Theo dự thảo, chương trình dạy học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số gồm các nội dung cụ thể sau: Chuẩn bị tâm thế vào lớp 1; Hình thành các kĩ năng học tập cơ bản; Hình thành và phát triển năng lực nghe - nói; Hình thành và phát triển năng lực đọc; Hình thành và phát triển năng lực viết.
Các nội dung này được sắp xếp theo trình tự khoa học, tương ứng với 20 bài học, thể hiện thông qua các chủ điểm gần gũi và phù hợp với trẻ, theo định hướng tiếp cận năng lực và phẩm chất người học.
Đối với nội dung "Chuẩn bị tâm thế vào lớp 1", trẻ được làm quen với môi trường vật chất ở trường, lớp cấp tiểu học: không gian lớp học, trường học; phòng học bộ môn, khu vui chơi, bán trú, công trình phụ trợ; đồ dùng học tập, thiết bị dạy học và phương tiện học tập.
Nội dung "Hình thành các kĩ năng học tập cơ bản" gồm kĩ năng chuẩn bị, sử dụng, bảo quản và giữ gìn đồ dùng học tập, xác định được các vị trí trên bảng con, bảng lớn cũng như trong không gian lớp học, trường học.
Đối với nội dung "Hình thành và phát triển năng lực nghe - nói", trẻ biết sử dụng một số lời nói cơ bản trong nghi thức giao tiếp để tự giới thiệu, làm quen, hỏi và trả lời câu hỏi đơn giản. Nghe - nói trong những tình huống làm quen ban đầu và giao tiếp bằng tiếng Việt phù hợp với lứa tuổi.
Về nội dung "Hình thành và phát triển năng lực đọc", trẻ em được rèn kĩ thuật đọc đúng như cầm sách, mở sách, lật sách; giữ khoảng cách giữa mắt với sách; nhận biết bìa sách và trang sách, chữ và hình ảnh minh họa trong sách. Củng cố việc nhận dạng và đọc được chữ cái đơn (một âm ghi bằng một chữ) là chữ in thường, các chữ số từ 1- 9.
Trong nội dung "Hình thành và phát triển năng lực viết" sẽ dạy trẻ biết ngồi viết đúng tư thế, biết cách cầm cầm bút chì bằng 3 đầu ngón tay, biết tô chữ và chữ số trên vở ô li. Thực hiện các hoạt động tô chữ, tô từ và tô chữ số từ 1 đến 9.
Dự thảo cũng quy định, thời gian thực hiện dạy học không quá 80 tiết học, tối đa là 1 tháng thực học trong thời gian hè (tháng 7, 8 hằng năm), trước khi trẻ học chương trình lớp 1. Các địa phương tùy tình hình thực tế để bố trí thời gian hợp lí; Linh hoạt trong quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ, trong việc sử dụng ngữ liệu dạy học, đồ dùng dạy học phù hợp với điều kiện và tâm lí trẻ; Đa dạng hóa các hoạt động dạy và học (hoạt động múa hát, đọc thơ, vè và đồng dao; hoạt động tô, vẽ tranh; hoạt động kể chuyện….) nhằm nâng cao hiệu quả dạy học./.
Viết bình luận
Tin liên quan
Châu Âu: Nắng nóng kỷ lục tiếp tục kéo dài
VOV4.VOV.VN - Châu Âu tiếp tục ghi nhận đợt nóng kỷ lúc kéo dài từ nhiều ngày qua. Trong ngày chủ nhật 16/7, nhiệt độ đã lên đến trên 40 °C ở nhiều nơi tại Ý và Hy Lạp
Châu Âu: Nắng nóng kỷ lục tiếp tục kéo dài
VOV4.VOV.VN - Châu Âu tiếp tục ghi nhận đợt nóng kỷ lúc kéo dài từ nhiều ngày qua. Trong ngày chủ nhật 16/7, nhiệt độ đã lên đến trên 40 °C ở nhiều nơi tại Ý và Hy Lạp