Bảo tàng tư nhân trưng bày nhiều hiện vật quý, hiếm về 54 dân tộc và triều Nguyễn
Thứ hai, 10:13, 17/06/2024 Tỷ Huỳnh/VOV-TPHCM Tỷ Huỳnh/VOV-TPHCM
VOV4.VOV.VN - Tại TP.HCM vừa ra mắt, khai trương 2 bảo tàng tư nhân trưng bày hàng ngàn cổ vật, hiện vật về trang sức của 54 dân tộc và các vật dụng xa hoa, mỹ lệ trong cung cấm của 13 đời vua triều Nguyễn.

 

Bảo tàng Trang sức 54 dân tộc Việt Nam và Bảo tàng Hoàng cung triều Nguyễn thuộc hệ thống Bảo tàng Đỗ Hùng. Hai bảo tàng được bố trí thành các khu vực trưng bày riêng biệt, tại tòa nhà số 68 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP.HCM.

Tại Bảo tàng Trang sức 54 dân tộc Việt Nam trưng bày hàng ngàn bộ trang sức cổ cùng trang phục truyền thống của 54 dân tộc anh em. Từ vòng cổ, bông tai, vòng tay, nhẫn (một số dân tộc có thêm vương miện, cài tóc) kết hợp cùng những bộ trang phục thổ cẩm sặc sỡ các hoa văn, đã thể hiện quan niệm thẩm mỹ, tín ngưỡng, phong tục tập quán của từng dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay.

Toàn bộ đều là những hiện vật gốc có niên đại hơn 2.500 năm trước đến thế kỷ 20, được chế tác từ các chất liệu như: vàng, bạc, ngọc, ngà, hổ phách, mã não, thạch anh, lưu ly, pha lê, ngọc trai, xà cừ, đồi mồi…

Còn tại Bảo tàng Hoàng cung triều Nguyễn trưng bày những cổ vật, hiện vật trong cung cấm của 13 đời vua triều Nguyễn. Từ những món đồ trang sức, thú vui của vua, hoàng hậu, hoàng tử, công chúa thường nhật cho đến trang phục, vật dụng triều chính, nội thất, vật dụng cá nhân.

 Đến với bảo tàng, khách tham quan như xuôi theo dòng lịch sử, sống lại trong cung điện triều Nguyễn xa hoa, mỹ lệ với các vật dụng, trang phục được làm từ vàng, bạc, ngọc, ngà, gấm, lụa...

Là một trong những du khách đầu tiên tham tại đây, bà Cẩm Lệ người dân Quận 1 cho biết, rất thán phục hành trình sưu tầm hàng ngàn cổ vật của ông chủ bảo tàng. “Với góc độ khách tham quan thì tôi cho rằng ở đây trưng bày được khá nhiều những hiện vật có giá trị của triều Nguyễn và trang sức của 54 dân tộc. Rõ ràng khi mà những điều chúng ta được mắt thấy tai nghe đó là một trong những cách mà để cho người dân hiểu hơn về quá trình phát triển của lịch sử dân tộc, cũng như hiểu biết về văn hóa của dân tộc của mình nhiều hơn” - Du khách Cẩm Lệ.

Đáng chú ý, tại bảo tàng tư nhân này có nhiều hiện vật rất hiếm, quý mà ngay cả bảo tàng công lập cũng không thể có được, như những cổ vật của vua Kiến Phúc (1 trong 3 vị vua có thời gian trị vì rất ngắn). Những cổ vật trên vừa được ông Đỗ Hùng đấu giá từ Pháp về.

Ông Phan Thanh Hải, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia, Giám đốc Sở Văn hoá, thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế đánh giá đây là sự bổ sung, bổ khuyết rất quý cho hệ thống bảo tàng công lập “Bảo tàng trang sức 54 dân tộc, có thể nói đó là những bộ sưu tập rất là tiêu biểu, rất là đẹp. Các hiện vật phản ánh tương đối đầy đủ các loại hình trang sức của cả 54 dân tộc Việt Nam. Còn đối với Bảo tàng Hoàng cung triều Nguyễn thì phải nói là số lượng hiện vật ở đây cũng rất là quý, có nhiều hiện vật thực sự là rất hiếm. Không nhiều nơi có được  hiện vật quý như vậy đâu, đây chính là sự bổ sung, bổ quyết rất quý cho hệ thống bảo tàng công lập” - Phan Thanh Hải.

Ngoài phục vụ tham quan, tại đây còn cung cấp dịch vụ chụp ảnh cho du khách với trang phục hoàng cung ngồi ngai vàng, kiệu, xe kéo của vua, hoàng hậu với phiên bản phục dựng có tỷ lệ, màu sắc 10/10 so với bản gốc./.

Tỷ Huỳnh/VOV-TPHCM

Viết bình luận

Tin liên quan

Trang phục phụ nữ Mông Hoa ở Bắc Hà
Trang phục phụ nữ Mông Hoa ở Bắc Hà

VOV4.VOV.VN: Trang phục truyền thống của phụ nữ Mông Hoa gồm khăn, áo, váy, yếm che phía dưới trước và sau váy, thắt lưng, xà cạp...Để làm được một bộ trang phục ưng ý thì họ phải trải qua rất nhiều công đoạn như: từ việc trồng lanh, xe lanh, dệt vải, in hoa văn bằng sáp ong, nhuộm chàm cho đến các bước thêu thùa hoa văn đến nghệ thuật cắt, chắp, ghép vải. (Chương trình tìm hiểu các dân tộc Việt Nam 14/6/2024

Trang phục phụ nữ Mông Hoa ở Bắc Hà

Trang phục phụ nữ Mông Hoa ở Bắc Hà

VOV4.VOV.VN: Trang phục truyền thống của phụ nữ Mông Hoa gồm khăn, áo, váy, yếm che phía dưới trước và sau váy, thắt lưng, xà cạp...Để làm được một bộ trang phục ưng ý thì họ phải trải qua rất nhiều công đoạn như: từ việc trồng lanh, xe lanh, dệt vải, in hoa văn bằng sáp ong, nhuộm chàm cho đến các bước thêu thùa hoa văn đến nghệ thuật cắt, chắp, ghép vải. (Chương trình tìm hiểu các dân tộc Việt Nam 14/6/2024

Đặc sắc bộ sưu tập vật dụng truyền thống dân tộc S’tiêng tại Bảo tàng Bình Phước
Đặc sắc bộ sưu tập vật dụng truyền thống dân tộc S’tiêng tại Bảo tàng Bình Phước

VOV4.VOV.VN - Bảo tàng Bình Phước hiện đang quản lý, sử dụng trên 14.000 tư liệu, hiện vật có giá trị về lịch sử, văn hóa, truyền thống đấu tranh cách mạng của vùng đất và con người Bình Phước; trong đó, bộ sưu tập Vật dụng truyền thống của người S’tiêng Bình Phước rất phong phú và đặc sắc.

Đặc sắc bộ sưu tập vật dụng truyền thống dân tộc S’tiêng tại Bảo tàng Bình Phước

Đặc sắc bộ sưu tập vật dụng truyền thống dân tộc S’tiêng tại Bảo tàng Bình Phước

VOV4.VOV.VN - Bảo tàng Bình Phước hiện đang quản lý, sử dụng trên 14.000 tư liệu, hiện vật có giá trị về lịch sử, văn hóa, truyền thống đấu tranh cách mạng của vùng đất và con người Bình Phước; trong đó, bộ sưu tập Vật dụng truyền thống của người S’tiêng Bình Phước rất phong phú và đặc sắc.

Tặng bò và trụ điện năng lượng mặt trời cho đồng bào Chăm
Tặng bò và trụ điện năng lượng mặt trời cho đồng bào Chăm

VOV4.VOV.VN - Sáng 28/5, nhóm giáo viên và học sinh của trường Quốc tế Việt – Úc tại TP.HCM đã thăm và tặng quà cho trường Tiểu học Lâm Sơn A và vùng đồng bào Chăm ở thôn Lương Tri, xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận.

Tặng bò và trụ điện năng lượng mặt trời cho đồng bào Chăm

Tặng bò và trụ điện năng lượng mặt trời cho đồng bào Chăm

VOV4.VOV.VN - Sáng 28/5, nhóm giáo viên và học sinh của trường Quốc tế Việt – Úc tại TP.HCM đã thăm và tặng quà cho trường Tiểu học Lâm Sơn A và vùng đồng bào Chăm ở thôn Lương Tri, xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận.

Bắc Giang: Đồng bào dân tộc thiểu số đẩy mạnh liên kết sản xuất, tăng thu nhập
Bắc Giang: Đồng bào dân tộc thiểu số đẩy mạnh liên kết sản xuất, tăng thu nhập

VOV4.VOV.VN - Để tạo việc làm, tăng thu nhập, thời gian qua, nhiều hộ dân các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở tỉnh Bắc Giang đã liên kết thành lập các mô hình hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác cùng nhau đẩy mạnh phát triển kinh tế, giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Bắc Giang: Đồng bào dân tộc thiểu số đẩy mạnh liên kết sản xuất, tăng thu nhập

Bắc Giang: Đồng bào dân tộc thiểu số đẩy mạnh liên kết sản xuất, tăng thu nhập

VOV4.VOV.VN - Để tạo việc làm, tăng thu nhập, thời gian qua, nhiều hộ dân các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở tỉnh Bắc Giang đã liên kết thành lập các mô hình hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác cùng nhau đẩy mạnh phát triển kinh tế, giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC