VOV4.VOV.VN - Người Mông Trắng ở bản Phà Xắc, xã Huồi Tụ, Kỳ Sơn, Nghệ An có kỹ thuật thêu ghép vải rất độc đáo trên trang phục.
Chị Lầu Y Mê - Người Mông Trắng ở Phà Xắc trong bộ trang phục truyền thống của mình.
Hoa văn thêu đáp vải trên cánh tay
Một bộ trang phục đầy đủ của người phụ nữ Mông nơi đây gồm mũ, áo, quần, đồ trang sức. Chiếc quần rộng màu đen và áo màu đen được thêu đáp mảnh rất công phu. Họ dùng chiếc kéo nhỏ cắt trổ các đường nét hoa văn trên vải mỏng rồi khâu ghép lên một nền vải khác với các mũi khâu nhỏ li ti. Sau đó thêu trang trí thêm vào các khoảng trống. Các họa tiết trổ ghép và thêu móc xích đa dạng với các họa tiết.
Hoa văn đằng sau áo.
Chiếc thắt lưng thêu hoa văn sặc sỡ cùng vô vàn những đồng bạc, tạo nên tiếng kêu nghe vui tai theo mỗi chuyển động của người phụ nữ.
Yếm váy đằng trước cũng chi chít hoa văn
Bộ trang phục nhìn từ đằng sau
Tùy vào sở thích, sự khéo tay, người phụ nữ Mông Trắng ở Phà Xắc sẽ tạo ra cho mình những hoa văn ghép vải khác nhau. Họa tiết đều gắn với cuộc sống thường ngày như hình hoa, lá, con ốc...
Từ 12 tuổi, các cô gái Mông Trắng sẽ được các bà, các mẹ dạy cho kỹ thuật thêu ghép hoa văn này.
Họ có nhiều bước để thêu hoa văn. Trước tiên là khâu cố định hai lớp vải bằng những mũi chỉ dài. Sau đó, dùng kéo nhỏ cắt thủng các đường nét hoa văn. Khi đã viền xong các đường hoa văn trổ thủng, họ dùng chỉ màu thêu thêm các hoa văn nhỏ, các đường móc xích xen kẽ giữa các hoa văn chính.
Những hoa văn thêu hoàn chỉnh sẽ được làm cổ áo, làm thắt lưng...
Trước, những hoa văn chủ yếu được người phụ nữ Mông Trắng thêu trang phục, thêu mũ cho trẻ nhỏ, phục vụ cuộc sống gia đình. Nay, chúng đã được sử dụng để thêu lên túi, vỏ gối, khăn... và nhiều mẫu mã khác, trở thành những sản phẩm mang lại giá trị kinh tế cho bà con.
Viết bình luận