Người Chăm Islam ở An Giang có nghề dệt truyền thống. Phụ nữ giỏi tay nghề, dệt nên những tấm vải đẹp đẽ và tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu cuộc sống. Trong đó có trang phục.
Nam giới người Chăm Islam đều đội mũ. Loại mũ phổ biến là "Kapeak" loại mũ Calot của Hồi giáo được làm bằng nỉ hoặc nhung có màu đen hoặc xám.
Áo có thể là sơ mi, áo thun... nhưng bắt buộc phải mặc váy mà người Chăm gọi là xà rông.
Dịp lễ trọng thường nam giới sẽ mặc áo sơ mi, quấn xà rông.
Trang phục lễ hội của nam giới có cầu kỳ hơn khi xà rông được phụ nữ thêu dệt một cách thủ công từ những sợi tơ mềm mại
Nam giới Chăm còn có những loại y phục trang trọng, dùng trong các nghi lễ tôn giáo. Ngày lễ, chức sắc mặc áo có cổ cao, dài đến gót chân, chất liệu vải dày, được mặc cùng với xà rông.
Sự quý phái của người đàn ông trong ngày hội được tôn thêm bởi chiếc khăn vắt một bên vai
Riêng ngày cưới, chú rể có một bộ đặc biệt. Họ lịch lãm trong chiếc áo dài Kơ - rông không có hai túi phía trước và thân áo dài qua đầu gối, đầu đội ca-pek, choàng khăn
Trang phục của chú rể, cô dâu trong ngày cưới
Cô dâu dịu dàng nhưng không kém phần thanh lịch trong trang phục truyền thống của mình với những họa tiết hoa văn mềm mại
Trang phục của phụ nữ Chăm Islam có nhiều màu sắc hơn.
Với họ, chiếc khăn Ma - ôm hoặc khăn Mispok đã luôn gắn với cuộc sống thường ngày cho đến lễ, Tết.
Chiếc khăn đã tạo thêm vẻ bí ẩn của người phụ nữ Chăm Islam
Dáng điệu thướt tha cùng váy và khăn của những cô gái Chăm
Dù già hay trẻ, phụ nữ Chăm Islam vẫn choàng chiếc khăn Ma - ôm hoặc khăn Mispok theo quy định của giáo lý đạo Hồi. Chiếc khăn mềm có hoa văn đa dạng, rìa khăn viền kim tuyến. Ở nhà, phụ nữ thường sử dụng các loại khăn đơn giản, ít màu sắc và họa tiết. Khi dự tiệc, họ thường sử dụng các loại khăn được trang trí cầu kì.
Mỗi loại y phục đều mang vẻ đẹp riêng trong văn hóa, nghệ thuật người Chăm Islam ở An Giang
Viết bình luận