Trong ngôi làng mây trắng
Aur là ngôi làng của đồng bào Cơ Tu, với hơn 100 nhân khẩu nằm cheo leo trên dãy núi có độ cao hơn 1.000 m so với mặt nước biển, thuộc địa phận xã A Vương, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Nhiều người lần đầu đến đây đã không khỏi ngạc nhiên khi bắt gặp một ngôi làng tách biệt hoàn toàn với cuộc sống hiện đại. Ở đây không có chợ, không có trạm y tế, không có sóng điện thoại, không có điện lưới quốc gia, không có đường giao thông cho phương tiện đi lại.
Con đường duy nhất để vào làng là con đường mòn đi bộ gần 20km qua những cánh đồng, lội qua những con suối ngày đêm nước chảy, băng qua những ngọn đồi quanh năm mây bao phủ... Và dường như, chính sự “nguyên bản” ấy, mà ngôi làng đặc biệt này có lẽ là nơi duy nhất của Quảng Nam còn lưu lại những nét văn hóa truyền thống độc đáo của người Cơ Tu.
|
Trong chuyến đi của tôi đến với làng A Lăng Eo, một người làng Aur bắt tay từng người trong chuyến ngược miền thượng này. Cái cười hiền lành và chan hòa giúp mọi người gần gũi nhau hơn. “Thi thoảng vẫn có những đoàn du lịch hay đoàn thiện nguyện lên đây, người làng đều coi đó là ngày hội!”, A Lăng Eo với chất giọng ấm nhưng chưa chuẩn tiếng phổ thông bộc bạch như thế.
Giữa ngôi nhà gươl lớn nhất giữa làng, A Lăng Eo cùng già Alăng Reng tỉ mẩn rót từng chén rượu, gắp từng miếng thịt đưa cho từng người. “Uống đi, ăn đi cho ưng cái bụng của người làng!”.
Ở Aur, người làng đón khách bằng tất cả sự hồn hậu, vô tư như thế.
Chiều sương giăng trên đỉnh núi, những đứa trẻ chơi quanh sân chung của làng, trong khi những người phụ nữ bưng ra những khay nhỏ hướng về phía nhà cộng đồng. Trên khay có bát cơm, có khi là con cá suối nướng, con gà luộc, miếng thịt heo gác bếp đẫm ớt. Chỉ thoáng chốc, bữa cơm chiều được dọn ra và những người khách lạ choáng ngợp, bởi cơ man những đồ ăn thức uống, cùng tiếng mời chào của người làng.
Hình như, chẳng có nơi nào hay bản làng nào có tục “nuôi chung khách” như thế này. A Lăng Eo cùng già A lăng Reng giải thích, bao đời nay, khách đến, cả làng sẽ góp mỗi nhà bát cơm, chén rượu, con cá nướng..., nhà nào có đồ ăn thức uống gì sẽ mang tới để cùng đãi khách, cùng trò chuyện và cùng ca hát say sưa.
Bài toán bảo tồn và phát triển
Đêm miên man trong hơi rượu R’lang, trong tiếng cười tiếng nói chuyện và tình cảm nồng nhiệt. Nhưng sự khốn khó vẫn hiện hữu nơi này. Già Reng bảo, thôn Aur nghèo nhất huyện, cái chữ hầu hết với đồng bào vẫn còn là điều xa lạ, bởi gần 70% người dân không biết chữ. Với 23 hộ dân, đời sống tự cung tự cấp nên cũng thiếu thốn trăm bề...
Như tự trăm năm, người Aur vẫn sống nhờ rừng và tôn thờ rừng. Rừng nuôi họ bằng mật ong, bằng sắn, bằng những rẫy gừng, bằng rau rừng và cá suối. Họ sống chan hòa với rừng, lấy vừa đủ để ăn, làm đủ để mùa Đông không thiếu lương thực. Nhưng cũng phải có điện, có sóng điện thoại để trao đổi với bên ngoài, có những vật dụng hiện đại, như tivi để học hỏi cách làm ăn. Tôi bộc bạch nỗi lòng của mình, rằng như thế sẽ giúp người làng tốt hơn, tương lai sẽ sáng tươi hơn như nhiều bản làng khác.
Thế nhưng, “hiện đại rồi có giữ được Aur như bây giờ không!?”. “Làng khác tuy phát triển nhưng nhiều cái xấu cũng theo về, người làng không còn như xưa nữa. Lo lắm!”, người đàn ông tên A Lăng nói.
Biệt lập giữa vùng mây trắng với nhiều cái “không”, tất nhiên Aur trở thành địa chỉ quan tâm đặc biệt của chính quyền địa phương. Bất cứ chương trình hỗ trợ nào thì UBND xã A Vương hay huyện Tây Giang cũng đều ưu ái dành phần hơn. Đã có nhiều chương trình, dự án giúp người dân phát triển, như việc năm 2011, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã triển khai dự án “Tăng cường hoạt động du lịch tại các huyện vùng sâu trong đất liền ở tỉnh Quảng Nam”, với sự tài trợ của Chính phủ Luxembourg giúp người dân cùng làm du lịch bền vững.
Hay năm 2023, Huyện đoàn Tây Giang đã huy động gần 100 thanh niên của 10 xã làm mới hơn 7 km đường và làm 4 cây cầu tạm từ thôn A Réc, xã A Vương vào Aur. Nhưng sau nhiều cân nhắc, lo ngại phá vỡ không gian tự nhiên “quý hiếm” của làng nên chỉ mở 2/3 đường về Aur, đoạn còn lại vẫn để như lâu nay giúp không gian sống của cộng đồng không bị phá vỡ.
Giữ cho Aur vẹn nguyên muôn thủa là cái khó của địa phương và bài toán vừa giữ được văn hóa Aur, vừa giúp người dân nơi đây phát triển cũng khiến các cấp chính quyền trăn trở.../.
Viết bình luận
Tin liên quan
Đẹp ngỡ ngàng quần thể đa cổ thụ ở thôn Thiên Hương
VOV4.VOV.VN - Quần thể đa cổ thụ khoảng 400 - 500 tuổi, xanh mát ngự đầu thôn Thiên Hương, thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn, Hà Giang.
Đẹp ngỡ ngàng quần thể đa cổ thụ ở thôn Thiên Hương
VOV4.VOV.VN - Quần thể đa cổ thụ khoảng 400 - 500 tuổi, xanh mát ngự đầu thôn Thiên Hương, thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn, Hà Giang.
Đặc sắc bộ sưu tập vật dụng truyền thống dân tộc S’tiêng tại Bảo tàng Bình Phước
VOV4.VOV.VN - Bảo tàng Bình Phước hiện đang quản lý, sử dụng trên 14.000 tư liệu, hiện vật có giá trị về lịch sử, văn hóa, truyền thống đấu tranh cách mạng của vùng đất và con người Bình Phước; trong đó, bộ sưu tập Vật dụng truyền thống của người S’tiêng Bình Phước rất phong phú và đặc sắc.
Đặc sắc bộ sưu tập vật dụng truyền thống dân tộc S’tiêng tại Bảo tàng Bình Phước
VOV4.VOV.VN - Bảo tàng Bình Phước hiện đang quản lý, sử dụng trên 14.000 tư liệu, hiện vật có giá trị về lịch sử, văn hóa, truyền thống đấu tranh cách mạng của vùng đất và con người Bình Phước; trong đó, bộ sưu tập Vật dụng truyền thống của người S’tiêng Bình Phước rất phong phú và đặc sắc.
Rộn ràng “mùa vàng” giữa đại ngàn Pù Huống
VOV4.VOV.VN - Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống (một trong ba vùng lõi của Khu Dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An, được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới vào tháng 9/2007) có diện tích hơn 46.480 ha, trong đó có trên 40.100 ha rừng đặc dụng. Vùng đệm của Khu bảo tồn có hơn 120 bản thuộc 15 xã của 5 huyện miền núi Nghệ An, trong đó cư dân người Thái chiếm hơn 90%. Hiện đang là cao điểm người dân ở các bản thu hoạch lúa vụ Xuân. Do nằm sâu trong đại ngàn, người dân chủ yếu thu hoạch lúa theo phương thức thủ công nên bức tranh mùa gặt mang đậm nét độc đáo, đặc trưng của những tiểu vùng văn hóa Thái.
Rộn ràng “mùa vàng” giữa đại ngàn Pù Huống
VOV4.VOV.VN - Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống (một trong ba vùng lõi của Khu Dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An, được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới vào tháng 9/2007) có diện tích hơn 46.480 ha, trong đó có trên 40.100 ha rừng đặc dụng. Vùng đệm của Khu bảo tồn có hơn 120 bản thuộc 15 xã của 5 huyện miền núi Nghệ An, trong đó cư dân người Thái chiếm hơn 90%. Hiện đang là cao điểm người dân ở các bản thu hoạch lúa vụ Xuân. Do nằm sâu trong đại ngàn, người dân chủ yếu thu hoạch lúa theo phương thức thủ công nên bức tranh mùa gặt mang đậm nét độc đáo, đặc trưng của những tiểu vùng văn hóa Thái.