Sau 4 năm triển khai dự án, với nguồn kinh phí khoảng 800 nghìn Euro, đã có hơn 90.000 người, tương đương 60% dân số của 2 huyện này là thanh niên và phụ nữ đã được hỗ trợ tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản chất lượng cao, nhạy cảm giới, minh bạch và hiệu quả.
Bà Triệu Thị Sa ở xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng, người được hưởng lợi từ dự án cho biết: “ Nhờ dự án này, các chị em ở địa phương đã biết cách chăm sóc cơ thể mình và thảo luận chuyện này với chồng hay bạn trai. Đa số phục nữ chủ động đi khám sức khỏe định kỳ và học cách phòng tránh thai, bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình. Trước đây, nhiều chị em không quan tâm hoặc âm thầm chịu đựng hoặc phải đi hàng chục km khi cần khám phụ khoa..
Phó Chủ nhiệm UBDT Lê Sơn Hải phát biểu tại hội thảo tổng kết dự án.
Đánh giá hiệu quả của dự án này, Ông Lê Sơn Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, cho rằng: Dự án đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu của Đề án 498 về ngăn chặn và giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số đến năm 2025. Trong đó, đã nâng cao được nhận thức của người dân về chăm sóc sức khỏe sinh sản, khẳng định được quyền của người phụ nữ, thanh niên dân tộc thiểu số trong việc chăm sóc sức khỏe, đảm bảo giống nòi, đây cũng chính là yếu tố cơ bản để đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo và phát triển bền vững.
Theo bà Chu Thị Hà, Giám đốc chương trình của Tổ chức ActiconAid tại Việt Nam, sau khi dự án kết thúc, các dịch vụ được cung cấp theo dự án sẽ được bàn giao cho trung tâm y tế của hai huyện Lâm Hà và Krông Bông quản lý, sử dụng. Theo đó, những thành tựu của dự án này sẽ làm cơ sở để nhân rộng ra các địa phương khác trên cả nước.
Việt Phú/VOV4
Viết bình luận