Chị Chảo Thị Cói là người dân tộc Dao, ở thôn Bản Trung, xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai - chủ kênh Youtube nổi tiếng Coi lalin. Những clip được chị sản xuất và đăng tải trên mạng xã hội đã chạm được vào cảm xúc của nhiều người. Từ đó, những mảnh đời khó khăn ở các thôn bản vùng cao tại Bát Xát, đã được nhiều mạnh thường quân giúp đỡ.
Căn nhà xây trị giá hơn 100 triệu đồng của em Thào A Thánh, thôn Nậm Rang 2, xã Nậm Chạc là một trong số đó. Ngay sau khi câu chuyện về cuộc sống khó khăn của 2 anh em Thánh sống tạm bợ trong túp lều lụp xụp được chia sẻ lên mạng, những tấm lòng hảo tâm từ khắp bốn phương đã chung tay giúp em có một mái ấm vững chãi.
"Chị Cói cho cái giường, cái nồi, cho tiền mua gạo, xây nhà nữa. Từ khi chị Cói và mọi người giúp đỡ thì 2 anh em không vất vả như ngày xưa nữa." - Em Thào A Thánh xúc động chia sẻ.
21 căn nhà được xây mới, 2 con đường dân sinh được mở mới, hàng nghìn suất quà ý nghĩa đã đến tay những hoàn cảnh khó khăn tại các bản làng vùng cao ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Đó là những gì mà vợ chồng chị Cói làm được trong 3 năm qua. Trong hành trình kết nối yêu thương đó, đôi vợ chồng trẻ này gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại. Anh Đoàn Văn Thàn, chồng chị Cói cho biết, có lúc 2 vợ chồng khó khăn, nửa đêm không có chỗ ngủ, phải đi rong ruổi, tìm chỗ nào ngủ được thì ngủ; gặp ở đâu ăn ở đấy. Vợ chồng anh Thàn tự nhủ phải cố gắng để giúp bà con vùng cao được mái ấm, có ngôi nhà vững chắc hơn để mọi người mới phát triển kinh tế được.
Vừa làm vừa học, những clip được đôi vợ chồng 9X này sản xuất ngày càng có sức hút trên cộng đồng mạng. Những đóng góp từ các mạnh thường quân trong và ngoài nước được vợ chồng Cói chuyển đến tận tay người dân và công khai rõ ràng trên mạng:
"Các cô các bác đa phần ở nước ngoài và trong nước và các mạnh thường quân trong nước ủng hộ. Tổng số tiền được bao nhiêu em sẽ công khai từ số tiền nhỏ nhất." - Anh Thàn cho biết.
Chia sẻ thêm về niềm vui, động lực để tiếp tục sứ mệnh kết nối, lan toả yêu thương, cô gái người Dao Chảo Thị Cói này trải lòng: "Đối với vùng cao chúng em,nhiều gia đình còn khó khăn mọi mặt, cho nên khi được người giúp đỡ, thì cuộc sống của mọi người như bước sang một trang mới. Em cảm thấy rất vui khi giúp đồng bào vùng cao mình thay đổi cuộc sống.Đó cũng là động lực để em chia sẻ tiếp"./.
Viết bình luận
Tin liên quan
Làm giàu rừng bằng cây Trắc Đỏ
VOV4.VOV.VN - Vài năm gần đây, các cán bộ nhân viên Vườn quốc gia Yok Đôn (Đắk Lắk) đẩy mạnh ươm và trồng cây Trắc Đỏ để làm giàu những diện tích rừng nghèo, đồng thời cấp phát cho nhân dân vùng đệm loại cây quý nhóm IIA này,để trồng và phát triển rừng bền vững, góp phần nâng cao độ che phủ rừng, duy trì đa dạng sinh học.
Làm giàu rừng bằng cây Trắc Đỏ
VOV4.VOV.VN - Vài năm gần đây, các cán bộ nhân viên Vườn quốc gia Yok Đôn (Đắk Lắk) đẩy mạnh ươm và trồng cây Trắc Đỏ để làm giàu những diện tích rừng nghèo, đồng thời cấp phát cho nhân dân vùng đệm loại cây quý nhóm IIA này,để trồng và phát triển rừng bền vững, góp phần nâng cao độ che phủ rừng, duy trì đa dạng sinh học.
Khuổi Mạn và mong ước sớm có điện lưới quốc gia
VOV4.VOV.VN - Khuổi Mạn, xã Bằng Thành (Pác Nặm) là một trong những thôn vùng cao chưa có điện lưới quốc gia. Cuộc sống người dân nơi đây còn gặp rất nhiều khó khăn, bà con mong muốn sớm được đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn để nâng cao chất lượng cuộc sống.
Khuổi Mạn và mong ước sớm có điện lưới quốc gia
VOV4.VOV.VN - Khuổi Mạn, xã Bằng Thành (Pác Nặm) là một trong những thôn vùng cao chưa có điện lưới quốc gia. Cuộc sống người dân nơi đây còn gặp rất nhiều khó khăn, bà con mong muốn sớm được đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn để nâng cao chất lượng cuộc sống.
Điện Biên: Khai thác vốn văn hóa đặc sắc, thúc đẩy phát triển du lịch
VOV4.VOV.VN - Điện Biên có 19 dân tộc anh em chung sống. Những năm qua, cùng với phát huy thế mạnh du lịch lịch sử, tỉnh đã chú trọng phát triển du lịch văn hóa, sinh thái, với cách làm đa dạng,góp phần vừa bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc, vừa tạo thêm sinh kế cho người dân.
Điện Biên: Khai thác vốn văn hóa đặc sắc, thúc đẩy phát triển du lịch
VOV4.VOV.VN - Điện Biên có 19 dân tộc anh em chung sống. Những năm qua, cùng với phát huy thế mạnh du lịch lịch sử, tỉnh đã chú trọng phát triển du lịch văn hóa, sinh thái, với cách làm đa dạng,góp phần vừa bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc, vừa tạo thêm sinh kế cho người dân.