Ông Nguyễn Văn Huân, Tổng Giám đốc Khu du lịch cầu kính Rồng Mây khẳng định, không có chuyện cầu kính bị nứt, mà tấm kính đó do đơn vị tạo hiệu ứng cảm giác mạnh lớp trên cùng, còn 2 lớp kính phía dưới vẫn an toàn. Toàn bộ kính sử dụng tại cây cầu đều được nhập từ Mỹ và có đủ các chứng nhận theo tiêu chuẩn Châu Âu.
Loại kính được sử dụng trên cầu bao gồm 3 lớp kính 1,2 cm và ép bởi 4 lớp film chống đạn. Tổng chiều dày của kính là 4,2 cm. Tấm kính nứt là duy nhất, đã được đơn vị tác động lực có chủ đích gây nứt toàn bộ bề mặt và vụn ở đầu góc.
Sau khi đưa vào sử dụng, đến nay, cầu kính Rồng Mây đã đón khoảng 160 nghìn lượt khách.
Sau khi kiểm tra, Đoàn kiểm tra đã sơ bộ thống nhất với đơn vị di chuyển tấm kính nứt góc vào trong chân cầu, thời hạn di chuyển trong 10 ngày. Trong thời gian chờ đợi lực lượng kỹ thuật chuyên môn di chuyển, tấm kính nứt góc tạo cảm giác mạnh sẽ được căng dây tạm ngừng phục vụ và có nhân viên trực hướng dẫn du khách. Sau khi đưa tấm kính vào trong chân cầu, khu vực tạo hiệu ứng cảm giác mạnh sẽ được hoạt động trở lại để phục vụ du khách.
Cầu kính Rồng Mây là cây cầu cao nhất Việt Nam khi nằm ở độ cao hơn 2.200m so với mặt nước biển.
Cầu kính Rồng Mây là cây cầu kính cao nhất Việt Nam, nằm ở độ cao 2.200m so với mực nước biển, thuộc Khu du lịch cầu kính Rồng Mây, ở xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu; cách thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai khoảng 17km và cách trung tâm huyện Tam Đường (tỉnh Lai Châu) khoảng 30km. Cây cầu được đưa vào hoạt động từ năm 2019, gồm hạng mục thang máy lồng kính cao 300m; cầu dài hơn 500m và vươn ra vách núi 60m./.
Khắc Kiên/VOV Tây Bắc
Viết bình luận