Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Đắk Lắk đã có 25 học sinh bị tử vong do đuối nước. Nhằm giảm thiểu tình trạng này, ngành giáo dục và đào tạo tỉnh phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các giải pháp về phòng, chống đuối nước.
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các đơn vị trường học tăng cường tuyên truyền, cảnh báo, phổ biến kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nước đến học sinh, nhất là trong những ngày nghỉ hè. Bên cạnh đó, các trường học phối hợp với chính quyền địa phương thống kê, rà soát số lượng ao, hồ, sông, suối… để đề xuất các giải pháp phòng, chống đuối nước, tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong quản lý, giám sát học sinh trong thời gian nghỉ học, nghỉ hè.
Đăk Lăk cũng yêu cầu các cơ sở chú trọng đến các vùng khó khăn, địa bàn có nhiều sông nước, vùng có nguy cơ cao dẫn đến đuối nước, thực hiện tuyên truyền theo phương châm thường xuyên, liên tục, quyết liệt, mọi lúc, mọi nơi; đẩy mạnh phong trào dạy bơi an toàn cho học sinh trong trường học, thường xuyên tổ chức các lớp dạy bơi cho trẻ em…
Tại lễ phát động dạy bơi phòng, chống đuối nước cho học sinh trong dịp hè, ông Đỗ Tường Hiệp, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk kêu gọi các cấp, ngành, tổ chức đoàn thể, địa phương và mọi người dân cùng chung tay phòng, chống tai nạn đuối nước, bảo vệ các em bằng những việc làm thiết thực và hiệu quả.
“ Phải nâng cao ý thức của các em học sinh, của cha mẹ học sinh và cộng đồng xã hội hiểu được rằng, phòng chống đuối nước là việc của toàn xã hội cần quan tâm để chung tay vào giảm thiểu tai nạn đuối nước ở học sinh”- ông Đỗ Tường Hiệp nhấn mạnh./.
Viết bình luận
Tin liên quan
Báo động tình trạng đuối nước trẻ em ở Gia Lai
VOV4.VOV.VN - Từ đầu năm đến nay, tại Gia Lai liên tục xảy ra đuối nước, khiến 13 trẻ em tử vong. Tình trạng này diễn ra ở phần lớn những vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số.
Báo động tình trạng đuối nước trẻ em ở Gia Lai
VOV4.VOV.VN - Từ đầu năm đến nay, tại Gia Lai liên tục xảy ra đuối nước, khiến 13 trẻ em tử vong. Tình trạng này diễn ra ở phần lớn những vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số.