Độc đáo trang phục phụ nữ Mông đen ở Cao Bằng
Thứ ba, 16:47, 28/05/2024 Nông Diệp - Tuấn Anh/VOV-Đông Bắc Nông Diệp - Tuấn Anh/VOV-Đông Bắc
VOV4.VOV.VN - Mỗi nhánh dân tộc Mông đều có trang phục truyền thống mang bản sắc riêng. Với người Mông đen ở thôn Ka Liệng, xã Thụy Hùng, huyện Thạch An (Cao Bằng), trang phục truyền thống của họ không rực rỡ nhiều sắc màu như các nhánh Mông khác nhưng lại toát lên sự tinh tế trong hoa văn và sự khỏe khoắn trong thiết kế.

 

Để làm được bộ trang phục truyền thống, phụ nữ Mông đen phải khéo léo kết hợp được các họa tiết, chi tiết trên từng tấm vải. Bà Dương Thị Noọng ở xóm Ka Liệng, xã Thụy Hùng, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng cho biết: Trước đây, để hoàn chỉnh một bộ trang phục của phụ nữ Mông đen phải mất khoảng 3 - 4 tháng, tất cả các công đoạn đều làm thủ công từ khâu xe sợi, dệt vải, nhuộm chàm, thêu hoa văn... 

Bà Noong nói: "Để làm được một bộ váy áo cũng khó lắm đấy, trước đây phải dệt hết  giờ thì mình đi mua vải ở chợ về làm thôi. Bây giờ có máy may thì 10 ngày làm được 1 bộ, muốn làm nhanh cũng không được, riêng cái áo với cái yếm đã mất 4 ngày rồi. Trang phục của phụ nữ Mông đen thì có cái yếm, áo dài tay, thắt lưng, khăn đội đầu. Cái áo vải mỏng hơn thường mặc trong mùa hè, còn vải dày hơn thì mặc trong mùa đông".

Trang phục của phụ nữ Mông đen khá cầu kỳ gồm: khăn đội đầu, áo, yếm, váy, thắt lưng, xà cạp. Áo của chị em phụ nữ Mông đen chủ yếu là vải chàm thường có 3 thân, hai nẹp áo vòng lên cổ áo. Chỗ khâu nối giữa thân trước và thân sau để xẻ tà khoảng một gang từ gấu áo lên. Nẹp áo, gấu tay áo, nẹp xẻ tà và xà cạp được trang trí với hoa văn rộng khoảng 3-4 cm bằng vải ghép và chỉ màu thêu. Khi mặc trang phục, gấu áo không giấu vào trong váy mà mặc xòe ra ngoài, áo không có cúc mà vắt chéo lên nhau, sau đó dùng dải thắt lưng thắt ngang để giữ áo khỏi xòe ra.

 

 

Bà Dương Thị Noọng ở xóm Ka Liệng, xã Thụy Hùng, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng cho biết, là áo xẻ ngực nên phụ nữ Mông đen thường mặc yếm. Cổ yếm thêu hoa văn sặc sỡ tạo cho bộ trang phục thêm nổi bật. Xà cạp thường là miếng vải đen dài chừng một sải tay gấp lại dùng để quấn quanh bắp chân, hai đầu miếng vải có hai dây buộc màu đỏ thêu hoa văn. Váy thường là váy đen như của người Mông Trắng, nhưng chỉ ngắn đến đầu gối, thân váy xếp ly bồng nhẹ, tạo sự duyên dáng cho trang phục.

"Ngày xưa trước khi đi làm dâu thì người con gái dân tộc Mông đen phải tự tay làm được 3 bộ váy áo. Bây giờ thì chỉ khi có đám cưới, hội nghị, hội đại đoàn kết toàn dân, các cháu đi học khi nhà trường tổ chức sự kiện yêu cầu mặc trang phục dân tộc thì mọi người mới mặc, mới tìm đến nhà tôi để mua. Khi bố, mẹ qua đời thì các con cũng phải mặc trang phục dân tộc cho đầy đủ", bà Noong nói.

 

Hoa văn trên trang phục của phụ nữ Mông đen chủ yếu là họa tiết hình xoắn ốc, hình vuông, chữ nhật, hình thoi và hình tam giác... nhưng được bố trí đan xen với các dải hoa văn đa dạng và đường chỉ thêu đan chéo. Điều này tạo ra sự phức tạp và độc đáo trong đồ án trang trí, làm nổi bật trang phục truyền thống của họ. Ngoài ra, còn có các phụ kiện đi kèm như vòng cổ, trâm cài đầu bằng bạc. Ông Hà Văn Thiện. Trưởng thôn Ka Liệng, xã Thụy Hùng, huyện Thạch An (Cao Bằng) tự hào rằng người Mông đen quan niệm các khối hình thêu càng tỉ mỉ, chắc tay thì càng thể hiện được sự khéo léo của người phụ nữ trong việc vun vén hạnh phúc cũng như làm nên sự giàu sang, sung túc của gia đình.

Ông Thiện chia sẻ: "Dân tộc Mông đen ở tỉnh Cao Bằng chỉ có ở thôn Ka Liệng, xã Thụy Hùng, huyện Thạch An thôi, tất cả có 64 hộ, ngoài huyện Thạch An ra thì không có nơi nào có cả. Trước đây bà con chỉ mặc trang phục bình thường thôi nhưng mấy năm nay bà con đã bắt đầu ý thức được việc giữ gìn bản sắc riêng của dân tộc mình nên bây giờ trong đám cưới hay ngày lễ, tết, ngày hội bà con đều mặc trang phục dân tộc".

 

 

 

Hiện nay, những người am hiểu về trang phục và thành thạo việc thêu hoa văn trên trang phục phụ nữ Mong đen ở xã Thụy Hùng chỉ còn trên đầu ngón tay. Trong sinh hoạt hàng ngày, đa số người dân chỉ mặc trang phục bình thường như các dân tộc khác, nhưng trong các dịp lễ quan trọng bà con lại cùng nhau khoác lên bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình. Thật đáng mừng là hiện giờ, mỗi gia đình người Mông đen có con gái đều có 1 bộ trang phục truyền thống dùng để mặc trong các sự kiện lớn hay ngày vui của cộng đồng. Tuy nhiên, làm thế nào để thế hệ trẻ kế thừa được những đường kim mũi chỉ là điều mà các bà, các mẹ người Mông đen nơi đây vẫn luôn trăn trở.

Nói về vấn đề này, ông Đinh Văn Hữu, Chủ tịch UBND xã Thụy Hùng, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng mong muốn: "Để giữ gìn được bản sắc văn hóa của đồng bào Mông tôi mong muốn các cấp chính quyền từ huyện, tỉnh đến trung ương sẽ quan tâm đầu tư nguồn lực, tiếp tục có những chính sách hỗ trợ để phục dựng lại và gìn giữ bản sắc của dân tộc Mông ở xã Thụy Hùng vì đây là nhóm dân tộc Mông phải nói là rất đặc thù".

 

 

Hàng năm, ngành văn hóa tổ chức Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc tại từng khu vực nhằm bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn huyện, góp phần giữ gìn, lan tỏa những nét đẹp văn hóa của đồng bào các DTTS trên địa bàn. Dù vậy, vẫn cần có thêm những giải pháp cụ thể và thiết thực hơn nữa nhằm hỗ trợ đồng bào phục dựng, giữ gìn và phát huy bản sắc và những nét văn hóa độc đáo, trong đó có việc bảo tồn trang phục truyền thống của mỗi dân tộc./.

Nông Diệp - Tuấn Anh/VOV-Đông Bắc

Viết bình luận

Tin liên quan

Nhiều cách làm hay trong giữ gìn, bảo tồn trang phục, lễ hội giàu bản sắc tại Lào Cai
Nhiều cách làm hay trong giữ gìn, bảo tồn trang phục, lễ hội giàu bản sắc tại Lào Cai

VOV4.VOV.VN - Với 25 nhóm, ngành dân tộc cùng 41 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia và 2 di sản đại diện nhân loại, Lào Cai là một trong những địa phương có truyền thống văn hóa độc đáo, giàu bản sắc, cũng như sở hữu nhiều di sản văn hóa hàng đầu cả nước. Công tác bảo tồn, gìn giữ văn hóa đang được địa phương đẩy mạnh, gắn với nhiều lĩnh vực, ở nhiều môi trường khác nhau. Những cách làm hay, sáng tạo trong việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số tại Lào Cai đã mang lại những kết quả tích cực.

Nhiều cách làm hay trong giữ gìn, bảo tồn trang phục, lễ hội giàu bản sắc tại Lào Cai

Nhiều cách làm hay trong giữ gìn, bảo tồn trang phục, lễ hội giàu bản sắc tại Lào Cai

VOV4.VOV.VN - Với 25 nhóm, ngành dân tộc cùng 41 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia và 2 di sản đại diện nhân loại, Lào Cai là một trong những địa phương có truyền thống văn hóa độc đáo, giàu bản sắc, cũng như sở hữu nhiều di sản văn hóa hàng đầu cả nước. Công tác bảo tồn, gìn giữ văn hóa đang được địa phương đẩy mạnh, gắn với nhiều lĩnh vực, ở nhiều môi trường khác nhau. Những cách làm hay, sáng tạo trong việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số tại Lào Cai đã mang lại những kết quả tích cực.

Lan tỏa nét đẹp từ trang phục truyền thống phụ nữ Mông
Lan tỏa nét đẹp từ trang phục truyền thống phụ nữ Mông

VOV4.VOV.VN - Bằng tình yêu hoa văn truyền thống cùng sự tìm tòi dám nghĩ, dám làm, chị Lý Thị Xuân ở thị trấn Pác Mjầu, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng đã đưa những bộ trang phục thân thuộc trở thành hàng hóa giá trị cao, góp phần lan tỏa nét đẹp văn hóa Mông đến với du khách. 

Lan tỏa nét đẹp từ trang phục truyền thống phụ nữ Mông

Lan tỏa nét đẹp từ trang phục truyền thống phụ nữ Mông

VOV4.VOV.VN - Bằng tình yêu hoa văn truyền thống cùng sự tìm tòi dám nghĩ, dám làm, chị Lý Thị Xuân ở thị trấn Pác Mjầu, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng đã đưa những bộ trang phục thân thuộc trở thành hàng hóa giá trị cao, góp phần lan tỏa nét đẹp văn hóa Mông đến với du khách. 

Trang phục truyền thống người Thu Lao
Trang phục truyền thống người Thu Lao

VOV4.VOV.VN - Người Thu Lao ở thôn Sán Chá, xã Thào Chư Phìn (Si Ma Cai-Lào Cai) vẫn giữ nguyên bộ trang phục truyền thống trong sinh hoạt hàng ngày hay vào dịp lễ, Tết. Những bộ trang phục đó được dệt, thêu may thủ công. Dù màu sắc đơn giản, nhưng đường kim, mũi chỉ lại rất cầu kỳ, tạo nên sự bền chắc và độc đáo (Chương trình tìm hiểu các dân tộc Việt Nam 3/5/2024).

Trang phục truyền thống người Thu Lao

Trang phục truyền thống người Thu Lao

VOV4.VOV.VN - Người Thu Lao ở thôn Sán Chá, xã Thào Chư Phìn (Si Ma Cai-Lào Cai) vẫn giữ nguyên bộ trang phục truyền thống trong sinh hoạt hàng ngày hay vào dịp lễ, Tết. Những bộ trang phục đó được dệt, thêu may thủ công. Dù màu sắc đơn giản, nhưng đường kim, mũi chỉ lại rất cầu kỳ, tạo nên sự bền chắc và độc đáo (Chương trình tìm hiểu các dân tộc Việt Nam 3/5/2024).

Trang phục người Thu Lao
Trang phục người Thu Lao

VOV4.VOV.VN - Bản sắc của mỗi tộc người không chỉ được hình thành bởi tiếng nói, chữ viết, phong tục, lễ hội văn hóa mà còn thể hiện qua trang phục. Nhìn vào trang phục mà người ta phân biệt được đó là dân tộc nào.

Trang phục người Thu Lao

Trang phục người Thu Lao

VOV4.VOV.VN - Bản sắc của mỗi tộc người không chỉ được hình thành bởi tiếng nói, chữ viết, phong tục, lễ hội văn hóa mà còn thể hiện qua trang phục. Nhìn vào trang phục mà người ta phân biệt được đó là dân tộc nào.

Đặc sắc trang phục Pa Dí
Đặc sắc trang phục Pa Dí

VOV4.VOV.VN - Là cộng đồng dân tộc có số dân rất ít người ở Việt Nam, người Pa Dí sinh sống chủ yếu ở huyện Mường Khương, Lào Cai. Họ sản xuất nông – lâm là chủ đạo với các cây trồng như mận, lê, thảo quả, chè, đậu tương, ngô, lúa… Nền kinh tế nông – lâm nghiệp ấy đã trở thành nguồn cảm hứng để những người phụ nữ Pa Dí sáng tạo trên trang phục của mình.

Đặc sắc trang phục Pa Dí

Đặc sắc trang phục Pa Dí

VOV4.VOV.VN - Là cộng đồng dân tộc có số dân rất ít người ở Việt Nam, người Pa Dí sinh sống chủ yếu ở huyện Mường Khương, Lào Cai. Họ sản xuất nông – lâm là chủ đạo với các cây trồng như mận, lê, thảo quả, chè, đậu tương, ngô, lúa… Nền kinh tế nông – lâm nghiệp ấy đã trở thành nguồn cảm hứng để những người phụ nữ Pa Dí sáng tạo trên trang phục của mình.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC