Phát huy vai trò đảng viên, người uy tín trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia
Thứ sáu, 15:19, 31/05/2024 Thanh Thắng/VOV-Miền Trung Thanh Thắng/VOV-Miền Trung
VOV4.VOV.VN - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, thời gian qua, đảng viên, người có uy tín ở nhiều huyện miền núi tỉnh Bình Định đã tăng cường tuyên truyền bằng nhiều hình thức, giúp người dân hiểu hơn về vai trò, ý nghĩa của chương trình này.

 

Khi tiếng cồng chiêng ở Nhà Văn hóa thôn M6, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định vang lên cũng là lúc đội cồng chiêng của làng này tụ hội. Đội cồng chiêng thôn M6 có đủ thành phần, cả người già lẫn người trẻ đồng bào Ba Na.

Hiện nay, thôn M6, xã Vĩnh Hòa đang thực hiện Dự án 6 về Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Thôn M6 tập trung bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào mình, nổi bật là phát triển văn hóa cồng chiêng gắn với các điệu múa xoang truyền thống của người Ba Na. Mỗi tháng, sau buổi họp, những người có uy tín ở thôn M6 lại tập họp thanh niên trong thôn để truyền dạy cách đánh cồng chiêng. 

Ông Y Khoa, 69 tuổi, người dân tộc Ba Na ở thôn M6, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Thạnh là đảng viên có nhiều uy tín tại địa phương này. Theo ông Y Khoa, với dân làng M6, tiếng cồng chiêng vang lên là tín hiệu bình yên, không gian giao kết thần linh với cộng đồng. 


“Chúng tôi luôn giữ gìn và bảo tồn về bản sắc văn hóa dân tộc của chúng ta nhất là hội cồng chiêng, nhạc cụ dân gian của dân tộc. Muốn  phát huy được văn hóa truyền thống thì các cụ, già làng uy tín phải có trách nhiệm tuyên truyền, vận động thế hệ trẻ. Các ngày hội, ngày lễ thì phải tổ chức đánh cồng chiêng. Những người biết phải trực tiếp hướng dẫn, làm tốt vấn đề phát huy bản sắc dân tộc của chúng ta” - Y Khoa.


Thôn M6, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Thạnh có khoảng 60% là đồng bào Ba Na, đời sống bà con chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, thời gian qua huyện Vĩnh Thạnh đã hỗ trợ sinh kế hộ gia đình, hỗ trợ máy móc cho một số hộ dân.

Ông Đinh Văn Hảo, Trưởng thôn M6, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Thạnh cho biết, để văn hóa của người Ba Na được gìn giữ, mỗi đảng viên phải gương mẫu tuyên truyền, vận động bà con gìn giữ nét đẹp truyền thống của đồng bào mình. Mỗi tháng, sau các buổi họp quân dân chính ở nhà văn hóa thôn M6, đội văn hóa cồng chiêng sẽ hướng dẫn cho người dân cách đánh cồng chiêng. Ông Hảo cho biết thêm, đảng viên, người có uy tín tiên phong tập luyện với đoàn viên, thanh niên, hướng dẫn lớp trẻ noi theo những người đi trước.

“Mỗi lần họp dân, lúc nào cũng luôn tuyên truyền nhắc nhở bà con nhân dân phải phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương mình. Với trách nhiệm đảng viên thì bản thân tôi cũng như những người trong làng kết hợp vào trực tiếp từng hộ gia đình tuyên truyền vận động bà con, những vấn đề nào bà con chưa hiểu được thì chúng tôi giải thích bà con năm rõ về tình hình cũng như vấn đề tảo hôn” - Đinh Văn Hảo

Huyện miền núi Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định là địa phương thực hiện tốt các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Qua chương trình này, đời sống vật chất, tinh thần đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư, lĩnh vực giáo dục đào tạo đạt nhiều kết quả tích cực, công tác chăm sóc sức khỏe đồng bào ngày càng tốt hơn; bản sắc văn hóa các dân tộc được bảo tồn và phát huy...

Ông Đinh Tiêu, Trưởng phòng Dân tộc huyện miền núi Vĩnh Thạnh cho biết, trên địa bàn huyện có 31 người có uy tín. Người có uy tín đã đóng góp rất lớn trong cuộc vận động bà con chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Đây cũng là “cánh tay nối dài” trong việc hòa giải, xử lý các vấn đề mâu thuẫn, tranh chấp đất đai của người dân ở địa phương. Theo ông Đinh Tiêu, những người có uy tín đã cùng chính quyền vận động bà con hiến đất để xây dựng đường.


           “Khi thực hiện chương trình vùng đồng bào dân tộc thiểu số, cả hệ thống chính trị cùng triển khai thực hiện. Người có uy tín, đảng viên đi đầu trong công tác tuyên truyền vận động như về vấn đề tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa vùng đồng bào dân thiểu số cũng như vận động bà con tham gia các dự án sản xuất. Người có uy tín, bí thư chi bộ, thôn trưởng đã giúp cấp xã, Ban Chỉ đạo cấp huyện triển khai tổ chức thực hiện sát với cơ sở, tổ chức thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số” - Đinh Tiêu.


Huyện Hoài Ân có 3 xã vùng cao Ðak Mang, Bok Tới, Ân Sơn là nơi sinh sống của đại đa số đồng bào dân tộc thiểu số Ba Na, H'rê. Giai đoạn 2021-2025, huyện Hoài Ân thực hiện Dự án Quy hoạch, sắp xếp ổn định dân cư ở một số xã vùng cao này. Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, huyện Hoài Ân đã xây dựng hoàn thành khu dân cư làng T6 (làng mới Đak Bok), xã Đak Mang. Khu dân cư này nằm trong Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Dự án này được khởi công từ năm 2022, đến nay cơ bản hoàn thành và chuẩn bị bàn giao cho UBND xã Đak Mang bố trí tái định cư cho người dân. 

Ông Nguyễn Xuân Phong, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Ân khẳng định, việc xây dựng khu dân cư làng Đak Bok,  Đak Mang góp phần giải quyết nhu cầu đất ở cho bà con, sớm ổn định cuộc sống. “Thực tế đóng góp của những người có uy tín trong cộng đồng dân cư thể hiện rất rõ nét thông qua việc triển khai các chương trình phát triển kinh tế xã hội và trong những chương trình giảm nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đó là kênh cầu nối để Đảng, Nhà nước và bộ máy chính quyền địa phương tiếp xúc với người dân. Thông qua những người này, những vấn đề khó của địa phương sẽ được những người có uy tháo gỡ cùng với sự tham gia của các cơ quan chính quyền” - Nguyễn Xuân Phong.

Hàng năm, Ban Dân tộc tỉnh Bình Định tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật dành cho những người có uy tín. Ông Đinh Văn Lung, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Định cho biết: UBND các huyện cũng chủ động cung cấp thông tin, phổ biến giáo dục pháp luật cho người có uy tín, kỹ năng công tác tuyên truyền cho người uy tín./.


          "Hiện tỉnh Bình Định có 21 xã thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Vai trò của người có uy tín tham gia tuyên truyền vận động đồng bào dân tộc là rất lớn. Các bác rất nhiệt tình, tích cực. Khi Ban Dân tộc tỉnh Bình Định hoặc các ngành đi tuyên truyền ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì các bác đều có mặt, tiếp thu, tiếp cận được chương trình, nội dung, nhất là trong 10 dự án và các tiểu dự án và nội dung thành phần" - Đinh Văn Lung. 


          

Thanh Thắng/VOV-Miền Trung

Viết bình luận

Tin liên quan

Nhiều ý kiến đồng thuận với đề xuất của Chính phủ về Chương trình mục tiêu quốc gia 1719
Nhiều ý kiến đồng thuận với đề xuất của Chính phủ về Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

VOV4.VOV.VN - Thảo luận tại tổ chiều 25/5 về Báo cáo về Đề nghị của Chính phủ Điều chỉnh chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình 1719), các đại biểu Quốc hội đã đóng góp ý kiến làm rõ hơn về nhiều vấn đề liên quan đến nội dung này. Thông tin chi tiết có trông Chương trình Dân tộc và phát triển VOV1 phát sóng ngày 27/5. Quý vị cũng có thể nghe lại chương trình qua đường link dưới đây.

Nhiều ý kiến đồng thuận với đề xuất của Chính phủ về Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Nhiều ý kiến đồng thuận với đề xuất của Chính phủ về Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

VOV4.VOV.VN - Thảo luận tại tổ chiều 25/5 về Báo cáo về Đề nghị của Chính phủ Điều chỉnh chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình 1719), các đại biểu Quốc hội đã đóng góp ý kiến làm rõ hơn về nhiều vấn đề liên quan đến nội dung này. Thông tin chi tiết có trông Chương trình Dân tộc và phát triển VOV1 phát sóng ngày 27/5. Quý vị cũng có thể nghe lại chương trình qua đường link dưới đây.

Tạo sinh kế cho đồng bào Chứt từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719
Tạo sinh kế cho đồng bào Chứt từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719

VOV4.VOV.VN - Trọng hóa (huyện Minh Hóa) là xã vùng biên của tỉnh Quảng Bình, có gần 100% đồng bào Chứt sinh sống. Từ nguồn đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS, miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn 1: 2021-2025 ( gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), nhiều mô hình sinh kế cho đồng bào đã và đang được triển khai với mục tiêu giúp đồng bào thoát nghèo bền vững.

Tạo sinh kế cho đồng bào Chứt từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719

Tạo sinh kế cho đồng bào Chứt từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719

VOV4.VOV.VN - Trọng hóa (huyện Minh Hóa) là xã vùng biên của tỉnh Quảng Bình, có gần 100% đồng bào Chứt sinh sống. Từ nguồn đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS, miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn 1: 2021-2025 ( gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), nhiều mô hình sinh kế cho đồng bào đã và đang được triển khai với mục tiêu giúp đồng bào thoát nghèo bền vững.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC