Bộ Nông- Lâm- Ngư nghiệp Campuchia vừa cho biết, nước này đã xuất khẩu gần 5,8 triệu tấn nông sản tính đến hết tháng 5/2024, với doanh thu đạt xấp xỉ 2,7 tỷ USD. Theo Bộ Nông-Lâm-Ngư nghiệp Campuchia đánh giá, đây là mức xuất khẩu cao nhất trong vòng 5 năm qua và là kết quả trực tiếp của những nỗ lực đầu tư phát triển quy trình chế biến nông sản cho xuất khẩu.
Những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Campuchia bao gồm: Lúa, gạo, sắn (củ mì) tươi, xoài tươi và hạt điều sơ chế. Trong đó, theo Liên đoàn gạo Campuchia, trong nửa đầu năm nay, nước này thu về gần 1 tỷ USD từ việc xuất khẩu lúa, gạo. Trong đó bao gồm hơn 339 nghìn tấn gạo thành phẩm được xuất sang 63 nước và vùng lãnh thổ, thu về 247 triệu USD, với Trung Quốc là thị trường lớn nhất, sau đó đến các nước châu Âu, Trung Đông và ngay tại khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra, Campuchia cũng xuất khẩu hơn 2,5 triệu tấn thóc sang các nước láng giềng (chủ yếu là Việt Nam), thu về 727 triệu USD. Khoảng hai phần ba (70%) gạo xuất khẩu của Campuchia là các loại gạo thơm, tiếp đó là các loại gạo trắng, gạo hữu cơ,...
Ước tính ngoài lượng lúa, gạo phục vụ cho tiêu dùng nội địa, Campuchia có thể dư đến 6,5 triệu tấn thóc trong năm nay, qua đó mở ra triển vọng tăng mạnh xuất khẩu trong thời gian tới.
Ngoài ra, sắn tươi xuất khẩu trong nửa đầu năm 2024 cũng lên tới 1,6 triệu tấn, tăng gấp 7 lần so với cùng kỳ năm 2023. Hạt điều sơ chế là mặt hàng nông sản xuất khẩu giá trị cao thứ ba của Campuchia với 540 nghìn tấn, tăng gần 61% so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, xoài tươi xuất khẩu cũng đạt gần 120 nghìn tấn, tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ./.
Viết bình luận
Tin liên quan
Lo ngại từ việc ồ ạt phát triển đột biến sầu riêng tại Đắk Lắk
VOV4.VOV.VN - Tại Đắk Lắk đang diễn ra tình trạng người dân ồ ạt phá bỏ một số loại cây trồng lâu năm chuyển sang trồng sầu riêng với hy vọng cho thu lợi nhuận cao hơn. Việc phát triển “nóng” cây sầu riêng đang tiềm ẩn nhiều rủi ro không chỉ đối với người trồng mà còn tiềm ẩn nhiều hệ lụy với ngành hàng sầu riêng.
Lo ngại từ việc ồ ạt phát triển đột biến sầu riêng tại Đắk Lắk
VOV4.VOV.VN - Tại Đắk Lắk đang diễn ra tình trạng người dân ồ ạt phá bỏ một số loại cây trồng lâu năm chuyển sang trồng sầu riêng với hy vọng cho thu lợi nhuận cao hơn. Việc phát triển “nóng” cây sầu riêng đang tiềm ẩn nhiều rủi ro không chỉ đối với người trồng mà còn tiềm ẩn nhiều hệ lụy với ngành hàng sầu riêng.
Nông dân sản xuất nông nghiệp hữu cơ
VOV4.VOV.VN: Sản xuất nông nghiệp hữu cơ đang là mô hình được các địa phương của Lào Cai và Yên Bái triển khai có hiệu quả. Qua đó nhiều sản phẩm đã nâng cao giá trị, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. (Chương trình đại gia đình các dân tộc Việt Nam ngày 9/7/2024)
Nông dân sản xuất nông nghiệp hữu cơ
VOV4.VOV.VN: Sản xuất nông nghiệp hữu cơ đang là mô hình được các địa phương của Lào Cai và Yên Bái triển khai có hiệu quả. Qua đó nhiều sản phẩm đã nâng cao giá trị, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. (Chương trình đại gia đình các dân tộc Việt Nam ngày 9/7/2024)
Đánh thức tiềm năng nông nghiệp trên cao nguyên Si Pa Phìn
VOV4.VOV.VN - Cao nguyên Si Pa Phìn, xã Si Pa Phìn, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên là điểm tái định cư mẫu trong cuộc đại di dân xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Sơn La. Từ mảnh đất khô cằn, cuộc sống khó khăn, người dân chạy ăn từng bữa, đến nay, nhờ sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và người dân địa phương, cao nguyên Si Pa Phìn đã chuyển mình trở thành vựa rau xanh, kỳ vọng đưa kinh tế, đời sống của người dân phát triển bền vững.
Đánh thức tiềm năng nông nghiệp trên cao nguyên Si Pa Phìn
VOV4.VOV.VN - Cao nguyên Si Pa Phìn, xã Si Pa Phìn, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên là điểm tái định cư mẫu trong cuộc đại di dân xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Sơn La. Từ mảnh đất khô cằn, cuộc sống khó khăn, người dân chạy ăn từng bữa, đến nay, nhờ sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và người dân địa phương, cao nguyên Si Pa Phìn đã chuyển mình trở thành vựa rau xanh, kỳ vọng đưa kinh tế, đời sống của người dân phát triển bền vững.