Anh Nguyễn Lê Duy, xã Ea Tar, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk có hơn 10 ha sầu riêng giống Dona. Anh cho biết, vụ trước gia đình thu được xấp xỉ 200 tấn quả tươi, với giá bán xô tại vườn là 42.000 đồng/kg, thu được 8,4 tỷ đồng. Vào vụ thu hoạch năm nay, dự tính thu nhập có thể gấp đôi vụ trước nhờ giá bán tăng cao.
“Như năm ngoái thì giá tầm 40.000 đồng/kg, còn hiện tại tới bây giờ giá tới 60 – 70.000 đồng/kg, và người ta đã đặt mua rồi. Được giá này thì nông dân chúng tôi rất phấn khởi, bà con tích cực đầu tư, chăm sóc chất lượng cho cây sầu riêng này.” - Anh Nguyễn Lê Duy phấn khởi cho biết.
Cũng mừng vì sầu riêng được giá, nhưng ông Ngô Công Lương, xã Ea Yông, huyện Krông Pắk, lại chưa ký hợp đồng thu mua cho vườn sầu riêng 180 cây giống Dona trồng xen trong cà phê. Ông cho biết mỗi ngày có rất nhiều thương lái tới xem vườn và muốn đặt cọc thu mua toàn bộ quả sầu riêng.
“Đã có chỗ đặt giá 72.000 đồng/kg và có nhiều nhà lấy tiền cọc. Mỗi ha họ nhận từ 400 – 500 triệu đồng. Nhà tôi thì chưa vội, vì giá nó chưa chắc chắn nên chưa chốt. Nghĩa là khi nào gần cắt khoảng 1 tuần thì gia đình mới chốt, khi đó ai tới mua là bán.” - Ông Ngô Công Lương chia sẻ.
Krông Pắk là vựa sầu riêng lớn nhất tỉnh Đắk Lắk với trên 7.100 ha, trong đó trên 3.000 ha đang cho thu hoạch. Sầu riêng tại đây chủ yếu là giống Dona và Ri6. Năng suất bình quân đạt từ 18 – 20 tấn quả tươi/ha. Ông Nguyễn Huy Hoàng, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Krông Pắk cho biết, năm nay thời tiết diễn biễn bất thường, thời điểm đầu vụ một số vườn sầu riêng bị rụng hoa và trái non hàng loạt. Tuy nhiên, nhờ chăm sóc tốt, nên lượng quả còn lại trên cây đều múi, trái to, năng suất dự kiến vẫn đạt khá.
“Huyện Krông Pắk thì tiên lượng có một vụ mùa bội thu đối với sầu riêng. Hiện bây giờ bà con vẫn đang tiếp tục canh tác và khoảng 45 ngày nữa sẽ cho thu hoạch vào vụ chính. Đầu vụ đến, UBND huyện sẽ có kế hoạch đi kiểm tra và làm công tác tuyên truyền tốt tới bà con để đảm bảo an ninh trật tự địa bàn cũng như đảm bảo tài sản của mình.” - Ông Nguyễn Huy Hoàng cho biết.
Toàn tỉnh Đắk Lắk hiện có 22.500 ha sầu riêng, trong đó khoảng 10.000 ha đang cho thu hoạch. Sản lượng sầu riêng vụ năm ngoái (2022) đạt 170.000 tấn quả tươi, doanh thu trên 9.500 tỷ đồng. Vụ thu hoạch năm nay, dự kiến sản lượng sầu riêng Đắk Lắk có thể đạt 185.000 tấn quả. Hiện nay, khảo sát tại các nhà vườn tại Krông Pắk, Krông Năng, Buôn Hồ, Cư M’gar … giá đặt mua sầu riêng tại vườn đang dao động từ 65 – 75 nghìn đồng/kg quả tươi, tùy giống Dona hay Ri6 và chất lượng quả. Với việc cả giá bán và năng suất đều tăng, sầu riêng Đắk Lắk vụ 2023 này hứa hẹn cho nông dân một mức thu nhập kỷ lục./.
Viết bình luận
Tin liên quan
Đề xuất dạy tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1
VOV4.VOV.VN - Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư quy định về việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số, trước khi vào lớp 1.
Đề xuất dạy tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1
VOV4.VOV.VN - Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư quy định về việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số, trước khi vào lớp 1.
Lào Cai còn gần 200 hộ dân trong vùng thiên tai nguy hiểm
VOV4.VOV.VN - Rà soát của cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai cho thấy, trên địa bàn tỉnh hiện vẫn còn gần 200 hộ dân nằm trong vùng thiên tai nguy hiểm.
Lào Cai còn gần 200 hộ dân trong vùng thiên tai nguy hiểm
VOV4.VOV.VN - Rà soát của cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai cho thấy, trên địa bàn tỉnh hiện vẫn còn gần 200 hộ dân nằm trong vùng thiên tai nguy hiểm.
Hạt gạo ở biên giới Đắk Lắk đạt chứng nhận hữu cơ của Nhật Bản
VOV4.VOV.VN - Ngày 18-7, tại huyện biên giới Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk, Hợp tác xã Giảm nghèo Ea Súp tổ chức “ Lễ trao chứng nhận hữu cơ cho sản phẩn gạo Briêt”. Đây cũng là sản phẩm gạo đạt chứng nhận hữu cơ đầu tiên của tỉnh Đắk Lăk.
Hạt gạo ở biên giới Đắk Lắk đạt chứng nhận hữu cơ của Nhật Bản
VOV4.VOV.VN - Ngày 18-7, tại huyện biên giới Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk, Hợp tác xã Giảm nghèo Ea Súp tổ chức “ Lễ trao chứng nhận hữu cơ cho sản phẩn gạo Briêt”. Đây cũng là sản phẩm gạo đạt chứng nhận hữu cơ đầu tiên của tỉnh Đắk Lăk.