Nhịp chiêng của người H’rê ở Quảng Ngãi
Thứ hai, 15:44, 20/11/2023 Đỗ Quyên/VOV4 Đỗ Quyên/VOV4
VOV4.VOV.VN - Văn hóa đời sống giải trí của người H’rê ở xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi phong phú và đa dạng với các thể loại. Trong đó, độc đáo nhất có chiêng ba.
Hòa tấu cồng chiêng tại Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam do các nghệ nhân H'rê đến từ Ba Tơ, Quảng Ngãi.

Với người H’rê, chiêng là tài sản quý. Nhà giàu sẽ có nhiều bộ chiêng. Chiêng gắn bó mật thiết với đời sống con người. Từ lễ cúng gọi hồn lúa, cúng bến nước, ăn trâu, hội vui của làng, tiếng chiêng đều vang lên làm bừng không khí của lễ hội.

Bộ chiêng ba gồm có ba chiếc được đặt tên riêng. Chiếc chiêng Vông lớn nhất, chiêng Tum nhỏ hơn và nhỏ nhất là chiêng Túc. Khi trình diễn 3 nghệ nhân mỗi người một chiêng, dùng nắm tay đánh vào mặt chiêng, cùng hòa tấu lên giai điệu của chiêng ba.

Người đánh chiêng Vông, chiêng Tum tay trần, còn chiêng Túc nghệ nhân thường quấn thêm một chiếc khăn vào tay đánh để tiếng chiêng thêm ấm, thêm vang.

Khi đánh chiêng, nghệ nhân phải dồn cả tâm tư, sức lực với chiêng, hiểu chiêng, hòa nhịp với bạn chơi mới có giai điệu hay.

 

Chiêng ba tấu lên nhiều giai điệu như Hlay, ka oa, trù vục, hre… Những giai điệu ấy được mô phỏng theo tiếng suối, thác, tiếng chim, ếch nhái ngoài đồng.

Với những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo, năm 2021, nghệ thuật trình diễn chiêng ba của người H'rê huyện Ba Tơ được Bộ VHTT&DL công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Chiêng ba đệm hát dân ca

 

 

Đỗ Quyên/VOV4

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC