Những người bùn ở Papua New Guinea
Thứ sáu, 00:00, 31/03/2017 p dịch p dịch

Người Asaro - người bùn, ở miền đông của Papua New Guinea, nổi tiếng với những chiếc mặt nạ ghê rợn bằng đất sét, được trang trí bằng răng heo và vỏ sò. Bốn người trong số họ đã được mời tới Bảo tàng Australia ở Sydney vào cuối năm ngoái, tham gia một triển lãm.

 

Da họ được bôi một lớp sét trắng, những ngón tay bằng tre kéo dài, và tất nhiên là không thể thiếu những chiếc mặt nạ kỳ quái, 4 người đàn ông bùn - những người chưa từng rời Papua New Guinea cho tới khi họ được tới Australia, có mặt tại bảo tàng suốt một tuần, khi bảo tàng mở một cuộc triển lãm về người bùn.


Bảo tàng ủy thác cho Klinit Berry, cựu quản lý tại Đại học Goroka ở Papua New Guinea, tới các cao nguyên phía đông để tìm những nghệ nhân mặt nạ Asaro, những người có thể thích tham dự hoạt động triển lãm giới thiệu văn hóa này.

 

4 người Asaro này lần đầu tiên rời Papua New Guinea

 

Họ đã trở thành người bùn như thế nào?

 

Không được ghi chép lại trong sử sách, không có cách nào để xác định từ khi nào người Asaro bắt đầu làm những chiếc mặt nạ, dù người ta tin rằng việc này đã tồn tại suốt 4 thế hệ. Bà Berry có một câu chuyện về nguồn gốc của mặt nạ:

 

"Một người Asaro lập gia đình và mọi người mặc trang phục truyền thống, nhưng một người đàn ông không có gì để mặc, thế nên ông ta lấy một cái bilum cũ (một chiếc túi đan bằng dây) cắt hai lỗ, nhúng nó vào bùn rồi chụp lên đầu, bôi bùn lên người, và đó là trang phục của ông. Nhưng khi ông tới đám cưới, mọi người nghĩ ông là ma, và thay vì cử hành hôn lễ, họ bỏ chạy.

 

Phản ứng của các vị khách dự đám cưới cho người đàn ông ý tưởng làm thế nào để giành chiến thắng quyết định trong cuộc chiến kéo dài với bộ lạc láng giềng. Ông thuyết phục anh em, bạn bè mình cải trang bằng bùn và tấn công bộ lạc kia. Kẻ thù nghĩ những con ma xuất hiện và bỏ chạy. Họ không cần phải dùng tới một mũi tên nào".

 

Kori nói rằng những bộ lạc khác đã mạo nhận văn hóa của người Asaro để kiếm lợi

 

Một trong những người đàn ông mang mặt nạ là Kori, 29 tuổi, một nông dân, người mà bà Berry tiếp xúc đầu tiên tại làng Komunive.

 

"Khi bà ấy lần đầu tiên đến thăm và hỏi về  nghi thức làm mặt nạ, tôi đã nghĩ bà ấy muốn mang du khách tới làng chúng tôi để xem chúng tôi nhảy múa và bán đồ lưu niệm", Kori nói. Nhưng Komunive không chỉ là ngôi làng duy nhất ở Papua New Guinea nơi du khách tới ngắm những người đàn ông bùn. Ý tưởng đã bị hàng tá các bộ lạc khác ăn cắp vì lợi ích thương mại.

  

"Theo một sự phân công của bộ lạc vào năm 2013, tôi được tới một ngôi làng tên là Pogla. Ở đó tôi được xem vũ điệu của những người bùn và được nghe kể câu chuyện về nguồn gốc của nó". Ăn cắp và thương mại hóa huyền thoại, Kori giải thích, ảnh hướng nhiều tới con cháu thực sự của người bùn.

 

"Chính phủ không ghi nhận hoặc bảo vệ quyền sở hữu của chúng tôi và mỗi người ở cao nguyên bây giờ tự cho mình là một người bùn", anh nói, "nhưng nó là câu chuyện của chúng tôi và họ đã sao chép nó từ chúng tôi. Đó là nỗi lo lớn của chúng tôi vì chúng tôi không có quyền bảo vệ bản quyền nào".

 

Jim (bên phải) nói ông rất hạnh phúc khi có cơ hội chia sẻ văn hóa của bộ lạc mình với thế giới

 

Jim là thành viên lớn tuổi nhất của nhóm bộ tứ, dầu ông không biết chính xác tuổi mình, mà chỉ áng chừng mình khoảng 50 tuổi. Lần đầu tiên ông đeo một cái mặt nạ bùn là tại buổi trình diễn Goroka năm 1976. Đó là hoạt động được tổ chức hàng năm, bắt đầu từ những năm 1950, do sáng kiến của các viên chức tuần tra người Australia, để tạo cơ hội cho các bộ lạc biệt lập và từng xung đột trong lịch sử giao lưu với nhau trong một môi trường hòa bình.

 

"Lần đầu tiên, tôi sợ những chiếc mặt nạ và những người đeo chúng, nhưng cha tôi nói đó là văn hóa của chúng ta, con không phải sợ", Jim nói, "Bây giờ, nó là một phần của tôi và tôi hạnh phúc với cơ hội đến đây để chia sẻ nó".

 

Ông nói thêm: "Tôi không biết điều gì đợi chúng tôi ở Australia, không ai trong chúng tôi từng rời khỏi cao nguyên, vì thế mọi thứ rất thú vị. Tôi thích thức ăn, đặc biệt là thịt gà và khoai tây chiên. Tôi không thể diễn tả mình vui đến thế nào khi được nhìn thấy phần bên kia của thế giới".

 

19 tuổi, Kalo là thành viên trẻ nhất trong nhóm. "Tôi đến đây để chia sẻ văn hóa của những người bùn, nhưng tôi không bao giờ tưởng tượng công chúng thích thú đến thế. Sự phản ứng thật tuyệt", anh nói, "một ngày, một bà cụ đến đây trong chiếc xe lăn, đề nghị tôi làm cho bà một cái mặt nạ. Thế là tôi đã làm nó. Sau đó, bà hôn lên má tôi 3 cái và bắt tay tôi 4 lần. Bà ấy ở lại tới cuối buổi và điều đó làm tôi thật hạnh phúc".

Người bùn trong một nghi lễ ở Papua New Guinea

 

Bảo tàng nói rằng cuộc triển lãm hàng năm là sợi dây thúc đẩy sự gần gũi giữa cư dân hai quốc gia. "Từ điểm gần nhất của nó, Papua New Guinea chỉ cách 45 phút đi bộ từ đảo Torres Strait của Australia khi thủy triều xuống, nhưng phần lớn chúng tôi chỉ biết rất ít về họ", Yvonne Carrillo-Huffman, một nhân viên sưu tầm của bảo tàng, nói.


Và trong tuần lễ triển lãm mặt nạ, họ đang nhìn thấy trái ngọt của sự ràng buộc. "Trước khi tôi đến đây hôm nay, tôi không biết gì về những người đàn ông bùn", Riley Smith, một sinh viên trẻ đang làm mặt nạ, nói: "nhưng bây giờ tôi biết họ sống ở một vùng rất xa xôi tại New Guinea và họ phải đi bộ 1,5 tiếng từ làng mình tới sông Asaro, nơi họ lấy một loại đất sét đặc biệt không bị vỡ khi nó khô".

 

 

 

Theo BBC, The Guardian

 

 

p dịch

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC