Indonesia - mô hình khởi nghiệp bảo vệ môi trường
Thứ sáu, 11:53, 04/06/2021 Thu Ha bt Thu Ha bt
VOV4.VN - Mô hình kinh doanh mang sản phẩm trực tiếp từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng của một công ty khởi nghiệp ở In-đô-nê-si-a, không chỉ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng mà còn góp phần bảo vệ môi trường.

 

Chỉ cần một tin nhắn văn bản thông qua trang web hoặc thông qua ứng dụng mua hàng của Siklus - một công ty khởi nghiệp chuyên kinh doanh và vận chuyển đồ gia dụng ở In-đô-nê-si-a, chỉ sau ít giờ, chị Husaifah - chủ một cửa hàng thực phẩm ở thủ đô Jakarta đã có tất cả mọi nguyên liệu cần thiết cho hoạt động kinh doanh, từ dầu ăn đến xà phòng, nước rửa bát.

Đồ gia đụng như nước rửa bát, dầu ăn, sau khi được đổ vào bình theo yêu cầu và đơn đặt hàng sẽ được chuyển đến khách hàng - Ảnh CAN.

Đã hơn 1 năm nay, chị Husaifah trở thành khách quen của Siklus. Mua hàng qua Siklus giúp doanh nghiệp của chị tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể.

Chị Husaifah chia sẻ: Mua hàng qua Siklus rất tiện lợi, giá thành thấp và thông phải đi ra ngoài. Thậm chí, tôi có thể mua 1/4 túi xà phòng với chỉ 4 nghìn ru-pi, tức là khoảng chưa đến 0,3 đô la.

Là đối tác của nhiều nhãn hàng lớn thế giới như Unilever, P&G Nestle, với mô hình kinh doanh “từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng”, các sản phẩm mà Siklus cung cấp cho người tiêu dùng có giá thành rẻ hơn 20% so với giá thành tại các chợ và siêu thị do khách hàng không phải trả thêm tiền đóng gói.

Điều quan trọng nhất cũng là mục tiêu mà công ty Sích-lớt hướng tới ngay từ khi khởi nghiệp năm 2019, chính là giảm thải các bao bì, đồ chứa dùng 1 lần như túi ni-lông, túi nhựa, vốn khá thịnh hành ở các quốc gia có thu nhập thấp.

Chị Jane Von Rabena - nhà sáng lập, kiểm Giám đốc điều hành Siklus cho biết, ở In-đô-nê-si-a, chỉ khoảng 45% lượng rác thải được thu thập và xử lý. Ở nhiều địa phương, không có quỹ xử lý rác thải. Giá thành xử lý rác thải thì khá đắt đỏ. Chính phủ In-đô-nê-si-a đang tìm kiếm nhiều giải pháp. Chúng tôi hướng tới việc tái chế sản phẩm. Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào cũng tái chế được. Vì vậy tốt hơn hết là nên giảm sử dụng chúng.

Chị Jane Marlen von Rabenau, Giám đốc điều hành Siklus - Ảnh CAN.

Theo Ngân hàng thế giới, một trong những vấn đề lớn mà In-đô-nê-si-a đang phải đối mặt chính là cơ sở hạ tầng cho việc thu thập và xử lý rác thải bị hạn chế.

Theo thống kê, mỗi năm, trung bình quốc gia vạn đảo này thải ra một lượng lớn khoảng 7,8 triệu tấn rác thải nhựa ra môi trường. Trong số này có 4,9 triệu tấn rác thải không hề được xử lý, bao gồm cả các loại túi và bao bì dùng một lần.

Các sản phẩm bao bì này có giá thành khoảng 800 ru-pi, tức là khoảng 5 xen, giúp người tiêu dùng tiện dụng khi mua sắm nhưng cũng đồng thời tạo ra một lượng rác thải lớn cho môi trường, gây tắc nghẽn các đường thoát nước và thậm chí còn bị thải ra ngoài đại dương.

Với mô hình khởi nghiệp mà Siklus đang triển khai, In-đô-nê-si-a sẽ không phải xử lý một lượng lớn rác thải độc hại cho môi trường. Với lợi ích về giá thành cũng như lợi ích cho môi trường, nhiều người tiêu dùng đang có xu hướng chọn Siklus là đơn vị để mua các sản phẩm gia dụng.

Chị Juwweriah, một bà nội trợ chia sẻ, với Siklus, chúng tôi có thể đổ đầy các gia vị cho gia đình và giảm sử dụng rác thải nhựa, rác thải dùng 1 lần. Nhiều hàng xóm của tôi giờ cũng đang sử dụng dịch vụ và sản phẩm của Siklus.

Theo nghiên cứu của Siklus, kể từ khi triển khai mô hình từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng, lượng khách hàng sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp đã tăng 15% theo tuần. Trong tương lai, không chỉ Gia-các-ta, công ty Siklus cũng sẽ hướng tới người tiêu dùng ở các thành phố khác của In-đô-nê-si-a./.


Hồng Nhung VOV1 
bt

Thu Ha bt

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC