mù Cang Chải nhiều năm qua đã không để xảy ra tình trạng hôn nhân cận huyết, tuy nhiên, vẫn còn một vài trường hợp tảo hôn. Tại bản Dào Xa, xã Lao Chải, bạn trẻ Giàng A Tồng năm nay mới 20 tuổi nhưng đã làm bố từ hơn 2 năm nay. A Tồng cho biết, khi cưới nhau về, vợ A Tồng chỉ mới 15 tuổi. Vì kết hôn sớm, lại sinh con ngay khi tuổi còn trẻ, cả hai vợ chồng nhà A Tồng đều thiếu kiến thức chăm sóc con nhỏ khiến cháu bé sinh ra đau ốm triền miên, gia đình A Tồng luôn trong cảnh túng thiếu.

Phân tích nguyên nhân dẫn tới tình trạng tảo hôn, Bí thư huyện đoàn Giàng A Ly chỉ ra, đó là do các hủ tục tồn tại lâu đời trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; việc xử phạt hành chính trong vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình tại cơ sở chưa thật sự tốt; công tác tuyên truyền về hệ lụy tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống tại các trường học còn hạn chế, học sinh từ cấp THCS yêu sớm, dẫn đến tảo hôn xảy ra trên địa bàn huyện Mù Cang Chải.

Theo Bí thư Huyện đoàn Giàng A Ly, từ đầu năm đến nay, riêng lực lượng đoàn viên thanh niên toàn huyện đã vận động, ngăn chặn thành công 32 trường hợp có thể dẫn đến tảo hôn. Bằng sự sát sao và kịp thời vận động, hàng chục trường hợp thanh, thiếu niên có tình cảm yêu đương đã thực sự từ bỏ ý định lập gia đình khi chưa đủ tuổi kết hôn. 100% các cặp thanh niên nam nữ có tình cảm yêu đương được xác định không có quan hệ huyết thống./.

Hoàng Thái

Viết bình luận

Tin liên quan

Đắk Lắk quyết tâm đẩy lùi nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
Đắk Lắk quyết tâm đẩy lùi nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

VOV4.VOV.VN - Tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vẫn đang tồn tại trong một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Tỉnh đã và đang thực hiện nhiều biện pháp thiết thực để giải quyết tình trạng này. (Chương trình Đại gia đình các dân tộc Việt Nam 11h30 ngày 12/12)

Đắk Lắk quyết tâm đẩy lùi nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Đắk Lắk quyết tâm đẩy lùi nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

VOV4.VOV.VN - Tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vẫn đang tồn tại trong một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Tỉnh đã và đang thực hiện nhiều biện pháp thiết thực để giải quyết tình trạng này. (Chương trình Đại gia đình các dân tộc Việt Nam 11h30 ngày 12/12)

Bức tranh sắc màu trong Ngày hội Văn hóa các dân tộc vùng Tây nguyên
Bức tranh sắc màu trong Ngày hội Văn hóa các dân tộc vùng Tây nguyên

VOV4.VOV.VN - Sự góp mặt của đông đảo đồng bào các dân tộc đến từ 5 tỉnh Tây Nguyên và du khách đến với Kon Tum tại Ngày hội Văn hóa các dân tộc vùng Tây nguyên đã tạo nên một không gian văn hóa đa dạng, độc đáo và hấp dẫn chưa từng có. (Chương trình Dân tộc và Phát triển ngày 29/11/2023).

Bức tranh sắc màu trong Ngày hội Văn hóa các dân tộc vùng Tây nguyên

Bức tranh sắc màu trong Ngày hội Văn hóa các dân tộc vùng Tây nguyên

VOV4.VOV.VN - Sự góp mặt của đông đảo đồng bào các dân tộc đến từ 5 tỉnh Tây Nguyên và du khách đến với Kon Tum tại Ngày hội Văn hóa các dân tộc vùng Tây nguyên đã tạo nên một không gian văn hóa đa dạng, độc đáo và hấp dẫn chưa từng có. (Chương trình Dân tộc và Phát triển ngày 29/11/2023).

Đại ngàn Tây Nguyên-Tinh hoa hội tụ
Đại ngàn Tây Nguyên-Tinh hoa hội tụ

VOV4.VOV.VN - Khu vực Tây Nguyên là vùng tập trung đông đồng bào dân tộc thiểu số. Để cổ vũ, động viên và khơi dậy tinh thần đồng bào các dân tộc trong gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa của mình, từ ngày 29/11 đến ngày 1/12, tại thành phố Kon Tum, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Kon Tum phối hợp tổ chức Ngày hội Văn hóa Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ nhất với chủ đề “Đại ngàn Tây Nguyên - Tinh hoa hội tụ”

Đại ngàn Tây Nguyên-Tinh hoa hội tụ

Đại ngàn Tây Nguyên-Tinh hoa hội tụ

VOV4.VOV.VN - Khu vực Tây Nguyên là vùng tập trung đông đồng bào dân tộc thiểu số. Để cổ vũ, động viên và khơi dậy tinh thần đồng bào các dân tộc trong gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa của mình, từ ngày 29/11 đến ngày 1/12, tại thành phố Kon Tum, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Kon Tum phối hợp tổ chức Ngày hội Văn hóa Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ nhất với chủ đề “Đại ngàn Tây Nguyên - Tinh hoa hội tụ”

Những hình ảnh ấn tượng trong Ngày hội “Đại ngàn Tây Nguyên - Tinh hoa hội tụ” tại Kon Tum
Những hình ảnh ấn tượng trong Ngày hội “Đại ngàn Tây Nguyên - Tinh hoa hội tụ” tại Kon Tum

VOV4.VOV.VN - Khu vực Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Đây là vùng tập trung đông đồng bào dân tộc thiểu số. Để cổ vũ, động viên và khơi dậy tinh thần đồng bào các dân tộc trong gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa của mình, từ ngày 29/11 đến ngày 1/12, tại thành phố Kon Tum, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Kon Tum phối hợp tổ chức Ngày hội Văn hóa Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ nhất với chủ đề “Đại ngàn Tây Nguyên - Tinh hoa hội tụ”.

Những hình ảnh ấn tượng trong Ngày hội “Đại ngàn Tây Nguyên - Tinh hoa hội tụ” tại Kon Tum

Những hình ảnh ấn tượng trong Ngày hội “Đại ngàn Tây Nguyên - Tinh hoa hội tụ” tại Kon Tum

VOV4.VOV.VN - Khu vực Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Đây là vùng tập trung đông đồng bào dân tộc thiểu số. Để cổ vũ, động viên và khơi dậy tinh thần đồng bào các dân tộc trong gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa của mình, từ ngày 29/11 đến ngày 1/12, tại thành phố Kon Tum, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Kon Tum phối hợp tổ chức Ngày hội Văn hóa Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ nhất với chủ đề “Đại ngàn Tây Nguyên - Tinh hoa hội tụ”.

Người giữ hồn văn hóa của dân tộc Ba Na
Người giữ hồn văn hóa của dân tộc Ba Na

VOV4.VOV.VN - Nay đã ngoài 60 nhưng hàng ngày nghệ nhân ưu tú A Biu vẫn cùng với các con cháu trong gia đình tổ chức chương trình ca hát, biểu diễn nhạc cụ dân tộc để phục vụ khách tham với mong muốn giới thiệu bản sắc văn hóa Ba Na đến du khách. Đồng thời, ông tổ chức các buổi truyền dạy nhạc cụ dân tộc cho học sinh các trường tại địa phương, đó là cách thức mà ông chọn để có thể vừa lưu giữ, vừa truyền ngọn lửa yêu thích âm nhạc dân tộc, lan tỏa các giá trị văn hóa đến cộng đồng.

Người giữ hồn văn hóa của dân tộc Ba Na

Người giữ hồn văn hóa của dân tộc Ba Na

VOV4.VOV.VN - Nay đã ngoài 60 nhưng hàng ngày nghệ nhân ưu tú A Biu vẫn cùng với các con cháu trong gia đình tổ chức chương trình ca hát, biểu diễn nhạc cụ dân tộc để phục vụ khách tham với mong muốn giới thiệu bản sắc văn hóa Ba Na đến du khách. Đồng thời, ông tổ chức các buổi truyền dạy nhạc cụ dân tộc cho học sinh các trường tại địa phương, đó là cách thức mà ông chọn để có thể vừa lưu giữ, vừa truyền ngọn lửa yêu thích âm nhạc dân tộc, lan tỏa các giá trị văn hóa đến cộng đồng.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC