Đặc sắc nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Lào ở Mường Luân
Thứ ba, 07:20, 21/05/2024 (Theo Báo ảnh Dân tộc và miền núi) (Theo Báo ảnh Dân tộc và miền núi)
VOV4.VOV.VN - Đến bản Mường Luân, xã Mường Luân, huyện Điện Biên Đông (tỉnh Điện Biên) vẫn nghe lách cách thoi đưa trên những ngôi nhà sàn truyền thống của đồng bào dân tộc Lào sinh sống nơi đây.

Những người phụ nữ Lào ở Mường Luân vẫn hàng ngày cần mẫn duy trì nghề dệt thổ cầm truyền thống của dân tộc mình. Nhờ đó mà tinh hoa nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Lào được lưu giữ và trao truyền qua nhiều thế hệ mai sau.

Những tấm vải thổ cẩm của đồng bào dân tộc Lào trải qua rất nhiều công đoạn, từ lên ý tưởng, họa tiết đến việc chọn sợi, nhuộm màu... tất cả được làm hết sức tỉ mỉ, thủ công với những công cụ thô sơ, nên chỉ những người phụ nữ mới kiên trì làm được.

Mỗi nét hoa văn thổ cẩm trên trang phục của đồng bào dân tộc Lào là tinh hoa văn hóa dân gian đã được chọn lọc, gìn giữ và truyền lại qua nhiều đời. Ngoài chức năng làm đẹp, các họa tiết trên trang phục còn mang ý nghĩa bảo vệ sức khỏe cho chính người sử dụng trang phục.

Trang phục của đồng bào dân tộc Lào có nhiều màu sắc như trắng, hồng, vàng, tím, xanh được nhuộm bằng vỏ, lá cây rừng. Mặc dù ngày nay, trên thị trường có nhiều loại chỉ, sợi vải làm bằng công nghiệp rất đẹp. Nhưng để tạo ra tấm vải thổ cẩm đẹp, đặc trưng của dân tộc Lào, thì phải được dệt từ những sợi tơ tằm, vì vậy đồng bào Lào ở Mường Luân còn trồng dâu, nuôi tằm, tự kéo sợi và nhuộm màu theo cách truyền thống.

Chủ đạo trong các mẫu họa tiết hoa văn trong thổ cẩm của dân tộc Lào là hình người và con chim 2 đầu, đây là hai họa tiết không thể thiếu, ngoài ra còn nhiều họa tiết khác như con công, con rồng, con hươu, con voi, con rắn hay hình chùa tháp... Đây là những mẫu họa tiết hoa văn khó cần phải học và mất rất nhiều thời gian mới hoàn thành. Tuy nhiên, mỗi người dệt đều có thể sáng tạo nên hoa văn theo sở thích của cá nhân nhưng đều thể hiện sự tỉ mỉ, khéo léo, sáng tạo của người phụ nữ dân tộc Lào.

Phần lớn thổ cẩm người Lào làm ra là để sử dụng trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, như: Váy, áo, khăn, đệm… Những năm gần đây, nhận thấy nghề dệt thổ cẩm, trang trí trên trang phục của dân tộc mình ngày càng được nhiều người biết đến, trở thành sản phẩm du lịch như khăn, túi, tấm trải bàn… và mang lại nguồn thu nhập ổn định, nên chị em người Lào ở Mường Luân đã cùng nhau giữ gìn và phát huy nghề truyền thống, đồng thời quảng bá nét văn hóa của dân tộc mình.

Ông Nguyễn Văn Tăng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Điện Biên Đông cho biết: Dệt thổ cẩm vốn là nghề truyền thống của đồng bào dân tộc Lào tại huyện Điện Biên Đông. Tuy nhiên, mặt hàng thổ cẩm dần bị mai một, bởi sản phẩm làm ra không đủ sức cạnh tranh với thị trường và bà con không có điều kiện để tiếp thị, quảng bá rộng rãi sản phẩm của mình làm ra. Do đó cần phải có sự kết nối của các cấp, các ngành, tạo điều kiện để sản phẩm của bà con đồng bào dân tộc Lào sản xuất ra có cơ hội được tiếp thị đến người dân, khách du lịch để nghề truyền thống được trường tồn với thời gian./.

 

(Theo Báo ảnh Dân tộc và miền núi)

Viết bình luận

Tin liên quan

Vào nhà mới - một nghi lễ quan trọng của dân tộc Lào
Vào nhà mới - một nghi lễ quan trọng của dân tộc Lào

VOV4.VOV.VN - Trước khi chuyển đến nhà mới, người Lào ở xã Mường (huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La) phải tổ chức thực hiện các nghi lễ truyền thống để báo cáo với thần linh và tổ tiên của gia đình. Trong dịp này, con cháu và bà con chòm xóm quây quần cùng nhau chuẩn bị và vui chơi. Trải qua thời gian, phong tục này vẫn được đồng bào Lào duy trì.

Vào nhà mới - một nghi lễ quan trọng của dân tộc Lào

Vào nhà mới - một nghi lễ quan trọng của dân tộc Lào

VOV4.VOV.VN - Trước khi chuyển đến nhà mới, người Lào ở xã Mường (huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La) phải tổ chức thực hiện các nghi lễ truyền thống để báo cáo với thần linh và tổ tiên của gia đình. Trong dịp này, con cháu và bà con chòm xóm quây quần cùng nhau chuẩn bị và vui chơi. Trải qua thời gian, phong tục này vẫn được đồng bào Lào duy trì.

Sản phẩm thổ cẩm - Bức khảm quý giá khắc họa bản sắc dân tộc Cơ Tu ở hai nước Việt - Lào
Sản phẩm thổ cẩm - Bức khảm quý giá khắc họa bản sắc dân tộc Cơ Tu ở hai nước Việt - Lào

VOV4.VOV.VN - Dân tộc Cơ Tu cư trú chủ yếu ở các huyện vùng cao biên giới của tỉnh Quảng Nam như: Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang. Một bộ phận người Cơ Tu sinh sống ở các huyện Nam Đông, A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế và huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng. Trên lãnh thổ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, người Cơ Tu sống tập trung ở huyện Ka Lum và Thông Vai, tỉnh Sê Kông, huyện Lau Ngam thuộc tỉnh Salavan với dân số khoảng 30.000 người. Người Cơ Tu ở Việt Nam và ở Lào hiện vẫn bảo tồn được nhiều vốn văn hóa truyền thống đặc sắc, trong đó có nghề dệt thổ cẩm.

Sản phẩm thổ cẩm - Bức khảm quý giá khắc họa bản sắc dân tộc Cơ Tu ở hai nước Việt - Lào

Sản phẩm thổ cẩm - Bức khảm quý giá khắc họa bản sắc dân tộc Cơ Tu ở hai nước Việt - Lào

VOV4.VOV.VN - Dân tộc Cơ Tu cư trú chủ yếu ở các huyện vùng cao biên giới của tỉnh Quảng Nam như: Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang. Một bộ phận người Cơ Tu sinh sống ở các huyện Nam Đông, A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế và huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng. Trên lãnh thổ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, người Cơ Tu sống tập trung ở huyện Ka Lum và Thông Vai, tỉnh Sê Kông, huyện Lau Ngam thuộc tỉnh Salavan với dân số khoảng 30.000 người. Người Cơ Tu ở Việt Nam và ở Lào hiện vẫn bảo tồn được nhiều vốn văn hóa truyền thống đặc sắc, trong đó có nghề dệt thổ cẩm.

Nhà nước hỗ trợ chi phí cho cho lao động là người dân tộc thiểu số đi làm việc ở nước ngoài
Nhà nước hỗ trợ chi phí cho cho lao động là người dân tộc thiểu số đi làm việc ở nước ngoài

VOV4.VOV.VN - Người lao động thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, sẽ được hỗ trợ đào tạo nghề, bồi dưỡng kỹ năng nghề và hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ, tối đa 4 triệu đồng/người/khóa học.

Nhà nước hỗ trợ chi phí cho cho lao động là người dân tộc thiểu số đi làm việc ở nước ngoài

Nhà nước hỗ trợ chi phí cho cho lao động là người dân tộc thiểu số đi làm việc ở nước ngoài

VOV4.VOV.VN - Người lao động thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, sẽ được hỗ trợ đào tạo nghề, bồi dưỡng kỹ năng nghề và hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ, tối đa 4 triệu đồng/người/khóa học.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC