Bắc Kạn: Cần giải pháp căn cơ ngăn nguy cơ sạt lở do thiên tai
Thứ năm, 15:05, 18/07/2024 Công Luận/VOV ĐB Công Luận/VOV ĐB
VOV4.VOV.VN: Chỉ từ đầu mùa mưa đến nay, tỉnh Bắc Kạn đã có 7 người tử vong do đất đá sạt lở vào nhà. Theo thống kê, địa phương này còn hơn 500 vị trí có nguy cơ về sạt lở, lũ quét, ảnh hưởng đến hàng nghìn hộ gia đình. Bên cạnh việc cần di dời, khắc phục triệt để các điểm có nguy cơ ảnh hưởng, việc ngăn ngừa từ sớm, hạn chế phát sinh các điểm có nguy cơ cao cũng cần được chính quyền địa phương quan tâm thực hiện, đặc biệt là công tác quản lý xây dựng tại cơ sở.

Người dân 2 huyện Ngân Sơn, Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn vẫn chưa hết bàng hoàng khi có tới 7 người thiệt mạng trong các vụ việc sạt lở taluy vào tháng 5, tháng 6 vừa qua. Trước đó, cũng liên tiếp xảy ra các vụ sạt lở tương tự khiến 4 nạn nhân tử vong vào các năm 2019, 2021 và 2023. Ngoài thiệt hại về người, mỗi mùa mưa lũ, tỉnh Bắc Kạn đều có hàng chục căn nhà bị đất đá vùi lấp. Theo thống kê, hiện địa phương này có hơn 500 vị trí có nguy cơ ảnh hưởng thiên tai với gần 2.500 hộ dân đang sinh sống, trong đó có khoảng 390 điểm có nguy cơ về sạt lở, ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 1.900 hộ gia đình. Các vị trí còn lại có nguy cơ ngập úng, lũ ống, lũ quét.

Những vụ việc gây thiệt mạng về người chủ yếu ở các vị trí người dân san ủi chân đồi lấy mặt bằng để  xây dựng nhà cửa. Đây là hình thức làm nhà khá phổ biến tại tỉnh Bắc Kạn, bởi địa hình phần lớn là đồi núi dốc, buộc người dân phải bạt đồi, đào núi để có mặt bằng. Ông Trần Quang Huy, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn cho biết, địa phương đã liên tục vận động, tuyên truyền, nhưng để quản lý được việc xây dựng nhà cửa là điều không dễ khi Xuân Lạc là xã khó khăn nhất huyện Chợ Đồn, địa hình chủ yếu đồi núi cao với tỉ lệ hộ nghèo lên đến gần 50% và có những bản cách trung tâm xã cả chục cây số đường rừng.

 “Tỷ lệ hộ nghèo hộ của xã vẫn còn cao, quỹ đất chung thì không có nên cơ bản việc xây dựng nhà cửa người dân đều làm trên những thửa đất của gia đình mình nên là để quản lý cũng như là việc xác định những vị trí đất đảm bảo an toàn rất khó. Xã và người dân cũng chủ yếu là quan sát bằng cảm quan thôi chứ không có điều kiện đo đạc, khảo sát địa chất nên là để đánh giá được khu vực đó liệu có nguy cơ sạt lở hay không cũng không dễ”. - Ông Trần Quang Huy nói.

Thực tế, nhiều hộ gia đình do kinh tế khó khăn nên không có nhiều lựa chọn trong việc tìm vị trí để xây dựng nhà cửa, bởi có nơi chi phí san gạt mặt bằng đã vượt quá tiền dựng nhà. Hơn nữa, quy định hiện hành với nhà ở nông thôn không cần cấp phép xây dựng, đây cũng là một yếu tố khiến chính quyền các xã, thôn gặp khó trong công tác quản lý. Theo ông Long Minh Giám, Chủ tịch UBND xã Hiệp Lực, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn, tháng 5 vừa qua, địa phương xảy ra vụ việc đất đã sạt lở khiến 3 người trong một gia đình tử vong.

“ Vị trí này chúng tôi cũng có cảnh báo gia đình khi chuẩn bị làm nhà về nguy cơ sạt lở, gia đình cũng đã làm lùi ra xa chân taluy khoảng 2m. Tuy nhiên, khi xảy ra sự cố, cũng rất bất ngờ vì chúng tôi đã cảnh báo và nhắc bà con kiểm tra thường xuyên. Tuy nhiên hiện đang ngày mùa thu hoạch thuốc lá, bà con sáng đi tối về nên không kiểm tra được thường xuyên được nên chúng tôi cũng không phát hiện kịp thời”. - Ông Long Minh Giám, Chủ tịch UBND xã Hiệp Lực, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn cho biết

 Là tỉnh miền núi khó khăn nhất cả nước, để có thể khắc phục hoặc di dời toàn bộ hơn 2.500 hộ ra khỏi vùng nguy cơ sạt lở, lũ quét là điều không dễ với Bắc Kạn. Đây là lý do số điểm có nguy cơ thiên tại tại Bắc Kạn hàng năm hầu như không giảm, thậm chí còn tăng thêm. Giải pháp trước mắt được địa phương này áp dụng đó là yêu cầu theo dõi sát diễn biến thời tiết và sẵn sàng cho tình huống khẩn cấp có thể xảy ra. Ông Đào Duy Hưng, Chủ tịch UBND huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn nói: “Pác Nặm là huyện vùng sâu, vùng xa nên quỹ đất ở rất là hạn chế, thêm nữa là điều hình chia cắt rất nhiều nên huyện chúng tôi hàng năm đều rà soát, đánh giá. Với các hộ dân có nguy cơ sạt lở cao sẽ có các vị trí do tỉnh, huyện đầu tư để di dời các hộ đến đó. Chúng tôi sẽ tiếp tục rà soát và tuyên truyền vận động người dân và có biện pháp quyết liệt nếu hộ nào có nguy cơ sạt lở cao thì bắt buộc phải có chỗ di dời.”

Theo ông Đới Văn Thiều, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy về Phòng chống thiên tai tỉnh Bắc Kạn, việc quản lý chặt chẽ công tác xây dựng nhà ở từ cơ sở là yếu tố quan trọng để hạn chế phát sinh những điểm có nguy cơ mới. Ngoài tuyên truyền, vận động các quy định hiện hành vẫn có thể đảm bảo cơ sở pháp lý cho các địa phương về quản lý về xây dựng công trình, trong đó có nhà ở. 

“Hiện không có quy định về cấp phép xây dựng nhà ở nông thôn, tuy nhiên đề nghị chính quyền địa phương cần quan tâm về quản lý mặt bằng san ủi và đồng thời tuyên truyền đến người dân phải thực hiện việc san ủi, tạo mặt bằng phải đảm bảo an toàn và hướng dẫn người dân thực hiện nghiêm các quy định về luật đất đai trong xây dựng công trình. Đồng thời, các địa phương cũng quản lý chặt chẽ công tác xây dựng tại các vị trí có nguy cơ sạt lở và tuyệt đối không cho phép xây dựng các công trình ở các vị trí có nguy cơ rất cao”. - Ông Đới Văn Thiều cho biết.

Đáng lưu ý, cả 2 vụ sạt lở đất đá khiến 7 người chết tại tỉnh Bắc Kạn từ đầu năm đến nay đều nằm ở các vị trí taluy sau nhà không quá cao và không trong diện cảnh báo nguy cơ sạt lở. Vì thế, người dân cũng như chính quyền các địa phương không nên có tâm lý chủ quan trong việc ứng phó với thiên tai, đặc biệt là nguy cơ sạt lở. Đồng thời, các địa phương cần có giải pháp quyết liệt hơn trong công tác quản lý xây dựng công trình nhà ở để hạn chế thấp nhất những thiệt hại về người, tài sản của nhân dân./.

Công Luận/VOV ĐB

Viết bình luận

Tin liên quan

Thiên tai gây hậu quả nghiêm trọng tại nhiều địa phương
Thiên tai gây hậu quả nghiêm trọng tại nhiều địa phương

VOV4.VOV.VN - Thời tiết diễn biến phức tạp những ngày qua đã gây nhiều vụ sạt lở nghiêm trọng tại nhiều địa phương. Một số hộ dân ở xã Bù Đăng, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước và nhiều nhà dân ở huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên phải di dời khẩn cấp do sạt lở đất.

Thiên tai gây hậu quả nghiêm trọng tại nhiều địa phương

Thiên tai gây hậu quả nghiêm trọng tại nhiều địa phương

VOV4.VOV.VN - Thời tiết diễn biến phức tạp những ngày qua đã gây nhiều vụ sạt lở nghiêm trọng tại nhiều địa phương. Một số hộ dân ở xã Bù Đăng, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước và nhiều nhà dân ở huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên phải di dời khẩn cấp do sạt lở đất.

Tâm lũ Mường La nỗ lực sắp xếp dân cư vùng thiên tai
Tâm lũ Mường La nỗ lực sắp xếp dân cư vùng thiên tai

VOV4.VOV.VN - Là địa phương thường bị ảnh hưởng nặng nề trong mùa mưa lũ, huyện Mường La, tỉnh Sơn La đã và đang huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, khẩn trương sắp xếp, ổn định dân cư trong vùng thiên tai và vùng nguy cơ bị sạt lở.

Tâm lũ Mường La nỗ lực sắp xếp dân cư vùng thiên tai

Tâm lũ Mường La nỗ lực sắp xếp dân cư vùng thiên tai

VOV4.VOV.VN - Là địa phương thường bị ảnh hưởng nặng nề trong mùa mưa lũ, huyện Mường La, tỉnh Sơn La đã và đang huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, khẩn trương sắp xếp, ổn định dân cư trong vùng thiên tai và vùng nguy cơ bị sạt lở.

Thanh Hóa: Khai trương “Ngôi nhà Thiện Nguyện” tại địa bàn biên giới xa nhất
Thanh Hóa: Khai trương “Ngôi nhà Thiện Nguyện” tại địa bàn biên giới xa nhất

VOV4.VOV.VN - Nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh nhật Bác, tại Bản Pọng, xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá, Đồn Biên phòng Quang Chiểu đã tổ chức Lễ khai trương “Ngôi nhà Thiện Nguyện”. 

Thanh Hóa: Khai trương “Ngôi nhà Thiện Nguyện” tại địa bàn biên giới xa nhất

Thanh Hóa: Khai trương “Ngôi nhà Thiện Nguyện” tại địa bàn biên giới xa nhất

VOV4.VOV.VN - Nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh nhật Bác, tại Bản Pọng, xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá, Đồn Biên phòng Quang Chiểu đã tổ chức Lễ khai trương “Ngôi nhà Thiện Nguyện”. 

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC