Ninh Thuận: Di tích tháp cổ ngàn năm đang bị lãng quên
Thứ hai, 16:18, 24/07/2023 Đoàn Sĩ/ VOV TP HCM Đoàn Sĩ/ VOV TP HCM
VOV4.VOV.VN - Tháp Hòa Lai (còn gọi Ba Tháp, thuộc xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận) được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích cấp quốc gia đặc biệt. Tuy nhiên, khu di tích này đang bị lãng quên, nhiều hạng mục xuống cấp nghiêm trọng. Vị trí khu tháp nằm trên Quốc lộ 1A, khá thuận lợi để gắn kết phát triển du lịch, nhưng nhiều năm qua lợi thế này vẫn chưa được phát huy.

 

Di tích quốc gia đặc biệt đang bị lãng quên 

Cửa vào cổng khu Ba Tháp khoá chặt, ổ khoá rỉ sét, bên trong khuôn viên cỏ mọc um tùm. Gạch trên thân tháp bị sủi, bong tróc… Đó là những gì chúng tôi quan sát được khi đặt chân đến khu di tích cấp quốc gia đặc biệt này. Theo nhiều người dân sống gần khu di tích, những năm trước đây còn thấy người vào phát quang, dọn cỏ, nhưng mấy năm gần đây không có ai.

"Tháp nằm trên địa bàn xã nhưng xã không quản lý. Tháp này trực thuộc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận, là di tích cấp quốc gia, Sở quản lý, địa phương không dám can thiệp vô." -  Ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận cho biết.

Khu di tích tháp Hòa Lai thuộc xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích cấp quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 2499/QĐ-TTg ngày 22/12/2016. Công trình được xây dựng vào khoảng thế kỷ VIII - IX, mang phong cách kiến trúc nghệ thuật độc đáo.

Thời gian qua, các ngành chức năng đã có nhiều hoạt động trùng tu, tu bổ, khai quật khảo cổ, xây dựng hồ sơ công nhận di tích… để bảo tồn và phát huy giá trị của khu di tích này. Nhưng do trải qua thời gian dài, một số vị trí của công trình có hiện tượng xuống cấp nghiêm trọng. Trong đó tháp Giữa - một trong ba ngôi tháp tại di tích đã bị sụp đổ, hiện chỉ còn hai ngôi tháp là tháp Nam và tháp Bắc.

Trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận còn có tháp Pô Klong Garai (TP. Phan Rang – Tháp Chàm) và tháp Pô Rôme (huyện Ninh Phước). Trong khi hai ngôi tháp này được người Chăm thờ phụng, gắn liền với nhiều nghi lễ, lễ hội, nhất là lễ hội Kate, thì tháp Hòa Lai gần như không diễn ra các nghi lễ, lễ hội nào.

"Khu di tích Ba Tháp thực ra là không được người Chăm quan tâm, nhưng nó vẫn là một di tích lịch sử thuộc thẩm quyền quản lý của ngành văn hoá." - Ông Phạm Trọng Hùng, Chủ tịch UBND huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận cho biết.

Cần trân trọng di tích 

 Để bảo tồn và phát huy giá trị di sản trên địa bàn, nhất là các di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt, theo ông Phạm Văn Thành, Trưởng phòng Quản lý văn hóa và gia đình, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận, cần thiết phải lập quy hoạch bảo tồn và phát triển di tích tháp Hòa Lai. Ông Thành cho biết, thời gian tới, UBND tỉnh sẽ phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lập quy hoạch tổng thể nhằm bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích tháp Hòa Lai và tháp Pô Klong Garai, gắn với phát triển du lịch Ninh Thuận đến năm 2030.

 Ông Nguyễn Thanh Hải, giảng viên Trường Đại học Văn Hóa TP. HCM bày tỏ:  "Muốn khai thác du lịch ở 1 điểm di tích thì cần rất nhiều yếu tố. Cụ thể là di tích tháp Hòa Lai, dù có giá trị rất lớn về lịch sử, văn hóa, kiến trúc nhưng các công trình còn lại có qui mô hạn chế, kiến trúc và di vật không còn nhiều, phần lớn đã bị hư hại, sụp đổ. Do việc trùng tu, khôi phục chưa tốt nên không thể hiện được vẻ đẹp và giá trị của di tích. Bên cạnh đó, điểm bất lợi và khó nhất hiện tại của tháp Hòa Lai là nằm cách biệt so với các tuyến, điểm du lịch khác trong tỉnh". 

Liên quan đến vấn đề khai thác di tích tháp Hoà Lai để đa dạng thêm tài nguyên du lịch tỉnh Ninh Thuận, ngoài việc tăng cường quảng bá di tích tháp cổ cũng như kiến trúc nghệ thuật độc đáo của nó, có thể phối hợp với nhà đầu tư để tổ chức khai thác, kinh doanh du lịch, gắn với trùng tu, tôn tạo di tích. Ngôi tháp cổ bị bỏ hoang thời gian dài cũng đặt ra trách nhiệm của các ngành chức năng liên quan, nên có sự quan tâm, trân trọng hơn đối với một di tích cấp quốc gia đặc biệt trên địa bàn./.

Đoàn Sĩ/ VOV TP HCM

Viết bình luận

Tin liên quan

Bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống dân tộc Mông ở Cao Bằng
Bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống dân tộc Mông ở Cao Bằng

VOV4.VOV.VN - Màu sắc của trang phục người Mông ở Cao Bằng được trang trí rất sặc sỡ. Nhiều màu kết hợp với nhau, kỹ thuật tạo hoa văn trên vải kết hợp giữa thêu, ghép vải, in hoa văn sáp ong cầu kỳ, tỉ mỉ tạo nên nét riêng khá độc đáo.

Bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống dân tộc Mông ở Cao Bằng

Bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống dân tộc Mông ở Cao Bằng

VOV4.VOV.VN - Màu sắc của trang phục người Mông ở Cao Bằng được trang trí rất sặc sỡ. Nhiều màu kết hợp với nhau, kỹ thuật tạo hoa văn trên vải kết hợp giữa thêu, ghép vải, in hoa văn sáp ong cầu kỳ, tỉ mỉ tạo nên nét riêng khá độc đáo.

Vui lễ hội Say Sán với người Mông ở Si Ma Cai
Vui lễ hội Say Sán với người Mông ở Si Ma Cai

VOV4.VOV.VN - Bà con người Mông ở Si Ma Cai, Lào Cai thường tổ chức lễ hội Say Sán dịp đầu năm, để cầu tự, cầu bình an cho gia đình và cộng đồng.

Vui lễ hội Say Sán với người Mông ở Si Ma Cai

Vui lễ hội Say Sán với người Mông ở Si Ma Cai

VOV4.VOV.VN - Bà con người Mông ở Si Ma Cai, Lào Cai thường tổ chức lễ hội Say Sán dịp đầu năm, để cầu tự, cầu bình an cho gia đình và cộng đồng.

Trải nghiệm hấp dẫn cùng “Sắc màu thổ cẩm” tại Làng Văn hóa
Trải nghiệm hấp dẫn cùng “Sắc màu thổ cẩm” tại Làng Văn hóa

VOV4.VOV.VN - Trong tháng 7 này, đồng bào và du khách sẽ được trải nghiệm “Sắc màu thổ cẩm” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Trải nghiệm hấp dẫn cùng “Sắc màu thổ cẩm” tại Làng Văn hóa

Trải nghiệm hấp dẫn cùng “Sắc màu thổ cẩm” tại Làng Văn hóa

VOV4.VOV.VN - Trong tháng 7 này, đồng bào và du khách sẽ được trải nghiệm “Sắc màu thổ cẩm” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC