Những lá đơn “ xin thoát nghèo” ở Đắk Lắk
Thứ tư, 07:29, 12/06/2024 Hương Lý/VOV Tây Nguyên Hương Lý/VOV Tây Nguyên
VOV4.VOV.VN - Không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, ngay khi cuộc sống bớt khó khăn, nhiều người dân ở xã Dliê Yang, huyện Ea Hleo, tỉnh Đắk Lắk đã làm đơn xin ra khỏi diện hộ nghèo, nhường lại sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cho những hộ còn khó khăn hơn.

 

Bà Trần Thị Ngô, ngoài 90 tuổi, ở thôn 2, xã Dliê Yang, huyện Ea Hleo, tỉnh Đắk Lắk, được UBND xã xếp vào diện hộ nghèo từ năm 2010. Sau 13 năm nhận trợ cấp, cuối năm 2023, bà viết đơn xin ra khỏi diện hộ nghèo. Bà Ngô cho biết, những năm trước, gia đình bà gặp nhiều khó khăn do con cháu đông, đất đai canh tác không có. Nay cuộc sống đã ổn định hơn trước.

Cũng là người viết đơn xin ra khỏi diện hộ nghèo, bà Trần Thị Thoa, ở thôn 4, xã Dliê Yang, huyện Ea Hleo cho biết 2 vợ chồng chưa phải đã hết khó khăn nhưng muốn tự lực vươn lên để làm gương cho các con. Theo bà Thoa, các con mình đều đã khôn lớn và có cuộc sống riêng. Mình cùng chồng vẫn còn sức khỏe, còn vườn rẫy nên sẽ chăm chỉ, cố gắng lao động để có thu nhập ổn định. 

Theo ông Lê Bá Vũ, Chủ tịch UBND xã Dliê Yang  với phương châm "Không để ai bị bỏ lại phía sau”, thời gian qua, chính quyền, đoàn thể trong xã đã đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương, chính sách giảm nghèo, những mô hình hay, cách làm hiệu quả; khơi dậy tinh thần tự lực, chủ động vươn lên thoát nghèo của người dân. Tính riêng trong năm 2023, toàn xã đã có 8 hộ dân tự nguyện xin ra khỏi danh sách hộ nghèo.


         Những hộ người cao tuổi đã rất chủ động động viên con cháu phát triển, nêu gương cho con cháu học theo, chủ động làm đơn xin thoát nghèo. Các gia đình xung quanh học hỏi tiếp tục phát triển kinh tế và việc thoát nghèo phát triển của địa phương ngày càng cao”- Lê Bá Vũ.


Các hộ xin thoát nghèo ở xã Dliê Yang, huyện Ea Hleo, tỉnh Đắk Lắk  không hẳn vì đã hết khó khăn, không cần trợ giúp, mà sâu trong suy nghĩ của họ mong được tự mình vươn lên, nhường sự hỗ trợ cho những hộ gia cảnh vất vả hơn. Đó chính là sự thay đổi lớn từ tư duy đến nhận thức một cách đúng đắn, toàn diện, xóa bỏ tư tưởng trông chờ ỷ lại vào Nhà nước. Qua đó, giúp lan tỏa mạnh những năng lượng tích cực ra cộng đồng, góp phần đem lại thành công trong công tác giảm nghèo bền vững ở địa phương./. 

Hương Lý/VOV Tây Nguyên

Viết bình luận

Tin liên quan

Lễ thổi tai của người Tây Nguyên
Lễ thổi tai của người Tây Nguyên

VOV4.VOV.VN - Sau khi trẻ sơ sinh được đặt tên, trong vòng từ 1 đến 3 tháng tuổi, gia đình các tộc người vùng Tây Nguyên sẽ tổ chức lễ thổi tai cho trẻ. Đây là nghi thức nhằm gửi gắm những mong muốn, ước nguyện đến thần linh, tổ tiên để họ tiếp tục che chở và dạy bảo con trẻ khôn lớn và phát triển. (Chương trình Tìm hiểu các Dân tộc Việt Nam ngày 12/4/2024)

Lễ thổi tai của người Tây Nguyên

Lễ thổi tai của người Tây Nguyên

VOV4.VOV.VN - Sau khi trẻ sơ sinh được đặt tên, trong vòng từ 1 đến 3 tháng tuổi, gia đình các tộc người vùng Tây Nguyên sẽ tổ chức lễ thổi tai cho trẻ. Đây là nghi thức nhằm gửi gắm những mong muốn, ước nguyện đến thần linh, tổ tiên để họ tiếp tục che chở và dạy bảo con trẻ khôn lớn và phát triển. (Chương trình Tìm hiểu các Dân tộc Việt Nam ngày 12/4/2024)

Tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng tại Tây Nguyên
Tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng tại Tây Nguyên

VOV4.VOV.VN - Dịp Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch) hàng năm, dù không trở về mảnh đất Phú Thọ dâng hương tại Đền Hùng, song người dân các tỉnh khu vực Tây Nguyên đều có thể thực hiện tín ngưỡng thờ tổ của mình tại các công trình đền thờ, đình... xây dựng trên địa bàn sinh sống.

Tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng tại Tây Nguyên

Tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng tại Tây Nguyên

VOV4.VOV.VN - Dịp Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch) hàng năm, dù không trở về mảnh đất Phú Thọ dâng hương tại Đền Hùng, song người dân các tỉnh khu vực Tây Nguyên đều có thể thực hiện tín ngưỡng thờ tổ của mình tại các công trình đền thờ, đình... xây dựng trên địa bàn sinh sống.

Ché thiêng của người Tây Nguyên
Ché thiêng của người Tây Nguyên

VOV4.VOV.VN - Ché (hay ghè) rượu không đơn thuần chỉ là hiện vật mà còn mang tính thiêng, thể hiện cho sức mạnh của gia đình, dòng tộc cũng như buôn làng. Mỗi chiếc ché đều có linh hồn, có Giàng cư ngụ và là cầu nối gắn kết cộng đồng trong các dịp lễ, tết hay hội hè. (Chương trình Tìm hiểu các dân tộc Việt Nam ngày 6/3/2024)

Ché thiêng của người Tây Nguyên

Ché thiêng của người Tây Nguyên

VOV4.VOV.VN - Ché (hay ghè) rượu không đơn thuần chỉ là hiện vật mà còn mang tính thiêng, thể hiện cho sức mạnh của gia đình, dòng tộc cũng như buôn làng. Mỗi chiếc ché đều có linh hồn, có Giàng cư ngụ và là cầu nối gắn kết cộng đồng trong các dịp lễ, tết hay hội hè. (Chương trình Tìm hiểu các dân tộc Việt Nam ngày 6/3/2024)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC