Đặc sắc bộ sưu tập vật dụng truyền thống dân tộc S’tiêng tại Bảo tàng Bình Phước
Thứ tư, 13:57, 29/05/2024 Theo Báo ảnh Dân tộc và Miền núi Theo Báo ảnh Dân tộc và Miền núi
VOV4.VOV.VN - Bảo tàng Bình Phước hiện đang quản lý, sử dụng trên 14.000 tư liệu, hiện vật có giá trị về lịch sử, văn hóa, truyền thống đấu tranh cách mạng của vùng đất và con người Bình Phước; trong đó, bộ sưu tập Vật dụng truyền thống của người S’tiêng Bình Phước rất phong phú và đặc sắc.

 

Vật dụng truyền thống của người S’tiêng được Bảo tàng Bình Phước thực hiện sưu tầm trên địa bàn tỉnh; tập trung tại các địa phương nơi có đồng bào S’tiêng sinh sống như: Bù Đăng, Lộc Ninh, Bù Gia Mập, Bù Đốp, Phước Long… từ năm 1997 đến nay.

Việc sưu tập hiện vật về đồng bào dân tộc S’tiêng trong thời gian qua được Bảo tàng tỉnh Bình Phước quan tâm thực hiện nhằm phục vụ công tác trưng bày, phát huy giá trị di sản văn hóa; đồng thời, cung cấp thông tin còn thiếu sót của hiện vật để hoạt động sưu tầm có kế hoạch bổ sung, hoàn chỉnh và khoa học hơn. 

Hiện nay, Bộ sưu tập Vật dụng truyền thống của người S’tiêng Bình Phước” đã có 117 hiện vật; được chia làm 3 chủ đề chính gồm: Vật dụng săn bắn, đánh bắt (niên đại khoảng thế kỷ XX); vật dụng sinh hoạt, sản xuất (hiện vật chất liệu kim loại, mộc gỗ, vải niên đại khoảng thế kỷ XX); vật dụng nhạc cụ… Đây là các hiện vật phản ánh rõ nét về văn hóa đặc sắc của cộng đồng người S’tiêng trên địa bàn tỉnh. Toàn bộ 117 hiện vật trong bộ sưu tập đã được nhập vào hệ thống phần mềm quản lý hiện vật và trên phiếu thông tin của Bảo tàng. Mỗi phiếu hiện vật ghi rõ số đăng ký, ngày đăng ký, tình trạng, kích thước, màu sắc, mô tả chi tiết những nét chính với ảnh chụp hiện vật. Trên từng hiện vật được đánh số phân loại, số đăng ký bằng bút chuyên dụng.

Bộ sưu tập hiện được bảo quản đúng theo quy định; thường xuyên được kiểm tra kỹ lưỡng; được bảo quản trong tủ, kệ sắt bằng kim loại, sơn tĩnh điện. Ông Tô Văn Hoàng, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bình Phước cho biết, cán bộ Bảo tàng đã làm tốt công tác kiểm kê hiện vật, đánh số phân loại rõ ràng, nhập liệu thông tin đầy đủ vào phần mềm quản lý hiện vật, tạo điều kiện cho việc truy xuất thông tin để nghiên cứu, xuất nhập hiện vật phục vụ cho công tác trưng bày cố định tại bảo tàng và trưng bày lưu động ở địa phương theo chương trình, kế hoạch hàng năm. 

Bộ sưu tập “Vật dụng truyền thống của người S’tiêng Bình Phước” tại Bảo tàng Bình Phước đã thể hiện nét đặc sắc trong sinh hoạt, phong tục truyền thống của đồng bào S’tiêng được lưu giữ qua nhiều năm. Những vật dụng này góp phần giáo dục, giúp thế hệ trẻ hiểu thêm về tài liệu, hiện vật, hình ảnh hình thành và phát triển của dân tộc S’tiêng từ thời kỳ Sơ sử đến nay./.

Theo Báo ảnh Dân tộc và Miền núi

Viết bình luận

Tin liên quan

Thêm 2 di sản văn hóa Chăm được công nhận là Bảo vật quốc gia
Thêm 2 di sản văn hóa Chăm được công nhận là Bảo vật quốc gia

VOV4.VOV.VN - Theo Trung tâm Nghiên cứu văn hóa Chăm Ninh Thuận, Chính phủ vừa công nhận thêm 2 Bảo vật quốc gia là tượng thờ vua Pô Klong Garai và bia ký Phước Thiện thuộc di sản văn hóa Chăm ở Ninh Thuận.

Thêm 2 di sản văn hóa Chăm được công nhận là Bảo vật quốc gia

Thêm 2 di sản văn hóa Chăm được công nhận là Bảo vật quốc gia

VOV4.VOV.VN - Theo Trung tâm Nghiên cứu văn hóa Chăm Ninh Thuận, Chính phủ vừa công nhận thêm 2 Bảo vật quốc gia là tượng thờ vua Pô Klong Garai và bia ký Phước Thiện thuộc di sản văn hóa Chăm ở Ninh Thuận.

Người góp sức gìn giữ trang phục truyền thống dân tộc
Người góp sức gìn giữ trang phục truyền thống dân tộc

VOV4.VOV.VN - Phát huy sở trường may vá, Thào Thị Dế ở xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, Sơn La quyết định đầu tư đi học cắt may cơ bản, rồi mở tiệm may trang phục dân tộc Mông. Có thu nhập ổn định, Dế truyền đạt kinh nghiệm, tạo việc làm cho chị em trong vùng.

Người góp sức gìn giữ trang phục truyền thống dân tộc

Người góp sức gìn giữ trang phục truyền thống dân tộc

VOV4.VOV.VN - Phát huy sở trường may vá, Thào Thị Dế ở xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, Sơn La quyết định đầu tư đi học cắt may cơ bản, rồi mở tiệm may trang phục dân tộc Mông. Có thu nhập ổn định, Dế truyền đạt kinh nghiệm, tạo việc làm cho chị em trong vùng.

Nét văn hóa dân tộc đặc sắc từ bộ trang phục của phụ nữ Bố Y
Nét văn hóa dân tộc đặc sắc từ bộ trang phục của phụ nữ Bố Y

VOV4.VOV.VN - Là một trong những dân tộc ít người sinh sống ở Quản Bạ- Hà Giang, từ lâu đời, bà con dân tộc Bố Y nơi đây vẫn giữ được trang phục truyền thống của mình. Trong đó, trang phục của phụ nữ Bố Y được nhiều người ca ngợi về sự đặc sắc, duyên dáng và thanh lịch.

Nét văn hóa dân tộc đặc sắc từ bộ trang phục của phụ nữ Bố Y

Nét văn hóa dân tộc đặc sắc từ bộ trang phục của phụ nữ Bố Y

VOV4.VOV.VN - Là một trong những dân tộc ít người sinh sống ở Quản Bạ- Hà Giang, từ lâu đời, bà con dân tộc Bố Y nơi đây vẫn giữ được trang phục truyền thống của mình. Trong đó, trang phục của phụ nữ Bố Y được nhiều người ca ngợi về sự đặc sắc, duyên dáng và thanh lịch.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC