Những người cuối cùng của bộ tộc
Thứ hai, 00:00, 26/12/2016 P bt P bt

Một số bộ lạc không liên hệ với thế giới ngày càng nguy nan khi chỉ còn những thành viên cuối cùng. Dưới đây là những bộ lạc đang bị đe dọa nhất:


 

Người sót lại của bộ lạc

 

Ngôi nhà của "người đàn ông trong hố" và khu vườn nơi anh ta trồng sắn và các loại rau củ khác

 

Người ta tin rằng người đàn ông cô đơn này là thành viên cuối cùng của bộ lạc. Những người khác có thể đã bị những kẻ chăn gia súc xâm chiếm vùng Tanaru, bang Rondônia, giết hại.

 

Ông tiếp tục cuộc sống bằng cách chạy không ngừng.


Chúng ta không biết tên ông, bộ lạc mà ông thuộc về hay ngôn ngữ mà ông nói.

Ông được biết đến chỉ là "Người đàn ông của những cái hố", bởi những cái hố lớn ông đã đào vừa để bẫy thú vừa để ẩn mình.

Ông từ chối tất cả những hình thức liên lạc.

 

FUNAI - tổ chức trợ giúp thổ dân của chính phủ Brazil, đã dành riêng một khoảnh nhỏ trong rừng mưa để bảo vệ ông. Khoảnh rừng này nằm lọt giữa những trang trại chăn nuôi.  

Cuối năm 2009, ông trở thành mục tiêu của những tay súng. Trong quá khứ, nhiều chủ trại đã dùng các tay súng để giết những thổ dân sống biệt lập ở Rondônia.

Piripkura, Mato Grosso

 

Chúng ta không biết những người này tự gọi mình là gì, nhưng hàng xóm của họ, những thổ dân Gavião, gọi họ là Piripkura, hoặc là "người bướm", mô tả cách họ vận động không ngừng trong rừng. Họ nói tiếng Tupi-Kawahib, một loại ngôn ngữ được một số bộ lạc ở Brazil sử dụng.

 

Tucan, một người đàn ông Piripkura, ngủ trong rừng

 

Thổ dân Piripkura có khoảng 20 người khi FUNAI liên lạc với họ lần đầu tiên vào cuối những năm 1980. Sau lần liên lạc ấy, họ quay về rừng. Từ đó, việc liên lạc được thiết lập với 3 thành viên của bộ lạc, nhưng không ai biết còn bao nhiêu người nữa tồn tại.

 

Năm 1998, hai người đàn ông Piripkura, Mande-í và Tucan, chấp nhận ra khỏi rừng. Một người bị ốm và được đưa tới bệnh viện.

Trong khoảng thời gian ngắn ngủi anh ta ở trong bệnh viện, anh kể về việc mới gần đây thôi, người của mình còn đông đảo như thế nào và mô tả việc họ đã bị người da trắng tàn sát như thế nào, làm thế nào anh và người đồng hành duy nhất của mình chạy qua rừng để săn thú, bắt cá và nhặt quả. 

"Đó thực sự là tội ác diệt chủng" - nhân viên chính phủ Brazil nói về tình cảnh của người Piripkura.

Chúng ta không biết có người Piripkura nào khác còn sống sót không. Nhưng Mande-í và Tucan đang gặp nguy hiểm cực kỳ khi lãnh thổ của họ liên tục bị những người khai thác gỗ trái phép xâm phạm. Những kẻ này chặn các lối mòn trong rừng để ngăn họ đi săn. 

FUNAI đã ký một lệnh tạm thời cấm bất kỳ ai xâm nhập vào lãnh thổ của người Piripkura khi không được phép và ngừng mọi hoạt động kinh tế tại đó. Nhưng trừ khi chính phủ có hành động khẩn cấp để khoanh vùng và thừa nhận quyền sở hữu đất đai của họ bằng luật pháp, những người Piripkura sống sót cuối cùng có thể biến mất mãi mãi.

 

Người Kawahiva ở Rio Pardo, Mato Grosso

Có rất ít thông tin về bộ lạ này, nhưng họ được cho là thuộc về nhóm Kawahiva. Mấy năm trước, FUNAI ước lượng họ có khoảng 50 người, nhưng giờ đây, có thể họ chỉ còn vài người.

 

Một căn lều tạm bị bỏ hoang của thổ dân sống biệt lập ở Rio Pardo

Người ta tin rằng họ đã ngừng sinh nở thêm bởi họ đang phải chạy trốn lâm tặc và những kẻ xâm lược khác.

Khi liện tục phải di chuyển, họ không thể trồng trọt và phải sống dựa vào nguồn thực phẩm duy nhất từ săn thú và bắt cá.

Đất đai của họ chưa được bảo vệ và vì thế, sự tồn tại của họ với tư cách con người đang gặp nguy cơ lớn. Rừng của họ hiện đang bị những kẻ khai thác gỗ chiếm giữ. Nhiều kẻ trong số này ở Colniza, một trong những thị trấn biên giới bạo lực nhất, nơi mà việc phá rừng diễn ra dữ dội nhất trong khu vực Amazon.
 

Người Korubo của thung lũng Javari

Nằm trên biên giới giữa Brazil và Peru, thung lũng Javari là nhà của 7 nhóm thổ dân đã tiếp xúc với thế giới và khoảng 7 nhóm khác chưa từng liên hệ gì. Đây là một trong những khu vực tập trung đông nhất các nhóm thổ dân sống biệt lập ở Brazil.

 

Người mẹ Korubo và con trong thung lũng Javari Valley trong lần liên lạc đầu tiên vào giữa những năm 1990

 

Người Korubo được dân trong vùng gọi là "caceteiros" hay "những người đàn ông của gậy gộc", bởi vì những cây gậy lớn họ dùng để tự vệ. 

Năm 1996, FUNAI đã thiết lập liên lạc với một nhóm 30 người Korubo, những người đã tách ra từ nhóm chính. Nhóm lớn vẫn duy trì việc sống biệt lập và luôn tránh liên hệ với những cư dân sống quanh đó. 

Những căn bệnh chết người mà người ngoài mang tới đã tác động tới các nhóm thổ dân có liên hệ với thế giới bên ngoài. Và nỗi sợ về hậu quả đau thương ấy truyền tới các nhóm thổ dân biệt lập. 

 

 

 

Theo Survival International

P bt

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC