Cao Bằng: Người dân lo lắng khi nhiều rừng hồi bị nhiễm bệnh
Thứ ba, 13:00, 11/06/2024 Nông Diệp/VOV-Đông Bắc Nông Diệp/VOV-Đông Bắc
VOV4.VOV.VN - Thưa quý vị và các bạn! Cây hồi được người dân ở huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng trồng cách đây nhiều năm với diện tích lớn nhằm phát triển kinh tế gia đình, địa phương. Tuy nhiên, từ vài năm nay, nhiều diện tích hồi bị bệnh đã ảnh hưởng không nhỏ thu nhập của người dân.

 

Gia đình chị Tô Thị Phượng (người Tày ở xóm Nà Ngài, xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng) là một trong những hộ có nhiều diện tích cây hồi đang ở tuổi khai thác nhưng bị bệnh khiến thu nhập của gia đình sụt giảm. Theo chị Phượng, rừng hồi có dấu hiệu nhiễm bệnh từ 2 năm trước. Mới đầu chỉ bị lác đác vài cây, sau đó nhiều cây đồng loạt rụng lá, rụng quả non; lá cây có nhiều đốm nâu, cành khô gẫy và tỷ lệ cây chết rất cao. 

Hiện Thạch An là địa phương có diện tích trồng cây hồi lớn nhất tỉnh Cao Bằng. Đến đến hết năm 2023 trồng được 2.900 ha, tập trung tại các xã: Vân Trình, Đức Xuân, Lê Lai, Thụy Hùng, Đức Long, Quang Trọng, Thị trấn Đông Khê… Riêng xã Vân Trình có hơn 468 ha và cũng là xã có diện tích cây hồi bị nhiễm bệnh lớn nhất trong toàn huyện Thạch An. 

Những năm gần đây, giá hoa hồi tương đối ổn định, đối với hoa hồi khô dao động từ 120 - 150 nghìn đồng/kg; giá hoa hồi tươi từ 35.000 - 45.000 đồng/kg.

Ông Đinh Văn Hợi (xóm Bản Muồng, xã Vân Trình, huyện Thạch An, Cao Bằng) là một trong những hộ có diện tích trồng hồi lớn nhất xã Vân Trình cho biết, thời điểm hồi năng suất nhất mỗi năm gia đình ông được thu hoạch 2 vụ, vụ chính thu hoạch được 18 tấn, thương lái đến tận nhà thu mua mỗi ngày một xe tải. Vậy nhưng 3 năm gần đây cây hồi bị bệnh nên gia đình ông không có hồi để bán, riêng năm 2023 tổng thu hoạch mới được 150kg. 

                                                     "Nhà tôi có khoảng 3 ha hồi nhưng hiện tại hồi bị nhiễm bệnh hết rồi, lá rụng xuống hết xong không mọc được chồi, cả những cây mới trồng cũng vậy, lá xuất hiện nhiều đốm màu nâu sau đó khô vàng rồi rụng, nhà tôi có vườn ươm ở gần rừng hồi cũng bị lây bệnh như vậy. Ở nơi khác vẫn thu nhập tốt lắm nhưng ở trong thôn tôi và mấy thôn lân cận thì cây hồi sắp xóa sổ rồi. Cách đây 5-6 năm sản lượng hồi của xã Thị Ngân cũ (nay là xã Vân Trình) phải nói là lớn nhất trong toàn huyện Thạch An, hiện nay ở chợ người ta có bán nhiều lắm nhưng riêng Thị Ngân cũ rất ít, thậm chí nhiều nhà chẳng còn hồi để bán, nhiều nhà đã chặt phá đi để trồng cây khác" - ông Đinh Văn Hợi.  

Ông Đinh Xuân Chiến, Phó chủ tịch UBND xã Vân Trình cho biết, hiện gần như toàn bộ diện tích hồi trong xã đều bị nhiễm bệnh, chỉ có số ít diện tích mới trồng hoặc có vườn hồi trồng lẻ là chưa bị nhiễm bệnh. Còn những diện tích bị nhiễm bệnh nặng khiến vườn hồi trơ trụi, nhiều hộ gia đình không có thu hoạch. Theo ông Chiến, khi được người dân phản ánh, xã đã đi khảo sát và đề xuất lên cấp trên. Sau đó cũng đã được Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Thạch An cấp thuốc cho phun. Thế nhưng trong quá trình phun gặp rất nhiều khó khăn.

Ông Chiến thừa nhận, khâu vận chuyển nước lên các đồi cây hồi rất vất vả, hoàn toàn bằng sức người. Sau khi phun, một số địa điểm thử nghiệm cũng không thấy hiệu quả. Đến nay, vẫn chưa có thuốc đặc hiệu để giúp người dân khôi phục lại cây hồi bị bệnh. Xã rất mong muốn được các cơ quan chức năng quan tâm, có biện pháp giúp người dân cứu lấy rừng hồi, vốn là cây trồng xóa đói giảm nghèo của nhiều hộ dân xã Vân Trình.

Theo người dân địa phương, cây hồi bị bệnh nấm gây rụng lá, đốm lá ở rừng hồi nơi đây giống với nấm bệnh ở các tỉnh như Lạng Sơn, Bắc Kạn. Vậy nhưng loại nấm này hiện vẫn chưa được cơ quan chức năng phân tích, xác định chủng loại và thuốc phòng ngừa. Hiện chính quyền các địa phương chỉ có thể khuyến cáo bà con cần chủ động bón phân hữu cơ, phát quang, tỉa cành diện tích rừng hồi chưa bị nhiễm bệnh để hạn chế mức thấp nhất thiệt hại do nấm gây ra./.

Nông Diệp/VOV-Đông Bắc

Viết bình luận

Tin liên quan

6 làng nghề trăm tuổi ở Cao Bằng (infographic)
6 làng nghề trăm tuổi ở Cao Bằng (infographic)

VOV4.VOV.VN - Cao Bằng có nhiều làng nghề truyền thống với tuổi đời hàng trăm năm, đến nay vẫn được bà con duy trì và phát triển. Bên cạnh những danh thắng kỳ vĩ mà thiên nhiên ưu ái, người thợ thủ công khéo tay cùng các nghề truyền thống mang nét đặc trưng riêng, càng làm bức tranh văn hóa của miền non nước Cao Bằng thêm phong phú và hấp dẫn.

6 làng nghề trăm tuổi ở Cao Bằng (infographic)

6 làng nghề trăm tuổi ở Cao Bằng (infographic)

VOV4.VOV.VN - Cao Bằng có nhiều làng nghề truyền thống với tuổi đời hàng trăm năm, đến nay vẫn được bà con duy trì và phát triển. Bên cạnh những danh thắng kỳ vĩ mà thiên nhiên ưu ái, người thợ thủ công khéo tay cùng các nghề truyền thống mang nét đặc trưng riêng, càng làm bức tranh văn hóa của miền non nước Cao Bằng thêm phong phú và hấp dẫn.

Cận cảnh ngôi biệt thự kiểu Pháp ở Cao Bằng
Cận cảnh ngôi biệt thự kiểu Pháp ở Cao Bằng

VOV4.VOV.VN -Sở hữu kho di sản thiên nhiên độc đáo và giàu có, vùng đất Phia Oắc – Phia Đén được ví như một báu vật mà trời đất ban tặng cho Cao Bằng. Ngoài thiên nhiên tươi đẹp, vùng đất này còn hiện hữu những dấu tích công trình do người Pháp xây dựng từ đầu thế kỷ XX.

Cận cảnh ngôi biệt thự kiểu Pháp ở Cao Bằng

Cận cảnh ngôi biệt thự kiểu Pháp ở Cao Bằng

VOV4.VOV.VN -Sở hữu kho di sản thiên nhiên độc đáo và giàu có, vùng đất Phia Oắc – Phia Đén được ví như một báu vật mà trời đất ban tặng cho Cao Bằng. Ngoài thiên nhiên tươi đẹp, vùng đất này còn hiện hữu những dấu tích công trình do người Pháp xây dựng từ đầu thế kỷ XX.

Độc đáo trang phục phụ nữ Mông đen ở Cao Bằng
Độc đáo trang phục phụ nữ Mông đen ở Cao Bằng

VOV4.VOV.VN - Mỗi nhánh dân tộc Mông đều có trang phục truyền thống mang bản sắc riêng. Với người Mông đen ở thôn Ka Liệng, xã Thụy Hùng, huyện Thạch An (Cao Bằng), trang phục truyền thống của họ không rực rỡ nhiều sắc màu như các nhánh Mông khác nhưng lại toát lên sự tinh tế trong hoa văn và sự khỏe khoắn trong thiết kế.

Độc đáo trang phục phụ nữ Mông đen ở Cao Bằng

Độc đáo trang phục phụ nữ Mông đen ở Cao Bằng

VOV4.VOV.VN - Mỗi nhánh dân tộc Mông đều có trang phục truyền thống mang bản sắc riêng. Với người Mông đen ở thôn Ka Liệng, xã Thụy Hùng, huyện Thạch An (Cao Bằng), trang phục truyền thống của họ không rực rỡ nhiều sắc màu như các nhánh Mông khác nhưng lại toát lên sự tinh tế trong hoa văn và sự khỏe khoắn trong thiết kế.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC