Bóp méo biểu tượng của người bản địa trên trang phục
Thứ sáu, 00:00, 24/03/2017 Phượng Phượng

Những biểu tượng của người bản địa ở Canada được đưa vào các thiết kế trang phục hiện đại đã gây tranh cãi về quyền sở hữu trí tuệ của các dân tộc bản địa và nhắc nhớ nỗi đau bị phân biệt đối xử mà họ phải chịu đựng suốt thời gian dài.

 

Tháng 10/2015, Jeffrey McNeil-Seymour bước vào một cửa hàng trang phục Halloween ở Kamloops, British Columbia, Canada, với chị gái và mấy cô cháu gái tuổi thiếu niên. McNeil-Seymour là một người làm công tác xã hội tại Đại học Thompson River và là một Tk’emlups Tee Secwepemc (thành viên của nhóm những người nói tiếng Anh Salish Secwepemc (Shuswap) của British Columbia. Người Shuswap hoặc Secwepemc là những người bản địa, sống trong một vùng lãnh thổ truyền thống rộng lớn ở British Columbia, trải dài từ thung lũng sông Columbia, dọc theo dãy núi Rocky phía tây tới sông Fraser và phía Nam đến các hồ Arrow. Hầu hết người Secwepemc sống ở các thung lũng sông - theo tkemlups.ca).

 

McNeil-Seymour nhanh chóng phát hiện ra điều mà anh thấy lấn cấn: anh nghi ngờ một số bộ trang phục Halloween mà cửa hàng bán đã bắt chước một cách vụng về trang phục của người bản địa ở Canada. Từ Facebook và trên nhiều trang của nhóm khác, anh đã biết rằng nhiều năm qua, nhiều cửa hàng ở Canada đã bán và quảng cáo những bộ quần áo mô tả sai lệch về người bản địa, bất chấp sự phản đối bền bỉ của thổ dân.

 


Người bản địa Canada

 

Trong cửa hàng bán đồ Halloween hôm ấy, McNeil-Seymour và gia đình bắt gặp những bộ trang phục kiểu Pocahontas (một phụ nữ da đỏ nổi tiếng, con gái của một tù trưởng, từng giúp dẫn đường cho các nhà thám hiểm da trắng). Nhưng khi ông quyết định nói chuyện với một nhân viên tại quầy tính tiền, ông nhận ra rằng họ không tiếp thu lời thỉnh cầu của ông để hạ những bộ trang phục có tính chất xúc phạm ấy xuống. 

 

Để đáp lại lý lẽ của người nhân viên rằng Canada là một đất nước tự do, McNeil-Seymour đáp lại: "Làm thế nào nó là một đất nước tự do khi chủ nghĩa phân biệt chủng tộc vẫn tràn lan?".

 

McNeil-Seymour quyết định tới trụ sở chính của cửa hàng và công khai câu chuyện trên mạng xã hội. Sau đó, trả lời cho sự chú ý của địa phương và truyền thông quốc gia, cửa hàng ra một thông báo giải thích rằng những trang phục đó không có nghĩa xúc phạm mà chỉ đơn giản là một phần của sự "vui vẻ" trong dịp lễ Halloween mà thôi.

 

Tuy nhiên, nhiều nhà hoạt động và các thành viên cộng đồng bộ lạc, trong những tuần tiếp theo, đã nhấn mạnh rằng kiểu cách bóp méo sự thật này thường là nguồn gốc của nỗi đau sâu xa và người bản địa cảm thấy mình bị làm nhục.

 

Nhưng không phải hầu hết các nền văn hóa đều bị nhạo báng trong lễ Halloween hay sao? Với McNeil-Seymour, lập luận này khá quen thuộc. Điều quan trọng là với một số cộng đồng bản địa, những trang phục này nhắc họ nhớ mãi về lịch sử dài dặc họ bị phân biệt đối xử, bị tầm thường hóa những kinh nghiệm sống của họ.

 

Người Inuit ở Canada

 

McNeil-Seymour nhìn thấy trong vấn đề trang phục Halloween những điều vượt xa vấn đề của một bộ trang phục ưa thích trong đêm lễ hội. Với ông, đây là cơ hội để làm nổi bật những thiếu sót trong hệ thống giáo dục của Canada về lịch sử định cư của các dân tộc trên đất nước này và việc tiếp tục nhấn mạnh các dân bản địa là "nguyên thủy", theo cách nói của ông, "sự sống động của văn hoá đã bị đẩy vào quá khứ và người ta nhìn vào nó bây giờ như một nền văn hoá phục hưng, đổi mới".

 

Ông nhấn mạnh, điều này phản ánh thực tế là người dân bản địa ở Canada là một phần của "nền văn hoá phục hưng", được nhiều nhà thiết kế thời trang nổi tiếng chứng minh bằng cách sử dụng kiểu cách quần áo, vải vóc, hoa văn, đồ trang sức và các kỹ thuật phụ trợ của thổ dân trên thiết kế của mình.

McNeil-Seymour không thấy những bộ trang phục này bị loại bỏ khỏi kệ hàng trước Halloween, mặc dù lời kêu gọi của ông đã thu hút dư luận chú ý. Các cuộc đối thoại mở trên Internet đã nêu lên những vấn đề quan trọng khác về sự chiếm đoạt văn hoá và quyền sở hữu trí tuệ của các cộng đồng bản xứ.

 

Một tháng sau cuộc tranh luận về trang phục Halloween, một cửa hàng khác trịnh trọng thừa nhận một công ty may mặc Canada đã dùng thiết kế của người Inuit. Điều bất ngờ là người bán lẻ đã xin lỗi và một bài báo xúc phạm được rút lại. Đó là một một điều nhỏ, nhưng là dấu hiệu hứa hẹn tiến bộ cho cộng đồng người bản địa của Canada.

 

(Bài viết này đã được đăng lại nguyên văn trong tập sách Các dân tộc thiểu số trên thế giới và người bản địa - 2016. Chúng tôi lược dịch)

 

 

 

Mariah Grant

Phượng

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC