Phát biểu khai mạc Hội thảo, bà Hà Thị Nga - UVTW Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội LHPN VN cho biết: Cách đây 4 năm, năm 2019, Ban Dân vận TW, Hội LHPN Việt Nam đã phối hợp với các tỉnh, thành ủy tổ chức đánh giá 1 năm thực hiện Chỉ thị 21-CT/TW của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới gắn với triển khai Chỉ thị 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tại 03 khu vực Tây Nguyên, Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Hội thảo đã nhận được sự cam kết mạnh mẽ của các tỉnh, thành ủy các khu vực trong việc tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự phối hợp của các cấp chính quyền đối với công tác phụ nữ, trong đó có công tác cán bộ nữ.
Với những cam kết đó, Phụ nữ ngày càng tham gia sâu rộng trên mọi lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội và khẳng định được vai trò, vị thế, đóng góp vào sự phát triển chung của địa phương, đất nước.
Về công tác cán bộ nữ nói chung và cán bộ nữ người dân tộc thiểu số nói riêng, trong 5 năm qua đã tăng về số lượng và chất lượng, được trẻ hóa, trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cơ bản đáp ứng yêu cầu. Ở khu vực có đông đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ cán bộ nữ là người dân tộc thiểu số trong tổng số cán bộ nữ khá cao, thậm chí cao nhất so với cả nước. Tỷ lệ nữ cấp ủy, nữ chủ chốt Hội đồng nhân dân các cấp, nữ bí thư, phó bí thư tăng hơn nhiệm kỳ trước. Nhiều tỉnh được ghi nhận vị trí “nhất” của cả nước như Tuyên Quang cao nhất về tỷ lệ nữ cấp ủy tỉnh; Ninh Bình và Cao Bằng cao nhất về tỷ lệ nữ cấp ủy cấp huyện; Thành phố Hải Phòng cao nhất về cấp ủy cấp cơ sở; Hòa Bình cao nhất về tỷ lệ cấp ủy viên nữ là người dân tộc thiểu số…
Nhiều thách thức với công tác phụ nữ và việc thực hiện chính sách đối với các nhóm phụ nữ đặc thù
Báo cáo tổng quan tình hình thực hiện công tác phụ nữ, đặc biệt là việc thực hiện chính sách đối với các nhóm phụ nữ đặc thù trong khu vực, bà Tôn Ngọc Hạnh, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, khẳng định: Trong những năm qua, Đảng đoàn, Đoàn Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam đã tổ chức thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác phụ nữ. Trong đó, chỉ đạo Hội LHPN các tỉnh, thành giám sát thực hiện tốt chính sách, pháp luật về phụ nữ, lao động nữ, cán bộ nữ; chính sách đặc thù hỗ trợ phụ nữ nghèo, phụ nữ dân tộc thiểu số, phụ nữ vùng khó khăn, biên giới, hải đảo, phụ nữ khuyết tật, đơn thân.
Để đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới, Hội chủ động phối hợp tổ chức các hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ nữ, nữ dân tộc thiểu số, đồng thời, đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới; chỉ đạo Hội LHPN các cấp trong việc tham mưu, giới thiệu, tạo nguồn cán bộ nữ, nữ dân tộc thiểu số, giới thiệu phát triển đảng viên nữ và thường xuyên tổ chức các hoạt động gặp gỡ, biểu dương hội viên, phụ nữ tiêu biểu trong các lĩnh vực.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phụ nữ tại các địa phương vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Số lượng lao động nữ trong cơ quan hành chính, cơ quan của Đảng, tổ chức chính trị - xã hội chưa cao, tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy và lãnh đạo còn thấp; tỷ lệ phụ nữ dân tộc thiểu số là lãnh đạo chủ chốt chưa tương xứng với lực lượng cán bộ công chức nữ.
Theo đó, Phó Chủ tịch Tôn Ngọc Hạnh nêu ra những vấn đề, thách thức với công tác phụ nữ và việc thực hiện chính sách đối với các nhóm phụ nữ đặc thù hiện nay. Cụ thể như: Những biến đổi của tình hình thế giới và trong nước tiếp tục tác động đa chiều, khó lường đến phụ nữ và công tác phụ nữ, như sự phát triển công nghệ tác động tới việc làm của lao động nữ; biến đổi khí hậu, thiên tai, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và sinh kế của người dân; di cư lao động tăng tiềm ẩn nhiều hệ lụy tiêu cực tác động đến hôn nhân, gia đình; tình hình tội phạm liên quan đến phụ nữ, trẻ em ngày càng phức tạp, đa dạng, tinh vi; tình trạng bạo lực gia đình, xâm hại tình dục phụ nữ, trẻ em ngày càng gia tăng, nghiêm trọng; vấn nạn tảo hôn, phụ nữ bị mua bán, phụ nữ lấy chồng nước ngoài vì mục đích kinh tế vẫn diễn biến phức tạp… Điều đó đòi hỏi công tác phụ nữ cần những nội dung và phương pháp mới nào để nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác vận động phụ nữ.
Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại định kiến giới và phân biệt đối xử về giới đối với phụ nữ và trẻ em gái; cấp ủy, chính quyền địa phương có lúc, có nơi chưa quan tâm đúng mức đối với công tác phụ nữ, thiếu sự quan tâm, phối hợp tạo điều kiện để thực hiện hiệu quả, đồng bộ các chủ trương, chính sách chung đối với phụ nữ và công tác phụ nữ.
Đồng thời, các chính sách cho nhóm phụ nữ đặc thù hiện nay còn ít, chủ yếu nằm trong các chính sách chung. Theo Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, cần tăng cường cơ hội cho các nhóm nữ yếu thế được tiếp cận và thụ hưởng các chính sách cụ thể, phù hợp và thuận lợi. Trong đó, cần bổ sung chính sách nào dành riêng cho phụ nữ cao tuổi trong bối cảnh tuổi thọ của phụ nữ cao hơn; Nhóm phụ nữ di cư cần có chính sách đặc thù nào trong lĩnh vực kinh tế - lao động - việc làm, vì họ đang thiếu cơ hội tiếp cận việc làm bền vững; Nhóm phụ nữ dân tộc thiểu số cần chính sách bổ sung nhằm tăng cường tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ giáo dục và đào tạo nghề để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Dịch vụ y tế chăm sóc sức khoẻ; Dịch vụ hỗ trợ việc làm và các tiện ích xã hội…
Tại hội thảo, các đại biểu của các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Lạng Sơn… chia sẻ những khó khăn trong tình hình thực hiện công tác phụ nữ và việc thực hiện chính sách đối với các nhóm phụ nữ đặc thù tại các địa phương, đồng thời kiến nghị: Cùng với đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cần tiếp tục đề xuất để hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế, chính sách hỗ trợ đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, đặc biệt là chính sách đối với các nhóm phụ nữ đặc thù; việc hỗ trợ cần tập trung, tránh dàn trải, phân tán, thiếu nguồn lực thực hiện.
Theo ông Lưu Minh Quân, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban dân vận Tỉnh ủy Sơn La, tỉnh sẽ tập trung chỉ đạo trong thời gian tới, nhằm phối hợp triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình MTQG; Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của Trung ương cũng như khả năng cân đối của địa phương để nâng cao đời sống, vật chất tinh thần cho người dân; giải quyết kịp thời các vấn đề liên quan đến bạo lực; Phát huy vai trò tiềm năng trí tuệ của chị em phụ nữ để đóng góp vào nhiệm vụ chung của tỉnh.
Cùng với nâng cao năng lực, phát huy vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia ứng cử, vận động bầu cử vào cấp ủy, HĐND, chính quyền địa phương các cấp, các ban ngành liên quan cũng cần quan tâm hơn tới việc trang bị kiến thức về bình đẳng giới, kỹ năng thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị, trưởng thôn, bản, người có uy tín và các tổ chức đoàn thể quần chúng thôn, bản, phát huy các mạng lưới cộng đồng về phòng, chống bạo lực gia đình đã và đang được triển khai bao gồm các mô hình, câu lạc bộ, địa chỉ tin cậy hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình.Đồng thời tăng cường vai trò, trách nhiệm và nâng cao hoạt động của Hội LHPN cấp tỉnh trong quá trình phát triển các mô hình kinh tế, HTX do phụ nữ làm chủ; Hỗ trợ phụ nữ tiếp cận và sử dụng các nguồn tín dụng chính thức để giảm nghèo và phát triển kinh tế…
Ông Phạm Tất Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương, khẳng định: Đến nay, công tác phụ nữ của cả nước nói chung và tại các tỉnh trong khu vực nói riêng đã đạt được nhiều kết quả vượt bậc, nhất là trong giải quyết các vấn đề lao động, việc làm, phúc lợi xã hội có liên quan đến phụ nữ và công tác cán bộ nữ; trong đó, tổ chức Hội đang ngày càng khẳng định vai trò và những đóng góp quan trọng trong việc chăm lo, bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, trẻ em bằng những hoạt động rất cụ thể nhưng có sức ảnh hưởng và tạo sự lan tỏa rất tốt.
Ông Phạm Tất Thắng bày tỏ sự đồng tình với những vấn đề đặt ra cho công tác phụ nữ trong khu vực hiện nay, như tình trạng phụ nữ mù chữ, tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống ở miền núi; vấn đề bạo lực gia đình; tình trạng di cư lao động nữ, việc gìn giữ bản sắc văn hóa và truyền thống…
Để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều hơn, chủ động hơn, đóng góp ngày càng lớn hơn cho sự phát triển của gia đình, cộng đồng, đất nước và thực hiện bình đẳng giới, ông Phạm Tất Thắng khẳng định: "Chúng ta phải triệt để quán triệt quan điểm của Đảng đã được nêu tại Nghị quyết số 11 về công tác phụ nữ", đồng thời đề nghị đại diện lãnh đạo Ban Dân vận các tỉnh, thành cần theo sát và đánh giá đúng tình hình nhân dân, tình hình phụ nữ ở địa phương, xác định cụ thể các vấn đề liên quan đến phụ nữ, đến công tác phụ nữ tại địa bàn. Trên cơ sở đó, có những tham mưu cụ thể cho cấp ủy trong việc xác định các cơ chế ưu tiên của địa phương, để tổ chức thực hiện thật tốt các chủ trương, chính sách hiện có, đối với các nhóm phụ nữ đặc thù, khó khăn.
Viết bình luận
Tin liên quan
Phụ nữ DTTS ở Bình Liêu làm du lịch
VOV4.VN - Những người phụ nữ vùng cao ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) không chỉ biết làm kinh tế mà còn biết tận dụng lợi thế về điều kiện tự nhiên, bản sắc văn hóa để phát triển loại hình du lịch sinh thái gắn với văn hóa cộng đồng.
Phụ nữ DTTS ở Bình Liêu làm du lịch
VOV4.VN - Những người phụ nữ vùng cao ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) không chỉ biết làm kinh tế mà còn biết tận dụng lợi thế về điều kiện tự nhiên, bản sắc văn hóa để phát triển loại hình du lịch sinh thái gắn với văn hóa cộng đồng.
Phụ nữ DTTS khẳng định vai trò trong gia đình và xã hội
VOV4.VN - Trong những năm gần đây, nhờ các chính sách, dự án và việc tuyên truyền vận động, phụ nữ dân tộc thiểu số đã dần vươn lên khẳng định vai trò trong gia đình và xã hội. (Chương trình Dân tộc và Phát triển ngày 8/3/2022)
Phụ nữ DTTS khẳng định vai trò trong gia đình và xã hội
VOV4.VN - Trong những năm gần đây, nhờ các chính sách, dự án và việc tuyên truyền vận động, phụ nữ dân tộc thiểu số đã dần vươn lên khẳng định vai trò trong gia đình và xã hội. (Chương trình Dân tộc và Phát triển ngày 8/3/2022)
Nét đẹp khăn đội đầu của phụ nữ Sán Dìu ở Thái Nguyên
VOV4.VOV.VN - Nữ phục truyền thống của người Sán Dìu gồm: Áo dài ngang đầu gối, áo ngắn mặc bên trong, ngực đeo yếm trắng, váy xẻ nhiều lớp và xà cạp trắng. Đặc biệt không thể thiếu, chính là chiếc khăn đội đầu. Chiếc khăn tô điểm cho bộ phục trang của người phụ nữ Sán Dìu, làm cho bộ trang phục thêm phần nhẹ nhàng, nền nã. (Chương trình Tìm hiểu các dân tộc Việt Nam ngày 17/7/2023)
Nét đẹp khăn đội đầu của phụ nữ Sán Dìu ở Thái Nguyên
VOV4.VOV.VN - Nữ phục truyền thống của người Sán Dìu gồm: Áo dài ngang đầu gối, áo ngắn mặc bên trong, ngực đeo yếm trắng, váy xẻ nhiều lớp và xà cạp trắng. Đặc biệt không thể thiếu, chính là chiếc khăn đội đầu. Chiếc khăn tô điểm cho bộ phục trang của người phụ nữ Sán Dìu, làm cho bộ trang phục thêm phần nhẹ nhàng, nền nã. (Chương trình Tìm hiểu các dân tộc Việt Nam ngày 17/7/2023)
Họp mặt Phụ nữ Chăm nhân dịp Tết Raya Idil Adha 2023
VOV4.VOV.VN - Sáng 27/6, Hội Liên hiệp Phụ nữ TPHCM tổ chức họp mặt hội viên, phụ nữ đồng bào dân tộc Chăm Islam ở thành phố, nhân Đại lễ Raya Idil Adha năm 2023 (Hồi lịch 1443). Đây cũng là dịp để các hội viên, phụ nữ đồng bào dân tộc Chăm được giao lưu, gặp gỡ, chia sẻ tâm tình và chúc nhau nhân ngày Tết truyền thống của đồng bào Chăm.
Họp mặt Phụ nữ Chăm nhân dịp Tết Raya Idil Adha 2023
VOV4.VOV.VN - Sáng 27/6, Hội Liên hiệp Phụ nữ TPHCM tổ chức họp mặt hội viên, phụ nữ đồng bào dân tộc Chăm Islam ở thành phố, nhân Đại lễ Raya Idil Adha năm 2023 (Hồi lịch 1443). Đây cũng là dịp để các hội viên, phụ nữ đồng bào dân tộc Chăm được giao lưu, gặp gỡ, chia sẻ tâm tình và chúc nhau nhân ngày Tết truyền thống của đồng bào Chăm.
Nữ Đảng viên người Dao- 20 năm dẫn lối khai hoang
VOV4.VOV.VN - Thắng, tỉnh Lào Cai có dấu ấn đậm nét của nữ đảng viên Đặng Thị Dẩn - người tiên phong khai hoang, mở lối thoát nghèo cho vùng đất này.
Nữ Đảng viên người Dao- 20 năm dẫn lối khai hoang
VOV4.VOV.VN - Thắng, tỉnh Lào Cai có dấu ấn đậm nét của nữ đảng viên Đặng Thị Dẩn - người tiên phong khai hoang, mở lối thoát nghèo cho vùng đất này.