Chuyển đổi số trong du lịch hướng đến tăng trưởng xanh, bền vững. Bài 2: Nhiều thách thức và rào cản khi chuyển đổi số trong ngành Du lịch
Thứ sáu, 05:21, 21/06/2024 Thanh Hiếu/VOV Miền Trung Thanh Hiếu/VOV Miền Trung
VOV4.VOV.VN - Chuyển đổi số là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta trong bối cảnh hiện nay. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 đã xác định đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, hình thành và phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh ở Việt Nam. Chuyển đổi số trong phát triển du lịch nói riêng đang đứng trước nhiều cơ hội lẫn thách thức. Trong bài 2 của loạt bài “Chuyển đổi số trong du lịch hướng đến tăng trưởng xanh, bền vững”, Thanh Hiếu, phóng viên VOV thường trú tại miền Trung đề cập các cơ hội lẫn thách thức khi thực hiện chuyển đổi số đối với ngành Du lịch trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Khi ứng dụng chuyển đổi số vào du lịch, doanh nghiệp du lịch sẽ bước vào cuộc chơi công bằng trên “thế giới phẳng”. Tại đây, khách du lịch có thể tương tác trực tiếp, đánh giá, bình luận công khai về chất lượng phục vụ du lịch. Qua đó, các doanh nghiệp du lịch có thể tiếp thu, rút kinh nghiệm, từng bước nâng cao chất lượng phục vụ du lịch, đảm bảo sự hài lòng cho du khách.

Bên cạnh sự hỗ trợ của chuyển đổi số trong công tác quảng bá du lịch thì sự cạnh tranh công bằng trên nền tảng số đặt ra nhiều thách thức lớn. Sự cạnh tranh này đòi hỏi doanh nghiệp du lịch phải không ngừng nỗ lực trong xây dựng các sản phẩm chất lượng tốt, việc quảng bá phải sáng tạo, hấp dẫn để thu hút du khách.

Anh Bùi Xuân Thoan, ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, người quản trị fanpage quảng bá du lịch Quảng Bình cho rằng, chuyển đổi số trong du lịch xanh đòi hỏi các doanh nghiệp du lịch phải có đủ năng lực cạnh tranh và kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

“Hiện nay, chúng ta chỉ cần 1 chiếc điện thoại thông minh có thể tạo ra 1 clip hay, đẹp để giới thiệu điểm đến gửi cho mọi người. Đối với người làm du lịch, kinh doanh dịch vụ cần nhanh nhạy trong thực hiện công nghệ số, tạo ra các clip hay, hấp dẫn để g iới thiệu điểm đến của mình với mọi người trên các nền tảng số như tiktok, youtube, facebook...”.

Ông Trần Xuân Cương, Giám đốc Công ty Netin Travel ở tỉnh Quảng Bình thừa nhận, chuyển đổi số vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ.

“Chúng tôi suy nghĩ rằng vấn đề con người cực kỳ quan trọng trong chuyển đổi số, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ gặp nhiều khó khăn và thách thức từ việc tiếp cận công nghệ, nguồn vốn. Để xây dựng 1 thương hiệu, quảng bá 1 địa điểm thì cần nhiều thời gian và chi phí để vận hành quảng bá 1 sản phẩm du lịch”.

Bên cạnh các rào cản về cơ sở hạ tầng và công nghệ chuyển đổi số thì yếu tố con người vẫn còn nhiều trở ngại. Nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp vẫn sử dụng các hệ thống cũ không tương thích với các giải pháp kỹ thuật số hiện đại. Các chuyên gia về du lịch cho rằng, rào cản lớn trong phát triển du lịch cộng đồng, du lịch xanh ở vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đó là nhận thức và sự tiếp cận với công nghệ thông tin. Nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số hiện vẫn chưa tiếp cận với internet, chưa có điện lưới quốc gia. Đây chính là rào cản đầu tiên, hạn chế sự tiếp cận của người dân với công nghệ số. Đối với các doanh nghiệp du lịch thì chuyển đổi số không còn là sự lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc.

Ông Phạm Hải Quỳnh, Viện trưởng Viện phát triển du lịch Châu Á, Chủ tịch Hội Du lịch cộng đồng Việt Nam và ông Lê Nguyễn Trường Giang, Viện trưởng Viện Chiến lược chuyển đổi số đã chia sẻ về những rào cản trong chuyển đổi số. “Rào cản với doanh nghiệp du lịch của chúng ta đó là chưa chịu thay đổi thích ứng với chuyển đổi số. Có nhiều doanh nghiệp cũng bỏ ra rất nhiều tiền để tạo các phần mềm hỗ trợ phát triển, áp dụng công nghệ hiện đại để chuyển đổi số nhưng mà nhân sự và cách kinh doanh chưa có sự thay đổi. Vì vậy, chúng tôi vẫn hay nói vui rằng thời đại công nghệ 4.0 nhưng nhiều người vẫn đang ở giai đoạn 0.4”.

 “Chuyển đổi số trong ngành du lịch phải bắt đầu từ một việc quan trọng, đó là một cuộc cách mạng về mặt tư duy. Tư duy không thay đổi, tổ chức không thay đổi, con người không thay đổi, dịch vụ không thay đổi thì tất cả mọi sự ứng dụng công nghệ vào đều chỉ là vô nghĩa. Đấy là điểm nghẽn mà hiện nay chuyển đổi số trong ngành Du lịch đang gặp vấn đề”.

Chuyển đổi số là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tác động đến mọi mặt của xã hội. Ngành Du lịch cũng xác định rõ định hướng ưu tiên phát triển du lịch số, du lịch thông minh, hướng tới hình thành hệ sinh thái du lịch thông minh, hỗ trợ phát triển du lịch xanh mang tính bền vững.

Ông Bùi Trung Nghĩa, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam khẳng định, quá trình chuyển đổi số của ngành Du lịch Việt Nam vẫn còn nhiều rào cản do nền tảng chất lượng lao động ngành Du lịch chưa đồng đều, trình độ quản lý còn nhiều hạn chế, các giải pháp và nền tảng hạ tầng công nghệ số chưa đầy đủ, dịch vụ du lịch tương đối tụt hậu so với các nước trong khu vực... Do đó, quá trình chuyển đổi số đòi hỏi sự quyết liệt, đổi mới, đầu tư về công nghệ, cảm kết thay đổi về phương thức tiếp cận, phương thức xúc tiến, quảng bá và quản lý hoạt động du lịch trên nền tảng số.

Chuyển đổi số trong du lịch còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Để cung cấp đầy đủ thông tin cho khách du lịch, hỗ trợ các doanh nghiệp, ngành Du lịch Quảng Bình đã xây dựng ứng dụng di động “QuangBinh Tourism”, cung cấp nhiều thông tin cần thiết cho du khách trên nền tảng số. Tỉnh Quảng Bình cũng cho ra mắt ứng dụng bản đồ số Du lịch Quảng Bình với các nội dung thuyết minh, hình ảnh, video trực quan sinh động gắn liền với các điểm du lịch đặc trưng, tái hiện không gian 2D/3D xung quanh các điểm tham quan du lịch, đưa đến những trải nghiệm tương tác mới lạ cho du khách, tăng cường sự kết nối giữa các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực du lịch, người dân và khách du lịch.

Ông Hà Văn Siêu, Phó Cục trưởng Cục Du lịch Việt Nam cho rằng, sau đại dịch Covid-19, ngành Du lịch cả nước đã thay đổi toàn diện về cách làm du lịch tiếp cận xu hướng du lịch xanh, bền vững.

“Để phát huy mạnh đà tăng trưởng cho năm 2024 đạt được mục tiêu thì chúng tôi rất kỳ vọng là cần phải khắc phục các yếu tố về nhân lực, chất lượng dịch vụ, hạ tầng dịch vụ và chuyển đổi số cần đẩy mạnh hơn nữa. Các nỗ lực về xúc tiến quảng bá mạnh mẽ hơn nữa, du lịch Việt Nam phải chạm được vào các thị trường lớn, đặc biệt là các nước mà chúng ta là đối tác chiến lược toàn diện như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, rồi chinh phục thị trường mới Mỹ, Ấn Độ.”.

Những hiệu quả mà chuyển đổi số mang lại như tiết kiệm thời gian, nhân lực, thủ tục, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm… là điều mà các doanh nghiệp du lịch dễ nhận diện nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng thành công trong chuyển đổi số./.


Chuyển đổi số trong du lịch trước hết cần thay đổi về nhận thức lẫn hành động, nâng cao kỹ năng, hiệu quả sử dụng công nghệ số trong hoạt động du lịch. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cũng cần có sự thống nhất, liên thông dữ liệu, tránh tình trạng mỗi nơi làm một kiểu, mỗi nơi ra một ứng dụng, dẫn tới lãng phí và gây bất tiện đối với du khách.


 

Thanh Hiếu/VOV Miền Trung

Viết bình luận

Tin liên quan

Khai thác hiệu quả du lịch miền núi Quảng Trị
Khai thác hiệu quả du lịch miền núi Quảng Trị

VOV4.VOV.VN: Vùng miền núi phía Tây Quảng Trị có hệ sinh thái tự nhiên, cảnh quan phong phú, đa dạng, là vùng đất mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Vân Kiều, Pa Kô. Đây là nguồn tài nguyên quan trọng, tạo nên các sản phẩm du lịch mang tính đặc thù, có sức thu hút du khách. Để khai thác tiềm năng này, nhiều người dân là đồng bào dân tộc thiểu số đã được đào tạo làm du lịch, qua đó, đã giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống.

Khai thác hiệu quả du lịch miền núi Quảng Trị

Khai thác hiệu quả du lịch miền núi Quảng Trị

VOV4.VOV.VN: Vùng miền núi phía Tây Quảng Trị có hệ sinh thái tự nhiên, cảnh quan phong phú, đa dạng, là vùng đất mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Vân Kiều, Pa Kô. Đây là nguồn tài nguyên quan trọng, tạo nên các sản phẩm du lịch mang tính đặc thù, có sức thu hút du khách. Để khai thác tiềm năng này, nhiều người dân là đồng bào dân tộc thiểu số đã được đào tạo làm du lịch, qua đó, đã giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống.

Du lịch lòng hồ Thác Bà ở Yên Bái
Du lịch lòng hồ Thác Bà ở Yên Bái

VOV4.VOV.VN - Mời quý vị và các bạn đến với hồ Thác Bà ở tỉnh Yên Bái, cùng chúng tôi khám phá cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, mát lành trong những ngày hè oi nóng. Đồng thời, du khách còn có cơ hội tìm hiểu thêm về cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số sống chung quanh lòng hồ Thác Bà và thưởng thức ẩm thực độc đáo của vùng đất nơi đây. (Chương trình Sắc màu Dân tộc Việt Nam ngày 5/5/2024)

Du lịch lòng hồ Thác Bà ở Yên Bái

Du lịch lòng hồ Thác Bà ở Yên Bái

VOV4.VOV.VN - Mời quý vị và các bạn đến với hồ Thác Bà ở tỉnh Yên Bái, cùng chúng tôi khám phá cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, mát lành trong những ngày hè oi nóng. Đồng thời, du khách còn có cơ hội tìm hiểu thêm về cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số sống chung quanh lòng hồ Thác Bà và thưởng thức ẩm thực độc đáo của vùng đất nơi đây. (Chương trình Sắc màu Dân tộc Việt Nam ngày 5/5/2024)

Đắk Lắk triển khai hoạt động kích cầu du lịch nội địa năm 2024
Đắk Lắk triển khai hoạt động kích cầu du lịch nội địa năm 2024

VOV4.VOV.VN - Trong mùa du lịch hè năm nay (2024), tỉnh Đắk Lắk tập trung tổ chức nhiều hoạt động kích cầu du lịch nội địa nhằm thu hút du khách đến với địa phương.

Đắk Lắk triển khai hoạt động kích cầu du lịch nội địa năm 2024

Đắk Lắk triển khai hoạt động kích cầu du lịch nội địa năm 2024

VOV4.VOV.VN - Trong mùa du lịch hè năm nay (2024), tỉnh Đắk Lắk tập trung tổ chức nhiều hoạt động kích cầu du lịch nội địa nhằm thu hút du khách đến với địa phương.

Phát triển du lịch từ văn hóa Khmer
Phát triển du lịch từ văn hóa Khmer

VOV4.VOV.VN - Đồng bào Khmer có nền văn hóa đa dạng, phong phú. Từ lễ hội, kiến trúc chùa chiền, nhạc cụ, múa dân gian cho đến trang phục truyền thống, làng nghề… Hơn thế, đồng bào bây giờ còn phát huy văn hóa độc đáo của dân tộc mình trở thành những sản phẩm du lịch, góp phần bảo tồn, lưu giữ bản sắc và quảng bá nét đẹp văn hóa riêng có.

Phát triển du lịch từ văn hóa Khmer

Phát triển du lịch từ văn hóa Khmer

VOV4.VOV.VN - Đồng bào Khmer có nền văn hóa đa dạng, phong phú. Từ lễ hội, kiến trúc chùa chiền, nhạc cụ, múa dân gian cho đến trang phục truyền thống, làng nghề… Hơn thế, đồng bào bây giờ còn phát huy văn hóa độc đáo của dân tộc mình trở thành những sản phẩm du lịch, góp phần bảo tồn, lưu giữ bản sắc và quảng bá nét đẹp văn hóa riêng có.

Bảo tồn và phát huy di sản diễn xướng Then gắn với du lịch cộng đồng
Bảo tồn và phát huy di sản diễn xướng Then gắn với du lịch cộng đồng

VOV4.VOV.VN - Tiếp chuỗi sự kiện “Ngày hội di sản then Tày Bình Liêu”. Sáng 10/5, Viện Việt Nam học và khoa học phát triển (Đại học Quốc gia Hà Nội) phối hợp huyện Bình Liêu (tỉnh Quảng Ninh) tổ chức Hội thảo “Bảo tồn và phát huy di sản diễn xướng then trong bối cảnh phát triển du lịch cộng đồng”. 

Bảo tồn và phát huy di sản diễn xướng Then gắn với du lịch cộng đồng

Bảo tồn và phát huy di sản diễn xướng Then gắn với du lịch cộng đồng

VOV4.VOV.VN - Tiếp chuỗi sự kiện “Ngày hội di sản then Tày Bình Liêu”. Sáng 10/5, Viện Việt Nam học và khoa học phát triển (Đại học Quốc gia Hà Nội) phối hợp huyện Bình Liêu (tỉnh Quảng Ninh) tổ chức Hội thảo “Bảo tồn và phát huy di sản diễn xướng then trong bối cảnh phát triển du lịch cộng đồng”. 

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC