Bộ tộc Mustang
Hiện có khoảng 7.000 người đang sống rải rác trong thung lũng sông Kali Ghandaki (giữ Tây Tạng và bắc Nepal). Họ tự gọi là ‘Vùng đất của người Lo’. Xuất phát từ quan điểm rằng mỗi anh em trong gia đình lấy một người vợ riêng thì đất đai sẽ bị chia cắt thành nhiều phần và gia đình sẽ bị nghèo đói, do vậy mà anh em trong một gia đình thường có chung một vợ. Truyền thống của người Mustang có mối liên hệ mật thiết với Phật giáo. Phần lớn thành viên trong bộ tộc tin rằng trái đất phẳng, bệnh tật do ma quỷ gây ra và chỉ có thể bị xua đuổi khi các nhà sư làm lễ trừ tà. Nền văn hóa Mustang được xem là một trong số những nền văn hóa Tây Tạng cuối cùng còn tồn tại.
Ở đây có một phong tục lạ lùng là anh em trong gia đình có chung một vợ. Phong tục này bắt nguồn từ niềm tin tôn kính của người Mustang đối với phong tục Tây Tạng cổ.
Người Yali
Đây là một nhóm bộ lạc sống ở phía đông thung lũng Baliem, cao nguyên Papuan,thuộc Indonesia. Vị trí địa lý này rất quan trọng, giúp người Yali giữ nguyên được lối sống của mình. Vùng đất họ ở phần lớn bị cô lập bởi địa thế hiểm trở. Các ngôi làng của họ chỉ có thể tới được bằng cách đi bộ.
Hầu hết những ai nghe tới bộ lạc của người Yali đều nghĩ rằng, họ là những kẻ ăn thịt người. Tuy nhiên, tục ăn thịt người đã được thực hành như một cách để dọa các bộ tộc khác. Người Yali chủ yếu ăn chay, họ chỉ ăn thịt lợn trong lễ kỷ niệm.
Bộ tộc Mangtegu
Đây là bộ tộc đầu dài kỳ quái ở Công gô. Họ quan niệm rằng người nào có đầu càng dài thì người đó càng đẹp, càng thông minh và quý phái. Họ cũng tin rằng việc kéo dài đầu sẽ khiến các thần linh hài lòng và mang đến cho bộ tộc những điều tốt lành. Bởi vậy, từ khi còn nhỏ, những người Mangbetu đã chấp nhận đau đớn để có một chiếc đầu dài đẹp như ý muốn. Đối với phụ nữ, người Mangbetu cũng quan niệm, cô gái sở hữu chiếc đầu dài và có độ nghiêng hợp lý được cho là một phụ nữ đẹp. Ngoài ra, người phụ nữ đó sẽ càng đẹp hơn nếu như họ sở hữu một cái trán phẳng. Để có được cái trán phẳng phải phụ thuộc rất nhiều vào bàn tay khéo léo của những người làm nhiệm vụ kéo dài đầu.
Người Surma
Người Surma sống ở khu vực thượng nguồn sông Omo, Ethiopia. Tên Surma được gọi chung cho 3 tộc người gồm Suri, Mursi và Bodi. Nhìn cách người Surma thay đổi cơ thể mình cho phù hợp với tiêu chuẩn chung của bộ lạc, mọi người sẽ rất ngạc nhiên.
Ngoài ra, bộ tộc này còn có truyền thống uống máu bò tươi để giải khát. Họ quan niệm rằng việc uống máu bò mang một ý nghĩa tâm linh sâu sắc, giúp tăng cường sinh lực và sức mạnh cho những người đàn ông trong bộ tộc. Những người đàn ông trong bộ tộc này thường chọn uống máu của những con bò dũng mãnh mà khoẻ manh. Tục uống máu bò tươi vẫn được thực hiện cho đến ngày nay, mặc dù bị coi là tục lệ khủng khiếp và sở thích quái dị, song người Surma vẫn vô cùng thích thú với thức uống "nóng hổi" này.
Người Hunza
Bộ lạc này sống ẩn mình trên núi cao, giống như một vương quốc bí mật, tách biệt với phần còn lại của thế giới. Người trong bộ lạc thường sống thọ trên 100 tuổi và có khá nhiều phụ nữ đẹp. Họ sống ở thung lũng Hunza, Karimabad, Pakistan. Nơi này được bao quanh bởi 3 ngọn núi rất cao: Himalaya, Karakoram và Pamir. Điều đáng nói nhất là 99% người dân ăn chay. Họ thực hành nghi lễ nhịn ăn ít nhất 2 lần trong 1 tuần, chỉ uống nước mơ trong thời gian đó. Người dân Hunza có tuổi thọ trung bình 120 tuổi, một số trường hợp còn sống thọ tới 160 tuổi. Nhờ lối sống đơn giản, không căng thẳng, lành mạnh, người dân luôn trẻ trung, xinh đẹp ngay cả khi tuổi cao.
Không giống như phụ nữ ở một số quốc gia láng giềng và ở chính Pakistan, phụ nữ Hunza rất cởi mở, phóng khoáng nhờ tiếp xúc với khách du lịch nhiều, tỷ lệ biết chữ cao.
Viết bình luận