Du khách tìm về Mù Cang Chải mùa nước đổ
Chủ nhật, 10:07, 02/06/2024 Đinh Tuấn/VOV Tây Bắc Đinh Tuấn/VOV Tây Bắc
VOV4.VOV.VN - Cứ vào dịp tháng 5, tháng 6 hàng năm, khung cảnh ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải (Yên Bái) hiện lên tựa như bức tranh thủy mặc. Đó là khi bà con người Mông dẫn nước về, ruộng bậc thang như những chiếc gương khổng lồ phản chiếu mây trời, núi non, cây cối. Mùa nước đổ vì thế trở thành một trong những mùa đẹp nhất trong năm ở Mù Cang Chải.

 

Sau 3 tháng cho đất nghỉ, anh Thào A Cớ, ở thôn Lìm Mông, xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải bắt đầu đi vỡ đất, dẫn nước về các thửa ruộng bậc thang của gia đình mình, chuẩn bị cho vụ cấy trồng mới. "Năm nay may vì trời mưa, cày được, bừa được, cấy được. Năm ngoái mưa ít nên ít nước quá". 

Mùa nước đổ thường bắt đầu từ đầu tháng 5 đến đầu tháng 6. Khi những cơn mưa rào mùa hạ đổ xuống, bà con người Mông bắt đầu dẫn nước từ trên núi cao về ruộng. Nước len lỏi qua từng thửa ruộng, tạo nên một khung cảnh vô cùng ấn tượng, đẹp nao lòng. Màu nâu của đất, màu nước loang loáng phản chiếu bầu trời, xen kẽ với màu lúa non đã tạo nên bức tranh đẹp nên thơ khiến du khách không thể rời mắt.

Anh Giàng A Dê - ở xã La Pán Tần đã không ngần ngại đi đến hầu khắp các triền ruộng bậc thang ở huyện, lưu lại những tấm hình đẹp nhất của quê hương mình, giới thiệu lên fanpage, từ cách truyền thông này mà có rất nhiều du khách tìm đến cơ sở homestay của gia đình anh. Anh cho biết: "Mùa nước đổ này phải có mưa nhiều, nước phải đổ đều thì mới thu hút được khách du lịch".

Ông Silvio, du khách người Italy, lần đầu tiên đến với Mù Cang Chải đúng vào mùa nước đổ đã không khỏi ngỡ ngàng trước ảnh đẹp nơi đây. Vợ chồng ông cũng được trải nghiệm một buổi cày ruộng giống như những người nông dân thực thụ, để hiểu hơn công việc của những người chủ nhân của ruộng bậc thang. "Tôi rất thích khung cảnh ở đây, nhất là sáng sớm thức dậy phong cảnh rất đẹp. Được tham gia vào cuộc sống và công việc của người dân ở đây cũng tuyệt vời không kém". 

Chị Vàng Thị Lỳ, chủ cơ sở homestay Hello Mù Cang Chải cho biết: "Tôi thấy hai điều khách du lịch thích nhất đó là trải nghiệm vẽ sáp ong và trải nghiệm làm ruộng làm nương, cấy lúa. Du khách nói rằng họ đi Việt Nam nhưng chưa bao giờ có trải nghiệm đó".

Đến với Mù Cang Chải vào mùa nước đổ, ngoài chiêm ngưỡng ruộng bậc thang, du khách còn có thể tham quan, khám phá đèo Khau Phạ - một trong tứ đại đỉnh đèo đẹp nhất Việt Nam, nơi du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh Mù Cang Chải từ trên cao hay trải nghiệm hoạt động dù lượn hấp dẫn.  

Theo bà Lương Thị Xuyến - Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải, dựa trên tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên và sự thân thiện, hồn hậu, hiếu khách, huyện đưa ra nhiều giải pháp để du khách hài lòng hơn nữa khi đến với Mù Cang Chải. "Chúng tôi cũng xác định du lịch ở Mù Cang Chải là một hướng để bà con tăng thêm thu nhập, để phát triển kinh tế. Ngoài việc làm ruộng để đảm bảo an ninh lương thực thì sử dụng cảnh quan đó để làm thêm các dịch vụ du lịch".

Những ngày này, trên các cung đường dẫn lên Mù Cang Chải, không chỉ có du khách trong và ngoài nước mà còn có rất nhiều nhiếp ảnh gia chuyên và không chuyên tìm về "mùa nước đổ" để ghi lại những khoảnh khắc đẹp nhất trong năm ở huyện vùng cao xinh đẹp này./.

Đinh Tuấn/VOV Tây Bắc

Viết bình luận

Tin liên quan

Du lịch lòng hồ Thác Bà ở Yên Bái
Du lịch lòng hồ Thác Bà ở Yên Bái

VOV4.VOV.VN - Mời quý vị và các bạn đến với hồ Thác Bà ở tỉnh Yên Bái, cùng chúng tôi khám phá cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, mát lành trong những ngày hè oi nóng. Đồng thời, du khách còn có cơ hội tìm hiểu thêm về cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số sống chung quanh lòng hồ Thác Bà và thưởng thức ẩm thực độc đáo của vùng đất nơi đây. (Chương trình Sắc màu Dân tộc Việt Nam ngày 5/5/2024)

Du lịch lòng hồ Thác Bà ở Yên Bái

Du lịch lòng hồ Thác Bà ở Yên Bái

VOV4.VOV.VN - Mời quý vị và các bạn đến với hồ Thác Bà ở tỉnh Yên Bái, cùng chúng tôi khám phá cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, mát lành trong những ngày hè oi nóng. Đồng thời, du khách còn có cơ hội tìm hiểu thêm về cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số sống chung quanh lòng hồ Thác Bà và thưởng thức ẩm thực độc đáo của vùng đất nơi đây. (Chương trình Sắc màu Dân tộc Việt Nam ngày 5/5/2024)

Đắk Lắk triển khai hoạt động kích cầu du lịch nội địa năm 2024
Đắk Lắk triển khai hoạt động kích cầu du lịch nội địa năm 2024

VOV4.VOV.VN - Trong mùa du lịch hè năm nay (2024), tỉnh Đắk Lắk tập trung tổ chức nhiều hoạt động kích cầu du lịch nội địa nhằm thu hút du khách đến với địa phương.

Đắk Lắk triển khai hoạt động kích cầu du lịch nội địa năm 2024

Đắk Lắk triển khai hoạt động kích cầu du lịch nội địa năm 2024

VOV4.VOV.VN - Trong mùa du lịch hè năm nay (2024), tỉnh Đắk Lắk tập trung tổ chức nhiều hoạt động kích cầu du lịch nội địa nhằm thu hút du khách đến với địa phương.

Làng Chăm Châu Phong làm du lịch
Làng Chăm Châu Phong làm du lịch

VOV4.VOV.VN - Châu Phong (thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang) là xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Chăm sinh sống và phát triển, gắn với đó là nhiều nghề truyền thống tồn tại rất lâu đời. Với những giá trị văn hóa độc đáo, các làng Chăm đang thu hút sự quan tâm của du khách gần xa, nhất là khách du lịch nước ngoài đến khám phá.

Làng Chăm Châu Phong làm du lịch

Làng Chăm Châu Phong làm du lịch

VOV4.VOV.VN - Châu Phong (thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang) là xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Chăm sinh sống và phát triển, gắn với đó là nhiều nghề truyền thống tồn tại rất lâu đời. Với những giá trị văn hóa độc đáo, các làng Chăm đang thu hút sự quan tâm của du khách gần xa, nhất là khách du lịch nước ngoài đến khám phá.

Làng du lịch cộng đồng đầu tiên ở vùng biên giới Kon Tum
Làng du lịch cộng đồng đầu tiên ở vùng biên giới Kon Tum

VOV4.VOV.VN - Ủy ban nhân dân huyện Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum) vừa công bố Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận Làng du lịch cộng đồng Đăk Răng (xã Đăk Dục).

Làng du lịch cộng đồng đầu tiên ở vùng biên giới Kon Tum

Làng du lịch cộng đồng đầu tiên ở vùng biên giới Kon Tum

VOV4.VOV.VN - Ủy ban nhân dân huyện Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum) vừa công bố Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận Làng du lịch cộng đồng Đăk Răng (xã Đăk Dục).

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC