Jumma, những cư dân khốn khổ của vùng đồi
Thứ sáu, 00:00, 22/07/2016 Phượng dịch Phượng dịch

Giết người, bạo lực tình dục, tra tấn, đàn áp và tước đoạt đất đai tiếp tục diễn ra ở vùng đồi Chittagong, 18 năm sau khi thỏa thuận hòa bình lịch sử giữa chính phủ và thổ dân Jumma được ký kết.


Hai bộ lạc lớn nhất , chiếm khoảng 350.000 người (Chakma và Marma), đều theo Phật giáo, trong khi các bộ lạc khác theo đạo Hindu, Công giáo hoặc thực hành các tín ngưỡng dân gian của mình.

 

Vùng đồi thì gồ ghề và dốc, khó gieo trồng. Để sử dụng tốt nhất mảnh đất của mình, những thổ dân Jumma áp dụng một lối canh tác luân phiên, trồng lương thực trong những mảnh đất nhỏ tại khu vực của họ trước khi chuyển tới một vùng khác để cho đất hồi phục. Kiểu canh tác này tiếng địa phương gọi là “Jhum”, bắt nguồn từ chữ “Jumma”. Người Mru sống xa hơn những người Jumma khác, trên đỉnh đồi. Họ thường sống trong những ngôi nhà sàn cao chân.

 

Chính phủ Bangladesh từng xem khu vực đồi Chittagong là vùng đất trống để đưa những người Bengali nghèo tới đó định cư, mà không mấy quan tâm tới những cư dân Jumma của vùng này.

 

Trong 65 năm qua, người Jumma từ chỗ là những cư dân duy nhất của vùng đồi thì nay người định cư đang đông hơn họ. Cũng như khi bị những người định cư chiếm mất những phần đất tốt nhất, người Jumma phải đối mặt với sức ép từ quân đội Bangladesh.

 

Từ khi Bangladesh giành được độc lập năm 1971, người Jumma phải hứng chịu làn sóng giết người, tra tấn và hãm hiếp. Những ngôi làng bị đốt cháy trong một chiến dịch diệt chủng chống lại họ.

 

Một đảng chính trị của người Jumma, Jana Samhati Samiti, với một đội quân hậu thuẫn, đã được hình thành để đối chọi với những cuộc tấn công đó.

 

Năm 1997, người Jumma đã ký một thỏa ước hòa bình với chính phủ, đặt dấu chấm hết cho những việc tồi tệ trước đó. Tuy nhiên, nhiều năm sau thỏa thuận này, việc bắt giữ và đe dọa các nhà hoạt động, hãm hiếp phụ nữ Jumma và những vi phạm quyền con người khác vẫn đầy rẫy.

 

Đất đai tiếp tục bị cả quân đội và những người định cư được chính phủ hậu thuẫn cướp khỏi tay người Jumma.

 

Giết người, bạo lực tình dục, tra tấn, đàn áp và tước đoạt đất đai tiếp tục diễn ra ở vùng đồi Chittagong , 18 năm sau khi thỏa thuận hòa bình lịch sử giữa chính phủ và thổ dân Jumma được ký kết.

 

 

Một gia đình người Marma ở vùng đồi Chittagong

Phụ nữ Jumma thường bị tấn công khi họ một mình trong rừng, khi ra sông lấy nước hay tắm

Ngọn đồi là quê hương của 11 bộ lạc, với khoảng 600.000 người

Những phút giây yên bình

Mẹ con người Jumma

Thiếu nữ Jumma

Người Jumma thực hành một nghi lễ Phật giáo

Nhà cửa tan toang khi bị đốt phá

 

 

 

Theo Survival International

 

Phượng dịch

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC