Hội thảo “Bảo tồn di sản âm nhạc cổ truyền các dân tộc thiểu số ở Trung bộ và Tây Nguyên”
Thứ tư, 00:00, 11/04/2018
​VOV4.VN - Viện Âm nhạc (thuộc Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam) phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Đắc Lắc tổ chức Hội thảo khoa học "Công tác bảo tồn di sản âm nhạc cổ truyền của các dân tộc thiểu số ở Trung bộ và Tây Nguyên - Chính sách và thực tiễn”.

 

Hiện nay, sự xâm nhập của các thể loại âm nhạc ngoại lai đã khiến cho âm nhạc dân tộc nói chung, âm nhạc cổ truyền của các dân tộc nói riêng đang ngày càng bị thu hẹp về không gian trình diễn, cơ hội trình diễn, đối tượng khán giả.

Do đó, còn rất ít thanh niên dân tộc thiểu số biết hát dân ca, diễn tấu nhạc cụ dân tộc. Các nghệ nhân giỏi nghề, trình diễn thành thạo các loại âm nhạc dân gian đặc sắc; nghệ nhân biết chế tác, trình diễn và truyền dạy nhạc cụ dân tộc độc đáo ngày càng ít, khiến cho việc bảo tồn và phát huy giá trị âm nhạc cổ truyền của các dân tộc thiểu số ở nước ta gặp nhiều khó khăn.

Người dân đề xuất nên có Ngày hội bến nước ở các buôn, diễn ra hàng năm, không trùng với các ngày hội khác

Tại Hội thảo, các đại biểu tập trung trao đổi về các vấn đề như: Thực trạng bảo tồn di sản âm nhạc cổ truyền và kết quả thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy di sản âm nhạc dân tộc thiểu số ở Trung bộ và Tây Nguyên; đề xuất những giải pháp phù hợp hiệu quả cho việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản âm nhạc cổ truyền của các dân tộc thiểu số ở Trung bộ và Tây Nguyên.

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Linh Nga Niê Kđăm cho rằng:  Trong vấn đề bảo tồn văn hóa, điều đầu tiên cần làm là phải hỏi ý kiến cộng đồng về những mong muốn của người dân trong việc bảo tồn những giá trị văn hóa của chính dân tộc mình.

 

 

 

H'xíu/VOV-Tây Nguyên

 

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC