Những công trình chống lũ ở vùng cao Bình Liêu (Quảng Ninh)
Thứ tư, 13:22, 17/07/2024 Vũ Miền/VOV Đông Bắc Vũ Miền/VOV Đông Bắc
VOV4.VOV.VN - Toàn bộ hệ thống giao thông vượt suối ở khu vực miền núi, vùng cao của tỉnh Quảng Ninh đang dần được thay thế bằng những cống thoát nước cỡ lớn. Những công trình vượt lũ này sẽ giúp người dân đi lại thuận tiện, giao thương thông suốt ngay cả trong điều kiện có mưa lũ.

 

 

Ông Phùn Dương Huy (thôn Phiêng Sáp, xã Đồng Tâm, huyện Bình Liêu) cho biết: Mỗi khi mưa lũ nước sông dâng cao và chảy xiết, ngầm tràn ngập có lần kéo dài cả tuần nên gần như mọi hoạt động của các hộ dân trong thôn bị tê liệt, học sinh phải nghỉ học dài ngày... Nhưng đó đã là câu chuyện của mùa mưa lũ năm ngoái. 

"Lúc chưa có cầu thì vẫn bị cô lập, mùa mưa lũ đi lại hơi khó khăn. Từ lúc có cầu bà con đi lại thuận tiện, giờ mưa bão không sợ khi lũ về. Bà con rất phấn khởi và cảm ơn Đảng, Nhà nước đã tạo điều kiện để xây cầu. Giờ chúng tôi yên tâm sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình" - Ông Phùn Dương Huy.

Ngoài thôn Phiêng Sáp, huyện Bình Liêu có 9 ngầm tràn cũng được thay thế bằng những cống hộp cỡ lớn với tổng mức đầu tư hơn 55 tỷ đồng. Đây là những công trình vượt lũ mang lại ý nghĩa to lớn với đồng bào vùng cao. Công trình cầu vượt lũ Nà Khau - Pắc Pò, nằm trên tuyến đường huyết mạch nối trung tâm xã Đồng Tâm với 5 thôn, bản khác được xây mới với 11 cống xả nước cao 7m, mỗi cửa xả rộng 6m, đảm bảo thoát nước ngay cả khi lượng mưa lên tới 300-400mm/ngày; Mặt đường được nâng lên và kéo dài gần 100m với 2 làn xe ô tô... 

Theo ông Nông Thanh Sơn, Phó chủ tịch UBND xã Đồng Tâm, huyện Bình Liêu, trên quãng đường từ xã Đồng Tâm vào các thôn chỉ dài 5 km nhưng Nhà nước đã cho xây tới 5 cống thoát nước cỡ lớn. 

"Nà Khau - Pắc Pò là tuyến cống khó thi công nhất vì 2 bên bờ sông rất rộng và dài. Ban đầu cũng gặp khó khăn trong GPMB vì người dân chưa hợp tác nhưng sau chúng tôi vận động thì người dân hiểu và ủng hộ nhất là ý nghĩa của cây cầu trong việc đi lại, phát triển kinh tế và có việc gì khẩn cấp thì xã có thể vào được với bà con ngay để cùng khắc phục khó khăn" - Ông Nông Thanh Sơn, Phó chủ tịch UBND xã Đồng Tâm.

Ngay từ trước năm 2021, các huyện miền núi của Quảng Ninh đã thực hiện các dự án nâng cấp ngầm tràn bằng các cống thoát nước hình hộp cỡ lớn ở các tỉnh lộ, hoặc đường liên huyện. Riêng tại Bình Liêu, từ tháng 6/2021 đến nay đã có 34 hệ thống ngầm tràn vượt lũ được đầu tư từ nguồn ngân sách của tỉnh. Ông Hoàng Văn Minh, Giám đốc Ban quản lý dự án huyện Bình Liêu cho biết trước mùa mưa lũ năm nay sẽ có 10 công trình hoàn thành, đưa vào sử dụng, toàn bộ hệ thống giao thông nông thôn của huyện đã được nâng cấp, đảm bảo chống lũ.

Theo thống kê, giai đoạn 2021-2023, Quảng Ninh đã triển khai 156 nhiệm vụ, dự án để đầu tư, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, công trình lưỡng dụng và các nhiệm vụ phòng chống thiên tai với tổng kinh phí hơn 1.890 tỉ đồng, giúp địa phương hạn chế được nhiều rủi ro thiên tai. Riêng các dự án cầu vượt lũ thay thế các tràn qua sông, suối có ý nghĩa vừa đảm bảo an toàn cho người dân vừa giúp hàng hóa thông thương ngay cả trong điều kiện có mưa lũ. Đây cũng là cách thiết thực của chính quyền tỉnh Quảng Ninh nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống người dân ở những vùng còn nhiều khó khăn, tránh lãng phí tài sản của Nhà nước và rút ngắn khoảng cách phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng miền./.

Vũ Miền/VOV Đông Bắc

Viết bình luận

Tin liên quan

Mưa lũ kéo dài khiến nhiều xã ở Lạng Sơn bị ngập lụt, bị cô lập
Mưa lũ kéo dài khiến nhiều xã ở Lạng Sơn bị ngập lụt, bị cô lập

VOV4.VOV.VN - Mưa lớn kéo dài từ đêm 2/7 đến trưa và chiều 3/7 khiến nước lũ tràn về gây ngập lụt nhiều nơi ở Lạng Sơn. Đặc biệt, 2 xã Nhất Tiến, Nhất Hòa (huyện Bắc Sơn) tạm thời bị cô lập.

Mưa lũ kéo dài khiến nhiều xã ở Lạng Sơn bị ngập lụt, bị cô lập

Mưa lũ kéo dài khiến nhiều xã ở Lạng Sơn bị ngập lụt, bị cô lập

VOV4.VOV.VN - Mưa lớn kéo dài từ đêm 2/7 đến trưa và chiều 3/7 khiến nước lũ tràn về gây ngập lụt nhiều nơi ở Lạng Sơn. Đặc biệt, 2 xã Nhất Tiến, Nhất Hòa (huyện Bắc Sơn) tạm thời bị cô lập.

Yên Bái đảm bảo giao thông thông suốt mùa mưa lũ
Yên Bái đảm bảo giao thông thông suốt mùa mưa lũ

VOV4.VOV.VN - Là tỉnh miền núi có địa hình phức tạp, độ dốc lớn, một số tuyến chưa đồng bộ về tải trọng, xuống cấp… nên mỗi khi mưa lũ, hệ thống hạ tầng giao thông Yên Bái thường bị thiệt hại, gây chia cắt. Trước thực trạng này, tỉnh Yên Bái đã chuẩn bị các phương án cho từng tình huống cụ thể để đảm bảo giao thông thông suốt trong mùa mưa lũ.

Yên Bái đảm bảo giao thông thông suốt mùa mưa lũ

Yên Bái đảm bảo giao thông thông suốt mùa mưa lũ

VOV4.VOV.VN - Là tỉnh miền núi có địa hình phức tạp, độ dốc lớn, một số tuyến chưa đồng bộ về tải trọng, xuống cấp… nên mỗi khi mưa lũ, hệ thống hạ tầng giao thông Yên Bái thường bị thiệt hại, gây chia cắt. Trước thực trạng này, tỉnh Yên Bái đã chuẩn bị các phương án cho từng tình huống cụ thể để đảm bảo giao thông thông suốt trong mùa mưa lũ.

Mưa lũ tàn phá miền du lịch xanh Nghĩa Đô của Lào Cai
Mưa lũ tàn phá miền du lịch xanh Nghĩa Đô của Lào Cai

VOV4.VOV.VN - Đêm mùng 8, rạng sáng ngày 9/5, mưa dông lớn gây thiệt hại nặng cho xã Nghĩa Đô - miền đất du lịch xanh nhiều tiềm năng, nổi bật là bản làng của người Tày với kiến trúc nhà sàn độc đáo thuộc huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

Mưa lũ tàn phá miền du lịch xanh Nghĩa Đô của Lào Cai

Mưa lũ tàn phá miền du lịch xanh Nghĩa Đô của Lào Cai

VOV4.VOV.VN - Đêm mùng 8, rạng sáng ngày 9/5, mưa dông lớn gây thiệt hại nặng cho xã Nghĩa Đô - miền đất du lịch xanh nhiều tiềm năng, nổi bật là bản làng của người Tày với kiến trúc nhà sàn độc đáo thuộc huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC