Tiền Giang: Hơn 40 triệu mét khối cát lòng sông còn có thể khai thác
Thứ hai, 15:21, 24/07/2023 Nhật Trường Nhật Trường
VOV4.VOV.VN - Theo đánh giá của ngành chức năng, lượng cát lòng sông ở tỉnh Tiền Giang còn khá lớn. Tỉnh Tiền Giang đang tiến hành khảo sát, quy hoạch tổng thể, để sớm khai thác các mỏ cát, phục vụ các công trình dự án trọng điểm và nhu cầu xây dựng của người dân, doanh nghiệp tại địa phương.

 

 

Ông Nguyễn Văn Kiệt, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Tiền Giang cho biết: từ năm 2013 đến nay, UBND tỉnh không có chủ trương cấp phép khai thác cát; riêng 20 mỏ cát trên sông Tiền Giang đã hết thời gian khai thác từ lâu. 

Qua thăm dò, trên sông Tiền, sông Vàm Cỏ (địa bàn tỉnh Tiền Giang) hiện có 35 khu vực mỏ cát với trữ lượng khoảng  40,7 triệu mét khối cát. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng cát để san lấp mặt bằng, xây dựng các khu, cụm công nghiệp; các dự án đường giao thông; công sở và xây dựng nhà, xưởng của doanh nghiệp, người dân từ nay đến năm 2030 rất cao. Trung bình mỗi năm Tiền Giang cần hơn 3,3 triệu mét khối cát. Do chưa khai thác các mỏ cát, nên dẫn đến khan hiếm cát, giá cát tăng cao; đồng thời tình trạng “cát tặc” rất khó ngăn chặn gây thất thoát nguồn tài nguyên có giá trị này.

Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Tiền Giang, Sở Tài nguyên- Môi trường Tiền Giang đang phối hợp các sở, ngành, các địa phương xây dựng "Đề án quản lý tài nguyên khoáng sản", cấp phép khai thác cát sỏi lòng sông trên địa bàn. Đề án này đang hoàn thiện để trình Hội đồng Nhân dân tỉnh phê duyệt, triển khai thực hiện.

Cũng theo Sở Tài nguyên- Môi trường tỉnh Tiền Giang, đến nay tỉnh có 15 khu vực mỏ đã cấp phép thăm dò nhưng chưa cấp phép khai thác. Trong đó có 14 khu vực mỏ đã phê duyệt trữ lượng với tổng trữ lượng 20,7 triệu m3 cát. Công suất xem xét cấp phép theo quy hoạch đã phê duyệt hơn 1,77 triệu m3/năm ./.

Nhật Trường

Viết bình luận

Tin liên quan

Ông Sơn Lộc thương binh người dân tộc Khmer vượt khó làm kinh tế giỏi
Ông Sơn Lộc thương binh người dân tộc Khmer vượt khó làm kinh tế giỏi

VOV4.VOV.VN - Thương binh 4/4,ông Sơn Lộc - sinh năm 1963, người dân tộc Khmer, là Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh ấp Sóc Mới, xã Long Phú, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Ông là một trong những điển hình tiêu biểu vượt lên số phận, làm giàu từ mô hình trồng lúa, rau màu, kết hợp chăn nuôi bò, heo… Thu nhập của gia đình ông đạt vài trăm triệu đồng mỗi năm.

Ông Sơn Lộc thương binh người dân tộc Khmer vượt khó làm kinh tế giỏi

Ông Sơn Lộc thương binh người dân tộc Khmer vượt khó làm kinh tế giỏi

VOV4.VOV.VN - Thương binh 4/4,ông Sơn Lộc - sinh năm 1963, người dân tộc Khmer, là Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh ấp Sóc Mới, xã Long Phú, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Ông là một trong những điển hình tiêu biểu vượt lên số phận, làm giàu từ mô hình trồng lúa, rau màu, kết hợp chăn nuôi bò, heo… Thu nhập của gia đình ông đạt vài trăm triệu đồng mỗi năm.

Mang mái ấm đến với đồng bào nghèo ở Sóc Trăng
Mang mái ấm đến với đồng bào nghèo ở Sóc Trăng

VOV4.VOV.VN - Bên cạnh 5.200 căn nhà đã hỗ trợ cho người có công, hộ nghèo có nhu cầu cấp thiết về nhà ở, hiện nay Sóc Trăng còn đang rất nỗ lực để hoàn thành 1.200 căn nhà do Bộ Công an vận động hỗ trợ cho bà con tại địa phương, nhằm giúp bà con có nơi an cư lạc nghiệp, sớm vươn lên ổn định đời sống.

Mang mái ấm đến với đồng bào nghèo ở Sóc Trăng

Mang mái ấm đến với đồng bào nghèo ở Sóc Trăng

VOV4.VOV.VN - Bên cạnh 5.200 căn nhà đã hỗ trợ cho người có công, hộ nghèo có nhu cầu cấp thiết về nhà ở, hiện nay Sóc Trăng còn đang rất nỗ lực để hoàn thành 1.200 căn nhà do Bộ Công an vận động hỗ trợ cho bà con tại địa phương, nhằm giúp bà con có nơi an cư lạc nghiệp, sớm vươn lên ổn định đời sống.

Sóc Trăng: Từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc
Sóc Trăng: Từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc

VOV4.VOV.VN - Tại Sóc Trăng, từ nguồn vốn Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030, tỉnh đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện và đầu tư nhiều công trình cấp thiết. Kết cấu hạ tầng từng bước hoàn thiện giúp bộ mặt vùng đồng bào dân tộc thiểu số thêm khởi sắc.

Sóc Trăng: Từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc

Sóc Trăng: Từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc

VOV4.VOV.VN - Tại Sóc Trăng, từ nguồn vốn Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030, tỉnh đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện và đầu tư nhiều công trình cấp thiết. Kết cấu hạ tầng từng bước hoàn thiện giúp bộ mặt vùng đồng bào dân tộc thiểu số thêm khởi sắc.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC