Nhờ các chương trình, chính sách dân tộc, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc Khmer tiếp tục được giữ gìn và phát huy
Thứ ba, 14:35, 25/06/2024 Thạch Hồng/VOV ĐBSCL Thạch Hồng/VOV ĐBSCL
VOV4.VOV.VN - Huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng có trên 28% đồng bào dân tộc thiểu số. Xác định công tác chăm lo cho đời sống đồng bào là nhiệm vụ quan trọng, song hành cùng phát triển kinh tế, những năm qua, chính quyền huyện Long Phú đã triển khai kịp thời các chính sách dân tộc, từng bước giảm hộ nghèo dân tộc thiểu số.

 

 

Gia đình chị Sơn Thị Kim Sang, ở ấp Tân Lịch, xã Tân Hưng là hộ nghèo. Khi ra ở riêng được gia đình cho nền nhà, 2 vợ chồng dựng tạm căn nhà lá để che nắng, che mưa. Dù cố gắng làm thuê, dành dụm gần 10 năm nay mà vẫn không đủ tiền xây căn nhà kiên cố.

Khi được nhà nước hỗ trợ căn nhà mới theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vợ chồng chị Sang rất vui mừng, phấn khởi. Căn nhà là mơ ước bao năm nay, giờ đã trở thành hiện thực.

Sau khi hỗ trợ nhà, địa phương còn xét hỗ trợ 200 con gà giống để gia đình chị Sang phát triển chăn nuôi, nhờ đó, cuộc sống gia đình chị đỡ vất vả, có thêm điều kiện để chăm lo cho các con học tập. 

        "Nhà này được nhà nước cấp cho 44 triệu, em thêm 6 triệu nữa để đủ 50 triệu cho thợ làm. Cho nhà, 2 vợ chồng em mừng quá trời luôn"

                         - Sơn Thị Kim Sang, ấp Tân Lịch

Còn gia đình chị Dương Thị Hồng Vàng, ở ấp Nước mặn 1, xã Long Phú thuộc diện hộ nghèo, gia đình không đất sản xuất, chị thì đi làm công nhân cho một công ty ở thành phố Sóc Trăng, chồng làm thuê cho bà con ở địa phương và nuôi 3 con nhỏ.

Nhiều năm nay, gia đình sống trong căn nhà đã xuống cấp, thấy hoàn cảnh gia đình khó khăn, chính quyền xã Long Phú xem xét xây dựng nhà từ Dự án số 01 về giải quyết nhà ở, thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Hiện ngôi nhà đã hoàn thành. Chị Dương Thị Hồng Vàng, phấn khởi "Nhà nước cho nhà, em cám ơn, rồi cho bồn nước nữa. Có nhà rồi, vợ chồng em càng cố gắng làm ăn, vươn lên thoát nghèo. Em cảm ơn Nhà nước, Chính quyền địa phương đã giúp đỡ cho em".

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 đến nay đã triển khai trên địa bàn huyện Long Phú với kinh phí thực hiện gần 66 tỷ đồng. Huyện đã tập trung đầu tư hỗ trợ nhà ở cho 284 hộ, chuyển đổi nghề cho 395 hộ, nước sinh hoạt phân tán 92 hộ, xây dựng 27 công trình giao thông nông thôn tại các xã, ấp đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số; duy tu, sửa chữa 10 công trình giao thông.

Như tuyến đường giao thông ở ấp Tân Quy B, xã Tân Hưng, trước đây còn một đoạn là lộ đất. Năm 2022, nhờ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 – 2025 hỗ trợ đầu tư mà tuyến đường gần 1km đã được bê tông hóa hoàn toàn, tạo sự thuận lợi trong việc đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân. Ông Sơn Phương, người dân ở ấp Tân Quy B, chia sẻ, trước đây thì đường này là lộ đất, bà con, học sinh đi lại khó khăn.

 "Tới tháng 11 năm 2022 thì được trên đầu tư lộ 2,5m, bà con rất hoan nghênh. Có chủ trương làm lộ thì bà con rất phấn khởi, hiến đất, chặt cây cối, hoa màu làm lộ. Hướng tới thực hiện nông thôn mới, vận động bà con trồng hoa 2 bên lề lộ, làm hàng rào, cột cờ, đèn chiếu sáng".

                                                  - Sơn Phương, ấp Tân Quy B

Huyện Long Phú còn xây dựng 9 dự án hỗ trợ đa dạng hóa sinh kế cộng đồng, chủ yếu là mô hình chăn nuôi bò sinh sản. Để các mô hình phát huy hiệu quả, các địa phương đã phối hợp với ngành chuyên môn tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn cách chăm sóc cộng với ý chí cần cù, siêng năng và chịu khó của bà con nên các mô hình đều mang lại kết quả tích cực, giúp cải thiện đời sống.

Ngoài ra, từ nguồn vốn Chương trình MTQG, huyện Long Phú mở được 47 lớp đào tạo nghề với 846 người theo học lớp kết cườm, bó chổi, chăn nuôi bò, nuôi gà, nuôi ếch, đan giỏ nilon, nuôi ong mật...Lao động sau khi được đào tạo học nghề có việc làm ổn định đạt trên 95%.

Nhiều mô hình dạy nghề có hiệu quả như mô hình đan đát hàng thủ công mỹ nghệ bằng dây lục bình xã Hậu Thạnh và kết cườm xã Trường Khánh. Đa số sau khi được đào tạo nghề, bà con đều nhận nguyên liệu về nhà, tranh thủ lúc nhàn rỗi để gia công, kiếm thêm thu nhập, trang trải cuộc sống gia đình... từ đó, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều thay đổi tích cực, góp phần rất quan trọng trong công tác giảm nghèo hàng năm.

Năm 2023, tổng số hộ nghèo trên địa bàn huyện Long Phú chỉ còn hơn 1.200 hộ, chiếm tỷ lệ 4,53%.

Ông Lê Thanh Phương, Phó Chủ tịch UBND huyện Long Phú nhấn mạnh, từ những kết quả đạt được đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số, diện mạo nông thôn mới vùng đồng bào dân tộc ngày càng được đổi mới; công tác phát triển văn hóa, giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho đồng bào được chú trọng, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc Khmer tiếp tục được giữ gìn và phát huy; khối đại đoàn kết giữa các dân tộc trên địa bàn huyện không ngừng được củng cố và tăng cường; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của huyện luôn được giữ vững. 

Việc triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia, chính sách dân tộc đã góp phần làm cho bộ mặt nông thôn huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng ngày càng khởi sắc, hạ tầng kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số được cải thiện, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào ngày càng được nâng cao./.

Thạch Hồng/VOV ĐBSCL

Viết bình luận

Tin liên quan

Sóc Trăng: Nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn giá trị văn hóa Khmer
Sóc Trăng: Nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn giá trị văn hóa Khmer

VOV4.VOV.VN - Những năm qua, tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện tốt các chương trình, chính sách liên quan đến công tác bảo tồn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hoá đặc trưng của đồng bào Khmer. Đặc biệt, việc thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I từ năm 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã hỗ trợ nguồn lực quan trọng cho công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào gắn với phát triển du lịch.

Sóc Trăng: Nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn giá trị văn hóa Khmer

Sóc Trăng: Nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn giá trị văn hóa Khmer

VOV4.VOV.VN - Những năm qua, tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện tốt các chương trình, chính sách liên quan đến công tác bảo tồn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hoá đặc trưng của đồng bào Khmer. Đặc biệt, việc thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I từ năm 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã hỗ trợ nguồn lực quan trọng cho công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào gắn với phát triển du lịch.

Hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Sóc Trăng
Hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Sóc Trăng

VOV4.VOV.VN - Thực hiện công tác đào tạo nghề cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp, thời gian qua huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng đã tăng cường mở các lớp dạy nghề, mang lại những kết quả tích cực.

Hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Sóc Trăng

Hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Sóc Trăng

VOV4.VOV.VN - Thực hiện công tác đào tạo nghề cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp, thời gian qua huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng đã tăng cường mở các lớp dạy nghề, mang lại những kết quả tích cực.

Sóc Trăng phát động Cuộc thi tìm hiểu Chuyên đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Sóc Trăng phát động Cuộc thi tìm hiểu Chuyên đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

VOV4.VOV.VN - Sáng 17/5, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sóc Trăng tổ chức lễ phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Chuyên đề năm 2024 Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Sóc Trăng phát động Cuộc thi tìm hiểu Chuyên đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Sóc Trăng phát động Cuộc thi tìm hiểu Chuyên đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

VOV4.VOV.VN - Sáng 17/5, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sóc Trăng tổ chức lễ phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Chuyên đề năm 2024 Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC